Đối với những người hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh thì mỗi một tác phẩm mà họ tham gia với vai trò là diễn viên, biên kịch, đạo diễn hoặc nhà sản xuất,…nếu nhận được sự yêu thích của khán giả đó chính là niềm vui lớn nhất. Ngoài ra trong sự nghiệp làm điện ảnh, ai cũng mong muốn mình nhận được những giải thưởng điện ảnh danh giá nhất. Những giải thưởng này chính là sự công nhận của toàn xã hội đối với một tác phẩm điện ảnh. Hàng năm trên thế giới có rất nhiều chương trình giải thưởng điện ảnh lớn được tổ chức. Hãy cùng tìm hiểu xem các giải thưởng điện ảnh lớn và danh giá nhất thế giới là gì?
Nội dung chính
- 1. Giải thưởng Oscar
- 2. Giải thưởng Quả cầu Vàng
- 3. Giải thưởng Cành cọ Vàng
- 4. Giải thưởng Sư tử Vàng
- 5. Giải thưởng Grand Jury Prize
- 6. Giải thưởng Sư tử vàng
- 7. Giải thưởng Con gấu Vàng
- Video liên quan
1. Giải thưởng Oscar
Giải thưởng Oscar hay còn gọi là Academy Awards được Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh tổ chức lần đầu tiên vào năm 1929. Đây có lẽ là giải thưởng danh giá nhất mà bất cứ ai hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh cũng đều mong muốn nhận được. Những người đạt giải Oscar sẽ được trao tặng một bức tượng hiệp sĩ cầm gươm đứng trên cuộn phim vươn ra như năm cánh hoa. Mỗi cánh hoa biểu trưng cho các phần quan trọng của một tác phẩm điện ảnh đó là: diễn viên, biên kịch, đạo diễn, nhà sản xuất, kỹ thuật viên. Bức tượng này được làm bằng kim loại britannium mạ vàng với đế kim loại đen. Giải thưởng Oscar được tổ chức vào quý thứ nhất của mỗi năm và được trực tiếp tại hơn 200 quốc gia khác nhau để vinh danh các tác phẩm của năm trước đó.
2. Giải thưởng Quả cầu Vàng
Giải thưởng Quả cầu Vàng hay còn được gọi là Golden Globe Awards được Hiệp hội báo chí nước ngoài ở Hollywood tổ chức để vinh danh những cống hiến xuất sắc trong ngành kỹ nghệ giải trí ở nước Mỹ lẫn các nước khác. Giải thưởng này được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1944 tại phim trường của hãng 20th Century Fox ở Los Angeles. Kể từ năm 1961, giải thưởng điện ảnh Quả cầu Vàng vẫn được tổ chức hàng năm tại khách sạn Beverly Hilton và thu hút nhiều sự chú ý của khán giả. Lễ trao giải được phát sóng trực tiếp tại 150 quốc gia khác nhau trên thế giới.
3. Giải thưởng Cành cọ Vàng
Cành cọ Vàng là giải thưởng điện ảnh thế giới cao quý vinh danh cho bộ phim hay nhất của năm được trao tặng lần đầu tiên vào năm 1955. Năm 1964, giải thưởng này bị thay thế bởi Grand Prix du Festival và cuối cùng hồi sinh vào năm 1974 để trao cho đạo diễn của bộ phim xuất sắc nhất. Giải Cành cọ Vàng được trao tặng hàng năm trong liên hoan Phim quốc tế Cannes tổ chức tại Pháp.
4. Giải thưởng Sư tử Vàng
Giải thưởng Sư tử Vàng (hay còn được gọi là Leone d’Oro) được xem là giải thưởng cao quý nhất của liên hoan phim Venezia tổ chức hàng năm tại Ý. Liên hoan phim Venezia được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1932 và tiếp nhận nhiều bộ phim châu Á, châu Âu cũng như châu Mỹ tham gia tranh giải.
