nghĩa chuyển là gì

Thứ hai – 30/09/2013 03:49

**

Biện pháp giúp học sinh lớp 5 phân biệt nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa

  Tác giả: Dương Thị Huyền

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Một trong những nguyên tắc cơ bản của dạy Tiếng Việt là dạy học thông qua giao tiếp. Các hoạt động giao tiếp, đặc biệt  giao tiếp bằng ngôn ngữ là công cụ để học sinh tiếp cận, rèn luyện và phát triển khả năng sử dụng  từ Tiếng Việt. Từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ, vai trò của từ trong hệ thống ngôn ngữ quy định tầm quan trọng của việc dạy từ ngữ ở Tiểu học. Nếu như không có vốn từ đầy đủ thì không thể sử dụng ngôn ngữ như một công cụ giao tiếp được. Vì vậy việc cung cấp kiến thức lý thuyết về từ cũng như kỹ năng nắm nghĩa, sử dụng từ cho học sinh Tiểu học là rất quan trọng. Do đó, việc đưa học sinh vào các hoạt động học tập trong giờ Tiếng Việt được giáo viên đặc biệt quan tâm, chú ý. Tuy nhiên, ngôn ngữ Tiếng Việt của chúng ta thực sự có nhiều khía cạnh khó, một trong những nội dung khó đó là phần nghĩa của từ.
          Chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học bao gồm các phân môn: Học vần, Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập làm văn.

Đang xem: Nghĩa chuyển là gì

Trong đó, nội dung về nghĩa của từ được tập trung biên soạn có hệ thống trong phần Luyện từ và câu. Một tiết cung cấp về nội dung lý thuyết, một tiết rèn kỹ năng luyện tập (mỗi tiết dạy 35 – 40 phút). Vì vậy khi dạy những kiến thức này, chúng tôi cũng như nhiều đồng nghiệp ở trong tổ nhận thấy rằng: Kỹ năng hiểu nghĩa của từ nói chung và đặc biệt là kỹ năng phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong bài “Từ nhiều nghĩa” của học sinh lớp chúng tôi và một số lớp 5 ở cùng tổ chuyên môn có rất nhiều hạn chế.
Trăn trở về vấn đề này, qua những năm giảng dạy lớp 5, bản thân tôi đã cùng đồng nghiệp thảo luận, tìm tòi và thử nghiệm một số biện pháp nhằm giúp học sinh phân biệt đúng nghĩa gốc – nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa. Đó cũng chính là nội dung mà tôi xin trình bày trong phạm vi sáng kiến “Biện pháp giúp học sinh phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp Năm”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
– Nhằm nâng cao hiệu quả của việc cung cấp từ ngữ cho học sinh lớp 5 từ đó rút ra những kết luận sư phạm ứng dụng vào việc dạy Luyện từ và câu ở tiểu học nói riêng và giảng dạy các môn học khác nói chung.
          – Cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn Luyện từ và câu của học sinh.
          – Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng phân biệt nghĩa của từ và kĩ năng vận dụng vốn từ vào trong giao tiếp và có vốn từ phong phú hơn.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
1. Phạm vi nghiên cứu:
Biện pháp giúp học sinh lớp Năm phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu.
2. Đối tượng nghiên cứu:
          Học sinh lớp 5/1 Trường Tiểu học Lâm Quang Thự, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:
– Nghiên cứu các văn kiện, các công văn, văn bản hướng dẫn giảng dạy môn Tiếng Việt, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.
2.  Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
-Tìm hiểu, khảo sát, thu thập các dữ liệu thực tiễn có liên quan.
– Phân tích, tổng hợp, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu.
V. THỜI GIAN THỰC HIỆN:
– Bắt đầu từ tháng 9 và hoàn thành vào tháng 12 năm học 2012 – 2013

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1. Về khái niệm:
* Theo tài liệu “88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học” (Tác giả Lê Hữu Tỉnh – Trần Mạnh Hưởng), Khái niệm nghĩa gốc – nghĩa chuyển của một từ nhiều nghĩa được hiểu như sau:
– Nghĩa gốc: Là nghĩa cơ bản, là nền tảng cho sự phát triển nghĩa của từ. Trong từ điển, nghĩa gốc được nói đến đầu tiên.
– Nghĩa chuyển: Là loại nghĩa được hình thành từ nghĩa gốc, có mối quan hệ mật thiết với nghĩa gốc. Trong từ điển, nghĩa chuyển được nói đến sau nghĩa gốc.
* Theo tài liệu “Lý luận – Phương pháp dạy học từ ngữ Tiếng Việt trong nhà trường của PGS – TS Nguyễn Đức Tôn cũng viết:
– Nghĩa gốc –  nghĩa chuyển: Đây là cách gọi theo quan điểm lịch đại, nhìn nhận theo quá trình phát triển ý nghĩa của từ. Nghĩa gốc là nghĩa vốn có của từ ngay từ khi xuất hiện, từ đó làm nảy sinh ra nghĩa khác. Nghĩa được nảy sinh ra từ một nghĩa nào đó được gọi là nghĩa chuyển.
– Nghĩa chính – nghĩa phụ: Đây là tên gọi theo quan điểm đồng đại.
Nghĩa chính là nghĩa được người ta nghĩ đến đầu tiên khi đọc hoặc nghe thấy một từ.
– Nghĩa phụ là nghĩa bị phụ thuộc vào vị trí của từ. Nghĩa từ chỉ khi kết hợp với những từ đặc thù nhất định thì nghĩa này mới được hiểu.
Ví dụ: Từ “răng” dùng để chỉ bộ phận cơ thể người hoặc động vật thì đây là nghĩa chính (răng người, răng chuột, sún răng, mọc răng…)
Từ “răng” dùng để chỉ bộ phận giống với răng người ở một số đồ vật thì đó là nghĩa phụ (răng bừa, răng lược…)
2. Quy luật chuyển nghĩa của từ, tài liệu:
* Quy luật nhận thức của con người:
Quá trình nhận thức của con người bao gồm hai mặt: cảm tính và lý tính. Trong đó nhận thức cảm tính là nhận thức đầu tiên. Điều này có nghĩa là tư duy của con người bao giờ cũng đi từ cụ thể, trực quan, cảm tính đến trừu tượng lý tính. Dựa vào quy luật trên, ta có thể rút ra thủ pháp nhận diện, phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của một từ như sau: Trong 2 nghĩa của từ, nếu nghĩa nào cụ thể hơn (tức là với nghĩa này, từ chỉ có hiện tượng trực quan cảm tính) thì đó là nghĩa gốc. Nghĩa nào có tính chất trừu tượng hơn (chỉ hiện tượng trừu tượng thuộc nhận thức lý tính), thì đó là nghĩa chuyển.
Ví dụ: Nghĩa của từ “chín” khi nói về quả, hạt hoặc hoa là nghĩa chính, còn khi nói về sự suy nghĩ của con người thì đó là nghĩa chuyển.
* Quy luật chuyển nghĩa của từ:
Tất cả các sự chuyển nghĩa có tính chất ẩn dụ trong ngôn ngữ đều xuất phát từ những thuộc tính của con người và từ hiện thực gần gũi nhất đối với con người đến toàn bộ thế giới còn lại. Dựa vào quy luật này, ta có thể thấy: Trong 2 ý nghĩa của một từ, nghĩa nào nói đến bản thân con người, động vật hoặc nói về các hành động, tính chất của con người thì thường là nghĩa có trước (nghĩa gốc) còn nghĩa nói về các hiện tượng khác còn lại thường là nghĩa chuyển.
Ví dụ: “răng” trong răng người, răng chuột là nghĩa chính.
                      “răng” trong răng bừa, răng cào là nghĩa chuyển.
II. THỰC TRẠNG:
1. Thuận lợi:
– Đội ngũ giáo viên cũng đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy.
– Đa số học sinh có đủ Sách giáo khoa và các đồ dùng học tập và được nhà trường quan tâm tạo mọi điều kiện học tập.
2. Khó khăn, hạn chế:
2.1) Học sinh không nắm chắc khái niệm nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ, không hiểu thế nào là từ một nghĩa, thế nào là từ nhiều nghĩa.
2.2) Học sinh xác định lẫn lộn giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
          Ví dụ: Với dạng bài tập có yêu cầu: Trong các từ gạch chân ở các dòng sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?
a) Không nên ăn quả xanh
b) Tàu vào bến ăn than
c) Càng đi xa tôi càng nhớ nhà
d) Nhà tôi ở đầu xóm
Kết quả: 35% học sinh xác định từ “ăn” trong câu b, được dùng theo nghĩa gốc (ăn = lấy, bỏ vào)
62% học sinh khẳng định từ “nhà” ở câu c, được dùng theo nghĩa gốc (nhà = nơi ở)
2.3) Đối với bài tập yêu cầu đặt câu với mỗi loại nghĩa của từ (nghĩa gốc – nghĩa chuyển), học sinh lại mắc lỗi diễn đạt ý không rõ ràng cụ thể. Vì thế, người đọc khó xác định “từ trong văn cảnh” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.
Ví dụ: Em hãy đặt một câu theo nghĩa gốc, một câu theo nghĩa chuyển của từ “đi”
Nhiều học sinh đã làm bài tập như sau:
* Trường hợp 1:
a) Cu Bin đã đi                         (nghĩa gốc)
b) Ông em đã đi                        (nghĩa chuyển)
 Đúng ra, trong trường hợp này, các em phải đặt từ “đi” trong văn bản cụ thể hơn:
a) Cu Bin đã đi(1) đựơc vài bước                                (nghĩa gốc)
b) Vì bệnh nặng, ông em đã đi(2) hôm qua                (nghĩa chuyển)
(đi (1): tự di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác bằng những bước chân nhấc lên, đặt xuống liên tiếp.) (đi(2): mất, chết, qua đời.) * Trường hợp 2:
a) Em đi học sớm mỗi ngày.      (nghĩa gốc)
b) Bố tôi đã đi công tác .          (nghĩa chuyển)
Còn ở trường hợp này, lẽ ra từ “đi” ở trong câu a phải được hiểu theo nghĩa chuyển (hay có thể gọi đó là nghĩa chuyển dần từ nghĩa gốc sang nghĩa chuyển)
          (Theo tài liệu “Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học” – Tác giả Lê Hữu Tỉnh – Trần Mạnh Hưởng)
          (Trường hợp này ngay ở một số giáo viên cũng thường nhầm lẫn)
2.4. Ngoài những hạn chế trên, học sinh còn hay lẫn lộn giữa từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc – nghĩa chuyển) với từ đồng âm.
          Ví dụ: Đặt câu theo những nghĩa khác nhau của từ “chín” và cho biết từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển.
          Học sinh làm như sau:
a) Hôm nay, em được điểm chín(1) môn toán.        (nghĩa gốc)
b) Bạn nên suy nghĩ cho chín(2) rồi hãy nói.           (nghĩa chuyển)
Thực ra, hai từ “chín” ở 2 câu trên không phải là từ nhiều nghĩa mà chúng là những từ đồng âm, vì nghĩa của hai từ này không hề có mối liên hệ với nhau.
          (chín(1): số tự nhiên đứng liền sau số 8)
          (chín(1): suy nghĩ kỹ để đạt hiệu quả cao)
3. Nguyên nhân khó khăn, hạn chế:
          Qua tìm hiểu nguyên cứu, bản thân tôi nhận thấy rằng những hạn chế trên chủ yếu do mấy nguyên nhân sau:
          a)  Thời lượng để học sinh tiếp cận và rèn luyện kỹ năng về từ nhiều nghĩa là quá ít (so với nội dung tương đối khó)
          b) Do học sinh không hiểu qui luật chuyển nghĩa của từ.
          c) Do học sinh không nhận ra mối liên hệ ý nghĩa giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Biện pháp 1: Giúp học sinh nhận biết từ một nghĩa và nhiều nghĩa.
Để học sinh nhận biết thế nào là một nghĩa, thế nào là từ nhiều nghĩa. Trước hết giáo viên có thể cho học sinh ví dụ để phân biệt từ có một nghĩa.
Ví dụ 1: (?) Em hãy giải thích nghĩa của từ “xe xích lô” ?
HS: Xe xích là một  phương tiện giao thông  sử dụng sức  người , có 3 bánh dùng để vận chuyển khách hoặc hàng hóa, thường có một hoặc hai ghế cho khách và một chỗ cho người lái xe.
Như vậy, nghĩa trên là nghĩa duy nhất của từ “xe xích lô” . Hay nói cách khác: Từ “xe xích lô” chỉ có khả năng gọi tên một sự vật duy nhất. Vậy, có thể nói từ “ xe xích lô” là từ chỉ có một nghĩa.
Ví dụ 2: (?) Em hãy nêu ý nghĩa từ “chạy” trong các câu sau:
– Nam đang chạy(1) bộ.  
– Cái đồng hồ này chạy(2) nhanh 5 phút.      
– Bà con khẩn trương chạy(3) lũ.        
– Mặt hàng này bán rất chạy(4).
HS:    Chạy(1): Di chuyển cơ thể bằng những bước nhanh.
          Chạy(2): Hoạt động của máy móc.
          Chạy(3): Đi nơi khác để tránh nguy hiểm.
          Chạy(4): Nhanh, nhiều người mua.
Từ “chạy” có khả năng gọi tên nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau, nhiều hoạt động khác nhau. Ta nói từ “chạy” là từ có nhiều nghĩa.
Với cách hướng dẫn nhận diện này, các em sẽ phân biệt từ một nghĩa và từ nhiều nghĩa một cách dễ dàng hơn, trước khi dẫn đến hình thành khái niệm nghĩa gốc – nghĩa chuyển như sách giáo khoa đã trình bày.
2. Biện pháp 2: Dựa vào mức độ cụ thể, trừu tượng của từ để phân biệt nghĩa gốc – nghĩa chuyển.
a) Khi gặp hai hoặc nhiều nghĩa của từ trong văn cảnh, muốn biết từ đó dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển, chúng tôi đã hướng dẫn học sinh thông qua cách nhận biết trực quan như sau:
– Từ nào có ý nghĩa cụ thể hơn: Nghĩa của từ chỉ những sự vật, hiện tượng hoặc tính chất, hành động cụ thể, mà các em có thể cảm nhận được bằng giác quan thì từ đó được dùng theo nghĩa gốc.
– Từ nào có nghĩa trừu tượng hơn: nghĩa của từ chỉ những sự vật, hiện tượng hoặc hành động, tính chất mà các em không thể cảm nhận bằng giác quan thì từ đó được dùng theo nghĩa chuyển.
Ví dụ 1:a) Bữa tối, nhà em thường ăn cơm muộn.
                        b)Xe này ăn xăng quá!
                        c) Mẹ tôi là người làm công ăn lương.
– Ăn: chỉ hoạt động từ đưa thức ăn vào miệng. Hành động “ăn” trong câu a, là hành động cụ thể (dùng miệng để ăn)  Từ “ăn” trong câu a, được dùng theo nghĩa gốc.
– Ăn: chỉ hoạt động tiêu thụ năng lượng để máy móc hoạt động. Hành động “ăn” trong câu b, là hành động trừu tượng (không dùng miệng). Từ “ăn” trong câu b, được dùng theo nghĩa chuyển.
– Hành động ăn trong câu c, là hành động trừu tượng (không dùng miệng). Từ “ăn” trong câu c, được dùng theo nghĩa chuyển.
Như vậy, từ “ăn” nào chỉ hành động cụ thể (dùng miệng để ăn) thì từ đó được dùng theo nghĩa gốc. Từ “ăn” chỉ hành động (không dùng miệng) là những từ dùng theo nghĩa chuyển.
Ví dụ 2: a) Thanh sắt cứng quá, không uốn cong được.
     b) Tay nghề của cô ấy rất cứng.
     c) Nó rất cứng đầu.
– Cứng: khó bị biến dạng. Từ “cứng” ở câu a, chỉ tính chất cự thể (có thể cảm nhận bằng cơ sở, nắm để nhận ra) => Từ “cứng” ở câu a, được dùng theo nghĩa gốc.
– Cứng: có trình độ cao, vững vàng. Từ “cứng” ở câu b, chỉ tính chất trừu tượng (không thể sờ, nắm) => Từ “cứng” được dùng theo nghĩa chuyển.
– Cứng: bướng bỉnh, khó bảo. Từ “cứng” ở câu c, chỉ tính chất trừu tượng (không thể sờ, nắm) => Từ “cứng” được dùng theo nghĩa chuyển.
Như vậy, qua cách nhận diện trên, từ “cứng” chỉ tính chất cụ thể (dùng tay để sờ, nắm được) thì từ đó được dùng theo nghĩa gốc. Từ “cứng” chỉ tính chất trừu tượng (không sờ, nắm được) là từ được dùng theo nghĩa chuyển.