5. Giải thưởng Grand Jury Prize
Giải Grand Jury Prize là giải thưởng cao quý nhất được dùng để trao tặng cho những tác phẩm điện ảnh thuộc dòng phim tài liệu và chính kịch trong liên hoan phim Sundance. Liên hoan phim Sundance là liên hoan phim độc lập lớn nhất tại Mỹ dành riêng cho những loại phim tư nhân, độc lập được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1978 với tên gọi là Utah/US Film Festival. Năm 1984, liên hoan phim này được đổi tên thành Sundance.
6. Giải thưởng Sư tử vàng
Giải thưởng của Hội phê bình phim New York hay còn gọi là New York Film Critics Circle Awards được thành lập bởi các nhà phê bình phim của các nhật báo, tuần báo và tạp chí định kỳ vào năm 1935. Giải thưởng này sẽ được hội tổ chức bỏ phiếu để bình chọn và trao cho bộ phim hay nhất trong năm trước đó.
7. Giải thưởng Con gấu Vàng
Đây được xem là một trong những giải thưởng cao quý nhất của Liên Hoan Phim Quốc Tế Berlin được quyết định bởi một ban giám khảo quốc tế. Liên Hoan Phim Quốc Tế Berlin được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1951 dưới sự cho phép của Liên đoàn quốc tế Hiệp hội các nhà sản xuất phim (FIAPF) vào năm 1956. Xét về tỉ lệ những phim đăng ký tham gia tranh giải thì có lẽ Liên Hoan Phim Quốc Tế Berlin được coi là liên hoan phim lớn nhất thế giới.
Trên đây là những giải thưởng điện ảnh lớn và danh giá nhất thế giới mà bất cứ ai hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật thứ 7 đều mong muốn nhận được. Ngoài ra để ghi nhận những cống hiến của các diễn viên, đạo diễn, biên kịch, nhà sản xuất, kỹ thuật viên,…hoạt động trong lĩnh vực phim điện ảnh thì còn có rất nhiều giải thưởng, lễ trao giải điện ảnh khác được tổ chức trên thế giới. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết!
Sáng 29/5 (giờ Việt Nam), giải thưởng cao quý nhất – Cành cọ Vàng của Liên hoan phim quốc tế Cannes 2022 được trao cho bộ phim “Triangle of Sadness” của đạo diễn người Thụy Điển Ruben Östlund. Trong khi đó, điện ảnh châu Á cũng thăng hoa tại nhiều hạng mục quan trọng. Hhai giải thưởng quan trọng tại Cannes 2022 là ”Đạo diễn xuất sắc nhất” và ”Nam diễn viên chính xuất sắc nhất” thuộc về Hàn Quốc.
Đạo diễn Park Chan-wook (58 tuổi) được vinh danh với tác phẩm ”Decision to Leave” (tạm dịch: Quyết định rời đi).Ông là đạo diễn người Hàn Quốc thứ hai chiến thắng ở hạng mục ”Đạo diễn xuất sắc nhất” tại Cannes, sau nhà làm phim nổi tiếng Im Kwon-taek với kiệt tác “Chihwaseon” vào năm 2002. ”Decision to Leave” có sự tham gia của Hoa đán Trung Quốc Thang Duy và nam diễn viên Hàn Quốc Park Hae-il.
Đạo diễn Park Chan-wook. (Nguồn: EPA)
Giải thưởng cao quý dành cho Park Chan-wook – cũng ghi nhận sự tái xuất ấn tượng của ông sau khi đoạt ”Grand Prix”, giải thưởng cao thứ hai ở Liên hoan phim Cannes – năm 2004 với bộ phim ”Oldboy” và ”Giải thưởng của Ban giám khảo” – giải thưởng cao thứ ba ở Liên hoan phim Cannes – cho phim kinh dị “Thirst” năm 2009.
”Oldboy” cũng chính là tác phẩm từng giúp đưa điện ảnh Hàn Quốc ra toàn cầu, nhiều năm trước khi ”Parasite” gây tiếng vang với giải Cành cọ Vàng 2019 và Oscar 2020.