**

Để học sinh dễ hình dung, chúng tôi cho các em làm quen với sơ đồ nghĩa gốc – nghĩa chuyển của từ như sau:
 
         T
                                                       (cụ thể)
 
 
Hoặc: T       ->      T1     ->      T2     ->      T3     ->      ……
      (Cụ thể)                         (Trừu tượng)
                   T       : Nghĩa gốc
          T1, T2, T3   : Nghĩa chuyển
b)  Nếu cả hai nghĩa đều cụ thể, khó phân biệt được nghĩa nào cụ thể hơn, nghĩa nào trừu tượng hơn, thì có thể hướng dẫn học sinh dựa vào các dấu hiệu sau:
– Nếu nghĩa của từ nào nói đến bản thân con người (hoặc động vật), hoặc tính chất, hành động của con người thì từ đó được dùng theo nghĩa gốc.
– Nếu nghĩa của từ nói đến các đồ vật, vật có hình dáng, tính chất, hành động gần giống con người thì từ đó được dùng theo nghĩa chuyển.
Ví dụ 1: Từ “tai”
a) Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha.
b) Chiếc ấm này, tai đã sứt.
          – Tai: cơ quan hai bên đầu người, động vật. Từ “tai” dùng chỉ bộ phận cơ thể người. Từ “tai” ở câu a, được dùng theo nghĩa gốc.
          – Tai: bộ phận của vật có hình dáng giống cái tai. Từ “tai” chỉ bộ phận của vật. Từ “tai” ở câu b, được dùng theo nghĩa chuyển.
          Ví dụ 2: Từ “reo”
a) Bé reo lên: “Mẹ về!”.
b) Hàng thông reo trước gió.
          – Reo: kêu lên tỏ ý vui mừng, phấn khởi. Từ “reo” ở câu a, chỉ tiếng kêu của người. Từ “reo” được dùng theo nghĩa gốc.
          – Reo: phát ra tiếng kêu đều, nghe vui tai. Từ “reo” ở câu b, chỉ tiếng kêu của vật. Từ “reo” ở câu b, được dùng theo nghĩa chuyển.
Với cách làm này, các em dễ dàng phân biệt nghĩa của từ: “chân” trong chân gà với “chân” trong chân giường, chân núi; “mắt” trong mắt em bé với “mắt” trong mắt tre, mắt lưới, …
 
3. Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh phát hiện ra mối liên hệ ý nghĩa giữa nghĩa chuyển với nghĩa gốc của từ.

Xem thêm: Đính Chính Tiếng Anh Là Gì, Nghĩa Của Từ BảN ĐíNh ChíNh

Để nhận diện được một từ nào đó có phải là nghĩa chuyển được hiểu rộng từ nghĩa gốc của từ đó hay không. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra những nét giống nhau trong ý nghĩa của các từ. Nếu từ đó có nét giống so với nghĩa ban đầu thì từ đó được dùng theo nghĩa chuyển. Nếu từ đó có nghĩa hoàn toàn khác xa với nghĩa ban đầu thì từ đó là từ đồng âm.
Ví dụ 1:
a) Nó bị ướt từ đầu đến chân.
(chân: bộ phận cuối cùng của cơ thể người hoặc động vật, để đi, đứng)
b) Chân giường bị  gãy.
(Chân: bộ phận cuối cùng của đồ dùng, có tác dụng đỡ bộ phận khác).
c) Ở chân núi phía xa, bầu trời như thấp dần.
(Chân: Phần cuối cùng của một vật, tiếp giáp và bám chặt với mặt nền).
Từ “chân” trong 3 câu trên cùng có nét nghĩa giống nhau: cùng chỉ bộ phận dưới cùng.Vậy, “chân” trong chân giường, “chân” trong chân núi là nghĩa chuyển của từ “chân” trong chân người.
Ví dụ 2:
a) Tiếng người hú.
(hú: cất lên tiếng to, vang, kéo dài để gọi nhau).
b) Tiếng còi tàu  hú vang trong đêm.
c) Ngoài trời, gió hú từng cơn.
(hú: phát ra tiếng kêu như tiếng hú)
Từ “hú” trong 3 câu trên có nét nghĩa giống nhau: cùng phát ra âm thanh.Vậy “hú” trong còi hú, “hú” trong gió hú là nghĩa chuyển của “hú” trong người hú.
4. Biện pháp 4: Hướng dẫn phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm:
          Để giúp học sinh không nhầm lẫn giữa từ nhiều nghĩa và từ cùng âm khác nghĩa, có thể cho học sinh dựa vào một số dấu hiệu phân biệt sau đây:
Dấu hiệu phân biệt Từ nhiều nghĩa
(Nghĩa gốc – nghĩa chuyển) Từ đồng âm Giống nhau – Đọc giống nhau, viết giống nhau
– Dựa vào văn cảnh để xác định nghĩa của từ. – Đọc giống nhau, viết giống nhau.
– Dựa vào văn cảnh để xác định nghĩa của từ. Khác nhau – Luôn luôn cùng từ loại – Thường khác từ loại   Ví dụ:
Lan ăn cơm.
      ĐT
Xe ăn hàng ở cảng.
    ĐT
 
 
 
 
 
 
 
 
– Giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ luôn có mối quan hệ về nghĩa.
– Tất cả nghĩa chuyển đều xuất phát từ quy luật chuyển nghĩa của từ.
Ví dụ:
Ngôi nhà (1) vừa mới xây xong.
Cà nhà (2) vui vẻ trò chuyện .
Nhà (1): chỉ nơi ở.
Nhà(2): Chỉ những người sống trong nơi ở đó. Ví dụ:
Chúng nó tranh nhau quả bóng.             ĐT
         
Mọi người đang xem tranh.
                                  DT
* Nếu cùng từ loại thì phần lớn là danh từ.
Ví dụ:
Tấm vải này dày quá.
         DT
Năm nay quê em được mùa vải. DT                              
– Các từ đồng âm có nghĩa khác xa nhau.
– Một số từ đồng âm xuất hiện từ quy luật chuyển từ loại.
Ví dụ:
Bố đẽo cày(1).
Bố đang cày ngoài đồng(2).
Cày(1): Danh từ chỉ 1 loại nông cụ.
Cày(2): Động từ dùng chỉ cày để lật đất lên (chuyển loại từ danh từ sang động từ)  
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Sau khi áp dụng các biện pháp nêu trên, học sinh đã xác định đúng nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ và phân biệt giữa từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, kết quả tiếp thu và chất lượng học tập của học sinh có những tiến bộ như sau:
– Học sinh phân biệt được từ một nghĩa với từ nhiều nghĩa một cách dễ dàng.
– Nhờ dựa vào dấu hiệu cụ thể và trừu tượng của các từ mà học sinh phân biệt chính xác được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ trong nhiều văn cảnh khác nhau.
– Nhờ hiểu nghĩa của từ nên học sinh đặt câu hỏi đúng, phù hợp với ý nghĩa của mỗi từ theo nghĩa gốc hoặc nghĩa chuyển.
– Nhờ nắm bắt được mối quan hệ về nghĩa của từ nhiều nghĩa và các dấu hiệu phân biệt giữa từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, học sinh đã có kỹ năng nhận diện tốt từ nhiều nghĩa và từ đồng âm.  Điều này giúp cho các em không những học tốt kiến thức về “Từ nhiều nghĩa” mà còn có tác dụng giúp các em tiếp thu nhanh bài “Từ đồng âm” trong chương trình.
– Hiểu được ý nghĩa và tác dụng của nghĩa bóng tu từ, giúp các em phát hiện nhanh, đúng các tín hiệu nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ thể hiện trong văn cảnh, góp phần nâng cao khả năng cảm thụ cái hay cái đẹp của bài văn, bài thơ. Đồng thời giúp các em biết sử dụng đúng các nghĩa bóng tu từ trong khi thể hiện bài văn viết của mình một cách cụ thể sinh động và giàu hình ảnh.
Kết quả được thể hiện cụ thể trong bảng số liệu sau:
 