Nam tài tử Song Kang-ho đã giành giải ”Nam diễn viên chính xuất sắc nhất” với phim ”Broker” (tạm dịch: Người môi giới), qua đó trở thành nam nghệ sỹ Hàn Quốc đầu tiên đoạt giải ở hạng mục diễn xuất. Trước đó, Jeon Do-yeon đã được trao giải “Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất” cho vai diễn trong bộ phim “Secret Sunshine” vào năm 2007 – một bộ phim mà Song Kang-ho vào vai nam chính.
Nam tài tử Song Kang-ho
Giải ”Nam diễn viên chính xuất sắc nhất” là danh hiệu đầu tiên mà Song Kang-ho có được tại Liên hoan phim Cannes, mặc dù ông đã đóng vai chính trong một số phim đoạt giải Cannes, bao gồm “Parasite” của đạo diễn Bong Joon-ho (2019) và “Thirst” của đạo diễn Park Chan-wook (2009). Hồi năm ngoái, ông cũng là nam diễn viên Hàn Quốc đầu tiên đảm nhiệm vai trò giám khảo tại Liên hoan phim Cannes.
Điện ảnh Trung Quốc cũng được tôn vinh với giải thưởng ”Cành cọ Vàng dành cho phim ngắn” thuộc về ”The Water Murmurs” của đạo diễn Chen Jianying. Phim có độ dài 15 phút với nội dung chính nói về sự gắn bó, liên kết của con người với môi trường sống.
Phim hoạt hình ”Spring Roll Dream” (Giấc mơ gỏi cuốn) của đạo diễn trẻ Mai Vũ (Việt Nam) đã được trao giải ”Light on Women Award 2022” tại Cannes năm nay.
Trước đó, điện ảnh Việt Nam từng có 3 bộ phim gây tiếng vang tại Liên hoan phim Cannes gồm ”Mùi đu đủ xanh” của đạo diễn Trần Anh Hùng (đoạt giải Camera vàng dành cho phim đầu tay, năm 1993); ”Mùa hè chiều thẳng đứng” (cũng của đạo diễn Trần Anh Hùng, năm 2000) và ”Bi, đừng sợ” của đạo diễn Phan Đăng Di (đoạt 2 giải trong khuôn khổ Tuần lễ Phê bình Liên hoan phim Cannes 2010).
Một đại diện khác từ châu Á là ”All That Breathes” – của nhà làm phim Ấn Độ Shaunak Sen, đã giành được “Golden Eye” – giải thưởng ”Phim tài liệu hàng đầu” của Liên hoan phim Cannes 2022. Lấy bối cảnh ở thủ đô Delhi của Ấn Độ, ”All That Breathes” theo chân hai anh em Nadeem và Saud cùng những cộng sự tìm cách cứu loài diều hâu đen khỏi sự đe dọa của con người.
Điện ảnh châu Á nhiều lần vinh dự đứng trên đỉnh vinh quang của giải thưởng này.
Ấn Độ là quốc gia đầu tiên ở châu Á giành được Cành Cọ Vàng (lúc đó là “Giải thưởng lớn” của liên hoan phim Cannes) vào năm 1946. Chiến tranh thế giới thứ 2 vừa kết thúc, liên hoan phim Cannes trong nỗ lực hàn gắn những rạn vỡ của các quốc gia sau thế chiến, đã quyết định giành giải thưởng lớn cho 12 phim trong đó có bộ phim Lowly City của điện ảnh Ấn Độ.
Kagemusha của Akira Kurosawa chia sẻ Cành Cọ Vàng với tác phẩm All that Jazz của đạo diễn người Mỹ Bob Fosse năm 1980.
Bộ phim Bá Vương Biệt Cơ (tên tiếng Việt của Farewell my Concubine) của đạo diễn Trần Khải Ca có thể xếp vào danh sách những tác phẩm xuất sắc nhất của điện ảnh thế giới. Tại liên hoan phim Cannes 1993, Farewell my Concubine chia sẻ Cành Cọ Vàng cùng bộ phim The Piano của nữ đạo diễn Jane Campion.
Năm 2002, phim Chi-hwa-seon – một trong những đại diện của Hàn Quốc đã đem về giải thưởng đạo diễn xuất sắc đầu tiên cho Im Kwon-taek và cho điện ảnh xứ kim chi.