Tiết Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % Khi chưa áp dụng sáng kiến. 37 10 27% 9 24.3% 15 40.5% 3 8.1% Khi đã áp dụng
 sáng kiến. 37 13 35.1% 14 37.8% 9 24.3% 1 2.7 %  
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Để mang lại hiệu quả cao trong việc giúp học sinh phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp Năm người giáo viên cần phải:
– Xác định đúng mục đích, yêu cầu của bài dạy. Tham khảo thêm những tài liệu có liên quan đến việc dạy Luyện từ và câu.
– Nắm vững những nội dung cần dạy học cho học sinh, nghiên cứu xây dựng nội dung dạy học một cách hợp lý, khoa học với mục đích giúp học sinh giải nghĩa từ, mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ và sử dụng có hiệu quả vốn từ.
– Giáo viên cần tìm tòi, học hỏi để vốn từ của bản thân thật phong phú và phải có khả năng sử dụng từ ngữ…
– Lựa chọn và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học, các hình thức củng cố luyện tập tạo sự hứng thú say mê học Luyện từ và câu của học sinh.
– Mạnh dạn đề xuất ý kiến điều chỉnh một số nội dung chưa hợp lý và bổ sung những kiến thức làm nội dung phong phú hơn, chất lượng hơn.
– Giáo viên luôn có ý thức tôn trọng nhân cách và ý kiến của học sinh trong giờ học. Vận dụng hợp lý các hình thức khen thưởng kịp thời, nhắm khuyến khích học sinh mạnh dạn, chủ động, sáng tạo trong học tập, kích thích lòng ham học và ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập của học sinh.
 
 
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trên đây là các biện pháp giúp cho học sinh phân biệt nghĩa của từ mà chúng tôi cùng một số đồng nghiệp của mình đã rút ra từ những kinh nghiệm thực tế qua nhiều năm giảng dạy và áp dụng mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng môn học Tiếng Việt của học sinh ở lớp chúng tôi và một số lớp 5 khác trong trường.
Để giúp học sinh hứng thú hơn, học tốt hơn trong bộ môn Tiếng Việt nói chung và phần Từ ngữ nói riêng, tôi xin mạn phép đưa ra ý kiến đề xuất sau: Nhà trường có kế hoạch thành lập Câu lạc bộ Em yêu Tiếng Việt để tạo cơ hội cho các em giao tiếp, củng cố và mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ để sử dụng có hiệu quả trong học tập, tạo sự hứng thú say mê học, hiểu tiếng mẹ đẻ.
Có thể nội dung đề tài không phải là mới mẻ nhưng với lòng say mê nghề nghiệp và tinh thần học hỏi, chúng tôi xin được trình bày sáng kiến kinh nghiệm nêu trên. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các cấp lãnh đạo, các anh chị đồng nghiệp để đề tài này ngày càng được hoàn thiện hơn.
 
 
 
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
1/ Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 tập 1
2/ Sách giáo viên Tiếng Việt 5 tập 1
3/ Tiếng Việt nâng cao 5
4/ Mấy vấn đề về lý luận và phương pháp dạy học từ ngữ Tiếng Việt trong nhà trường (Nguyễn Đức Tôn)
5/ Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học (Lê Hữu Thỉnh – Trần Mạnh Hưởng)
  
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Một trong những nguyên tắc cơ bản của dạy Tiếng Việt là dạy học thông qua giao tiếp. Các hoạt động giao tiếp, đặc biệt  giao tiếp bằng ngôn ngữ là công cụ để học sinh tiếp cận, rèn luyện và phát triển khả năng sử dụng  từ Tiếng Việt. Từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ, vai trò của từ trong hệ thống ngôn ngữ quy định tầm quan trọng của việc dạy từ ngữ ở Tiểu học. Nếu như không có vốn từ đầy đủ thì không thể sử dụng ngôn ngữ như một công cụ giao tiếp được. Vì vậy việc cung cấp kiến thức lý thuyết về từ cũng như kỹ năng nắm nghĩa, sử dụng từ cho học sinh Tiểu học là rất quan trọng. Do đó, việc đưa học sinh vào các hoạt động học tập trong giờ Tiếng Việt được giáo viên đặc biệt quan tâm, chú ý. Tuy nhiên, ngôn ngữ Tiếng Việt của chúng ta thực sự có nhiều khía cạnh khó, một trong những nội dung khó đó là phần nghĩa của từ.
          Chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học bao gồm các phân môn: Học vần, Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập làm văn. Trong đó, nội dung về nghĩa của từ được tập trung biên soạn có hệ thống trong phần Luyện từ và câu. Một tiết cung cấp về nội dung lý thuyết, một tiết rèn kỹ năng luyện tập (mỗi tiết dạy 35 – 40 phút). Vì vậy khi dạy những kiến thức này, chúng tôi cũng như nhiều đồng nghiệp ở trong tổ nhận thấy rằng: Kỹ năng hiểu nghĩa của từ nói chung và đặc biệt là kỹ năng phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong bài “Từ nhiều nghĩa” của học sinh lớp chúng tôi và một số lớp 5 ở cùng tổ chuyên môn có rất nhiều hạn chế.
Trăn trở về vấn đề này, qua những năm giảng dạy lớp 5, bản thân tôi đã cùng đồng nghiệp thảo luận, tìm tòi và thử nghiệm một số biện pháp nhằm giúp học sinh phân biệt đúng nghĩa gốc – nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa. Đó cũng chính là nội dung mà tôi xin trình bày trong phạm vi sáng kiến “Biện pháp giúp học sinh phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp Năm”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
– Nhằm nâng cao hiệu quả của việc cung cấp từ ngữ cho học sinh lớp 5 từ đó rút ra những kết luận sư phạm ứng dụng vào việc dạy Luyện từ và câu ở tiểu học nói riêng và giảng dạy các môn học khác nói chung.
          – Cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn Luyện từ và câu của học sinh.
          – Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng phân biệt nghĩa của từ và kĩ năng vận dụng vốn từ vào trong giao tiếp và có vốn từ phong phú hơn.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
1. Phạm vi nghiên cứu:
Biện pháp giúp học sinh lớp Năm phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu.
2. Đối tượng nghiên cứu:
          Học sinh lớp 5/1 Trường Tiểu học Lâm Quang Thự, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:
– Nghiên cứu các văn kiện, các công văn, văn bản hướng dẫn giảng dạy môn Tiếng Việt, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.
2.  Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
-Tìm hiểu, khảo sát, thu thập các dữ liệu thực tiễn có liên quan.
– Phân tích, tổng hợp, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu.
V. THỜI GIAN THỰC HIỆN:
– Bắt đầu từ tháng 9 và hoàn thành vào tháng 12 năm học 2012 – 2013
 
 
 
 
 
 
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1. Về khái niệm:
* Theo tài liệu “88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học” (Tác giả Lê Hữu Tỉnh – Trần Mạnh Hưởng), Khái niệm nghĩa gốc – nghĩa chuyển của một từ nhiều nghĩa được hiểu như sau:
– Nghĩa gốc: Là nghĩa cơ bản, là nền tảng cho sự phát triển nghĩa của từ. Trong từ điển, nghĩa gốc được nói đến đầu tiên.
– Nghĩa chuyển: Là loại nghĩa được hình thành từ nghĩa gốc, có mối quan hệ mật thiết với nghĩa gốc. Trong từ điển, nghĩa chuyển được nói đến sau nghĩa gốc.
* Theo tài liệu “Lý luận – Phương pháp dạy học từ ngữ Tiếng Việt trong nhà trường của PGS – TS Nguyễn Đức Tôn cũng viết:
– Nghĩa gốc –  nghĩa chuyển: Đây là cách gọi theo quan điểm lịch đại, nhìn nhận theo quá trình phát triển ý nghĩa của từ. Nghĩa gốc là nghĩa vốn có của từ ngay từ khi xuất hiện, từ đó làm nảy sinh ra nghĩa khác. Nghĩa được nảy sinh ra từ một nghĩa nào đó được gọi là nghĩa chuyển.
– Nghĩa chính – nghĩa phụ: Đây là tên gọi theo quan điểm đồng đại.
Nghĩa chính là nghĩa được người ta nghĩ đến đầu tiên khi đọc hoặc nghe thấy một từ.
– Nghĩa phụ là nghĩa bị phụ thuộc vào vị trí của từ. Nghĩa từ chỉ khi kết hợp với những từ đặc thù nhất định thì nghĩa này mới được hiểu.
Ví dụ: Từ “răng” dùng để chỉ bộ phận cơ thể người hoặc động vật thì đây là nghĩa chính (răng người, răng chuột, sún răng, mọc răng…)
Từ “răng” dùng để chỉ bộ phận giống với răng người ở một số đồ vật thì đó là nghĩa phụ (răng bừa, răng lược…)
2. Quy luật chuyển nghĩa của từ, tài liệu:
* Quy luật nhận thức của con người:
Quá trình nhận thức của con người bao gồm hai mặt: cảm tính và lý tính. Trong đó nhận thức cảm tính là nhận thức đầu tiên. Điều này có nghĩa là tư duy của con người bao giờ cũng đi từ cụ thể, trực quan, cảm tính đến trừu tượng lý tính. Dựa vào quy luật trên, ta có thể rút ra thủ pháp nhận diện, phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của một từ như sau: Trong 2 nghĩa của từ, nếu nghĩa nào cụ thể hơn (tức là với nghĩa này, từ chỉ có hiện tượng trực quan cảm tính) thì đó là nghĩa gốc. Nghĩa nào có tính chất trừu tượng hơn (chỉ hiện tượng trừu tượng thuộc nhận thức lý tính), thì đó là nghĩa chuyển.
Ví dụ: Nghĩa của từ “chín” khi nói về quả, hạt hoặc hoa là nghĩa chính, còn khi nói về sự suy nghĩ của con người thì đó là nghĩa chuyển.
* Quy luật chuyển nghĩa của từ:
Tất cả các sự chuyển nghĩa có tính chất ẩn dụ trong ngôn ngữ đều xuất phát từ những thuộc tính của con người và từ hiện thực gần gũi nhất đối với con người đến toàn bộ thế giới còn lại. Dựa vào quy luật này, ta có thể thấy: Trong 2 ý nghĩa của một từ, nghĩa nào nói đến bản thân con người, động vật hoặc nói về các hành động, tính chất của con người thì thường là nghĩa có trước (nghĩa gốc) còn nghĩa nói về các hiện tượng khác còn lại thường là nghĩa chuyển.
Ví dụ: “răng” trong răng người, răng chuột là nghĩa chính.
                      “răng” trong răng bừa, răng cào là nghĩa chuyển.
II. THỰC TRẠNG:
1. Thuận lợi:
– Đội ngũ giáo viên cũng đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy.
– Đa số học sinh có đủ Sách giáo khoa và các đồ dùng học tập và được nhà trường quan tâm tạo mọi điều kiện học tập.
2. Khó khăn, hạn chế:
2.1) Học sinh không nắm chắc khái niệm nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ, không hiểu thế nào là từ một nghĩa, thế nào là từ nhiều nghĩa.
2.2) Học sinh xác định lẫn lộn giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
          Ví dụ: Với dạng bài tập có yêu cầu: Trong các từ gạch chân ở các dòng sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?
a) Không nên ăn quả xanh
b) Tàu vào bến ăn than
c) Càng đi xa tôi càng nhớ nhà
d) Nhà tôi ở đầu xóm
Kết quả: 35% học sinh xác định từ “ăn” trong câu b, được dùng theo nghĩa gốc (ăn = lấy, bỏ vào)
62% học sinh khẳng định từ “nhà” ở câu c, được dùng theo nghĩa gốc (nhà = nơi ở)
2.3) Đối với bài tập yêu cầu đặt câu với mỗi loại nghĩa của từ (nghĩa gốc – nghĩa chuyển), học sinh lại mắc lỗi diễn đạt ý không rõ ràng cụ thể. Vì thế, người đọc khó xác định “từ trong văn cảnh” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.
Ví dụ: Em hãy đặt một câu theo nghĩa gốc, một câu theo nghĩa chuyển của từ “đi”
Nhiều học sinh đã làm bài tập như sau:
* Trường hợp 1:
a) Cu Bin đã đi                         (nghĩa gốc)
b) Ông em đã đi                        (nghĩa chuyển)
 Đúng ra, trong trường hợp này, các em phải đặt từ “đi” trong văn bản cụ thể hơn:
a) Cu Bin đã đi(1) đựơc vài bước                                (nghĩa gốc)
b) Vì bệnh nặng, ông em đã đi(2) hôm qua                (nghĩa chuyển)
(đi (1): tự di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác bằng những bước chân nhấc lên, đặt xuống liên tiếp.) (đi(2): mất, chết, qua đời.) * Trường hợp 2:
a) Em đi học sớm mỗi ngày.      (nghĩa gốc)
b) Bố tôi đã đi công tác .          (nghĩa chuyển)
Còn ở trường hợp này, lẽ ra từ “đi” ở trong câu a phải được hiểu theo nghĩa chuyển (hay có thể gọi đó là nghĩa chuyển dần từ nghĩa gốc sang nghĩa chuyển)
          (Theo tài liệu “Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học” – Tác giả Lê Hữu Tỉnh – Trần Mạnh Hưởng)
          (Trường hợp này ngay ở một số giáo viên cũng thường nhầm lẫn)
2.4. Ngoài những hạn chế trên, học sinh còn hay lẫn lộn giữa từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc – nghĩa chuyển) với từ đồng âm.
          Ví dụ: Đặt câu theo những nghĩa khác nhau của từ “chín” và cho biết từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển.
          Học sinh làm như sau:
a) Hôm nay, em được điểm chín(1) môn toán.        (nghĩa gốc)
b) Bạn nên suy nghĩ cho chín(2) rồi hãy nói.           (nghĩa chuyển)
Thực ra, hai từ “chín” ở 2 câu trên không phải là từ nhiều nghĩa mà chúng là những từ đồng âm, vì nghĩa của hai từ này không hề có mối liên hệ với nhau.
          (chín(1): số tự nhiên đứng liền sau số 8)
          (chín(1): suy nghĩ kỹ để đạt hiệu quả cao)
3. Nguyên nhân khó khăn, hạn chế:
          Qua tìm hiểu nguyên cứu, bản thân tôi nhận thấy rằng những hạn chế trên chủ yếu do mấy nguyên nhân sau:
          a)  Thời lượng để học sinh tiếp cận và rèn luyện kỹ năng về từ nhiều nghĩa là quá ít (so với nội dung tương đối khó)
          b) Do học sinh không hiểu qui luật chuyển nghĩa của từ.
          c) Do học sinh không nhận ra mối liên hệ ý nghĩa giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Biện pháp 1: Giúp học sinh nhận biết từ một nghĩa và nhiều nghĩa.
Để học sinh nhận biết thế nào là một nghĩa, thế nào là từ nhiều nghĩa. Trước hết giáo viên có thể cho học sinh ví dụ để phân biệt từ có một nghĩa.
Ví dụ 1: (?) Em hãy giải thích nghĩa của từ “xe xích lô” ?
HS: Xe xích là một  phương tiện giao thông  sử dụng sức  người , có 3 bánh dùng để vận chuyển khách hoặc hàng hóa, thường có một hoặc hai ghế cho khách và một chỗ cho người lái xe.
Như vậy, nghĩa trên là nghĩa duy nhất của từ “xe xích lô” . Hay nói cách khác: Từ “xe xích lô” chỉ có khả năng gọi tên một sự vật duy nhất. Vậy, có thể nói từ “ xe xích lô” là từ chỉ có một nghĩa.
Ví dụ 2: (?) Em hãy nêu ý nghĩa từ “chạy” trong các câu sau:
– Nam đang chạy(1) bộ.  
– Cái đồng hồ này chạy(2) nhanh 5 phút.      
– Bà con khẩn trương chạy(3) lũ.        
– Mặt hàng này bán rất chạy(4).
HS:    Chạy(1): Di chuyển cơ thể bằng những bước nhanh.
          Chạy(2): Hoạt động của máy móc.
          Chạy(3): Đi nơi khác để tránh nguy hiểm.
          Chạy(4): Nhanh, nhiều người mua.
Từ “chạy” có khả năng gọi tên nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau, nhiều hoạt động khác nhau. Ta nói từ “chạy” là từ có nhiều nghĩa.
Với cách hướng dẫn nhận diện này, các em sẽ phân biệt từ một nghĩa và từ nhiều nghĩa một cách dễ dàng hơn, trước khi dẫn đến hình thành khái niệm nghĩa gốc – nghĩa chuyển như sách giáo khoa đã trình bày.
2. Biện pháp 2: Dựa vào mức độ cụ thể, trừu tượng của từ để phân biệt nghĩa gốc – nghĩa chuyển.