Lần đầu tiên, một tác phẩm Đông Nam Á đứng ở vị trí cao nhất tại liên hoan phim Cannes 2010, bộ phim Uncle Boonmee Who Can Recall His Past Lives của đạo diễn Apichatpong Weerasethakul khai thác câu chuyện về sự đầu thai trong triết lý Phật giáo. Uncle Boonmee Who Can Recall His Past Live nhận được rất nhiều lời khen ngợi, trở thành một trong những tác phẩm tiêu biểu khi người ta nhắc đến điện ảnh Đông Nam Á.
Tại Liên hoan Phim (LHP) Cannes lần thứ 70 diễn ra vào năm 2017, trong số 18 bộ phim dự tranh giải Cành cọ vàng, có 3 bộ phim của châu Á. Trong đó, có hai tác phẩm của điện ảnh Hàn Quốc gồm “Okja” (đạo diễn Bong Joon Ho), phim “Geu Hu” (tức là “The day after”) (đạo diễn: Hong Sang Soo) và “Hikari” (đạo diễn: Naomi Kawase) của điện ảnh Nhật Bản.
Hai dự án phim Việt tranh giải ở hạng mục giải thưởng L’Atelier của Cinéfondation (nhằm hỗ trợ và cổ vũ những nhà làm phim trẻ trên khắp thế giới, giúp họ thêm cơ hội gia nhập nền công nghiệp điện ảnh) là “Culi không bao giờ khóc” (Culi Never Cries) của Phạm Ngọc Lân và “Vị” (Taste) của Lê Bảo.
Ngoài ra, bộ phim “Đảo của dân ngụ cư” (đạo diễn: Hồng Ánh) và “Người vợ ba” (đạo diễn: Nguyễn Phương Anh) cũng xuất hiện tại LHP Cannes (không tranh giải) nhờ thành tựu riêng.
Năm 2018, điện ảnh châu Á dành kỷ lục khi có tới 6 bộ phim lọt vào tranh tài. Đó là: “Ash Is Purest White” (đạo diễn Giả Chương Kha, Trung Quốc), “Burning” (Lee Chang Dong, Hàn Quốc), “Asako I & II” (Rysuke Hamaguchi, Nhật) và “Shoplifters” (Hirokazu Kore-eda, Nhật). Đạo diễn nổi tiếng người Iran – Asghar Farhadi – cũng tranh giải với “Everybody Knows” nhưng phim này do đơn vị Tây Ban Nha sản xuất, và bộ phim “Gương mặt thiên thần” do diễn viên Lý Nhã Kỳ đầu tư hợp tác.
Burning.
Tại LHP Cannes 2018 có sự góp mặt của 3 bộ phim có yếu tố Việt Nam. Bộ phim “Gương mặt thiên thần” do diễn viên Lý Nhã Kỳ đầu tư và hợp tác sản xuất tranh giải Nhãn quan độc đáo – giải thưởng quan trọng thứ 2 sau giải Cành cọ Vàng. Bộ phim nói tiếng Pháp này có sự tham gia diễn xuất của “bông hồng nước Pháp” Marion Cotillard.
Ngoài ra, Ban tổ chức LHP Cannes 2018 cũng lựa chọn phim “Tàn tro rực rỡ” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên là một trong 15 dự án thuộc khuôn khổ chương trình The Atelier.
Tác phẩm thứ 3 tham gia tranh giải mang yếu tố Việt Nam là “Nơi tận cùng thế giới” với sự tham gia của nữ diễn viên Trần Lãng Khê (con gái của đạo diễn Trần Anh Hùng) – trong vai nữ chính.
Năm 2019, “Parasite” – tác phẩm pha trộn nhiều thể loại của Bong Joon-ho – thắng giải cao nhất ở Liên hoan phim Cannes (Pháp) lần 72. Giới phê bình nhận định phim mang tính châm biếm xã hội và kết hợp nhiều thể loại. Indiewire nói Bong Joon-ho đã định hình phong cách của mình bằng tác phẩm khó xếp cụ thể vào dòng phim nào.