Xem thêm: xăm vùng kín con gái

a) Khi gặp hai hoặc nhiều nghĩa của từ trong văn cảnh, muốn biết từ đó dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển, chúng tôi đã hướng dẫn học sinh thông qua cách nhận biết trực quan như sau:
– Từ nào có ý nghĩa cụ thể hơn: Nghĩa của từ chỉ những sự vật, hiện tượng hoặc tính chất, hành động cụ thể, mà các em có thể cảm nhận được bằng giác quan thì từ đó được dùng theo nghĩa gốc.
– Từ nào có nghĩa trừu tượng hơn: nghĩa của từ chỉ những sự vật, hiện tượng hoặc hành động, tính chất mà các em không thể cảm nhận bằng giác quan thì từ đó được dùng theo nghĩa chuyển.
Ví dụ 1:a) Bữa tối, nhà em thường ăn cơm muộn.
                        b)Xe này ăn xăng quá!
                        c) Mẹ tôi là người làm công ăn lương.
– Ăn: chỉ hoạt động từ đưa thức ăn vào miệng. Hành động “ăn” trong câu a, là hành động cụ thể (dùng miệng để ăn)  Từ “ăn” trong câu a, được dùng theo nghĩa gốc.
– Ăn: chỉ hoạt động tiêu thụ năng lượng để máy móc hoạt động. Hành động “ăn” trong câu b, là hành động trừu tượng (không dùng miệng). Từ “ăn” trong câu b, được dùng theo nghĩa chuyển.
– Hành động ăn trong câu c, là hành động trừu tượng (không dùng miệng). Từ “ăn” trong câu c, được dùng theo nghĩa chuyển.
Như vậy, từ “ăn” nào chỉ hành động cụ thể (dùng miệng để ăn) thì từ đó được dùng theo nghĩa gốc. Từ “ăn” chỉ hành động (không dùng miệng) là những từ dùng theo nghĩa chuyển.
Ví dụ 2: a) Thanh sắt cứng quá, không uốn cong được.
     b) Tay nghề của cô ấy rất cứng.
     c) Nó rất cứng đầu.
– Cứng: khó bị biến dạng. Từ “cứng” ở câu a, chỉ tính chất cự thể (có thể cảm nhận bằng cơ sở, nắm để nhận ra) => Từ “cứng” ở câu a, được dùng theo nghĩa gốc.
– Cứng: có trình độ cao, vững vàng. Từ “cứng” ở câu b, chỉ tính chất trừu tượng (không thể sờ, nắm) => Từ “cứng” được dùng theo nghĩa chuyển.
– Cứng: bướng bỉnh, khó bảo. Từ “cứng” ở câu c, chỉ tính chất trừu tượng (không thể sờ, nắm) => Từ “cứng” được dùng theo nghĩa chuyển.
Như vậy, qua cách nhận diện trên, từ “cứng” chỉ tính chất cụ thể (dùng tay để sờ, nắm được) thì từ đó được dùng theo nghĩa gốc. Từ “cứng” chỉ tính chất trừu tượng (không sờ, nắm được) là từ được dùng theo nghĩa chuyển.

**

Để học sinh dễ hình dung, chúng tôi cho các em làm quen với sơ đồ nghĩa gốc – nghĩa chuyển của từ như sau:
 
         T
                                                       (cụ thể)
 
 
Hoặc: T       ->      T1     ->      T2     ->      T3     ->      ……
      (Cụ thể)                         (Trừu tượng)
                   T       : Nghĩa gốc
          T1, T2, T3   : Nghĩa chuyển
b)  Nếu cả hai nghĩa đều cụ thể, khó phân biệt được nghĩa nào cụ thể hơn, nghĩa nào trừu tượng hơn, thì có thể hướng dẫn học sinh dựa vào các dấu hiệu sau:
– Nếu nghĩa của từ nào nói đến bản thân con người (hoặc động vật), hoặc tính chất, hành động của con người thì từ đó được dùng theo nghĩa gốc.
– Nếu nghĩa của từ nói đến các đồ vật, vật có hình dáng, tính chất, hành động gần giống con người thì từ đó được dùng theo nghĩa chuyển.
Ví dụ 1: Từ “tai”
a) Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha.
b) Chiếc ấm này, tai đã sứt.
          – Tai: cơ quan hai bên đầu người, động vật. Từ “tai” dùng chỉ bộ phận cơ thể người. Từ “tai” ở câu a, được dùng theo nghĩa gốc.
          – Tai: bộ phận của vật có hình dáng giống cái tai. Từ “tai” chỉ bộ phận của vật. Từ “tai” ở câu b, được dùng theo nghĩa chuyển.
          Ví dụ 2: Từ “reo”
a) Bé reo lên: “Mẹ về!”.
b) Hàng thông reo trước gió.
          – Reo: kêu lên tỏ ý vui mừng, phấn khởi. Từ “reo” ở câu a, chỉ tiếng kêu của người. Từ “reo” được dùng theo nghĩa gốc.
          – Reo: phát ra tiếng kêu đều, nghe vui tai. Từ “reo” ở câu b, chỉ tiếng kêu của vật. Từ “reo” ở câu b, được dùng theo nghĩa chuyển.
Với cách làm này, các em dễ dàng phân biệt nghĩa của từ: “chân” trong chân gà với “chân” trong chân giường, chân núi; “mắt” trong mắt em bé với “mắt” trong mắt tre, mắt lưới, …
 
3. Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh phát hiện ra mối liên hệ ý nghĩa giữa nghĩa chuyển với nghĩa gốc của từ.
Để nhận diện được một từ nào đó có phải là nghĩa chuyển được hiểu rộng từ nghĩa gốc của từ đó hay không. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra những nét giống nhau trong ý nghĩa của các từ. Nếu từ đó có nét giống so với nghĩa ban đầu thì từ đó được dùng theo nghĩa chuyển. Nếu từ đó có nghĩa hoàn toàn khác xa với nghĩa ban đầu thì từ đó là từ đồng âm.
Ví dụ 1:
a) Nó bị ướt từ đầu đến chân.
(chân: bộ phận cuối cùng của cơ thể người hoặc động vật, để đi, đứng)
b) Chân giường bị  gãy.
(Chân: bộ phận cuối cùng của đồ dùng, có tác dụng đỡ bộ phận khác).
c) Ở chân núi phía xa, bầu trời như thấp dần.
(Chân: Phần cuối cùng của một vật, tiếp giáp và bám chặt với mặt nền).
Từ “chân” trong 3 câu trên cùng có nét nghĩa giống nhau: cùng chỉ bộ phận dưới cùng.Vậy, “chân” trong chân giường, “chân” trong chân núi là nghĩa chuyển của từ “chân” trong chân người.
Ví dụ 2:
a) Tiếng người hú.
(hú: cất lên tiếng to, vang, kéo dài để gọi nhau).
b) Tiếng còi tàu  hú vang trong đêm.
c) Ngoài trời, gió hú từng cơn.
(hú: phát ra tiếng kêu như tiếng hú)
Từ “hú” trong 3 câu trên có nét nghĩa giống nhau: cùng phát ra âm thanh.Vậy “hú” trong còi hú, “hú” trong gió hú là nghĩa chuyển của “hú” trong người hú.
4. Biện pháp 4: Hướng dẫn phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm:
          Để giúp học sinh không nhầm lẫn giữa từ nhiều nghĩa và từ cùng âm khác nghĩa, có thể cho học sinh dựa vào một số dấu hiệu phân biệt sau đây:
Dấu hiệu phân biệt Từ nhiều nghĩa
(Nghĩa gốc – nghĩa chuyển) Từ đồng âm Giống nhau – Đọc giống nhau, viết giống nhau
– Dựa vào văn cảnh để xác định nghĩa của từ. – Đọc giống nhau, viết giống nhau.
– Dựa vào văn cảnh để xác định nghĩa của từ. Khác nhau – Luôn luôn cùng từ loại – Thường khác từ loại   Ví dụ:
Lan ăn cơm.
      ĐT
Xe ăn hàng ở cảng.
    ĐT
 
 
 
 
 
 
 
 
– Giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ luôn có mối quan hệ về nghĩa.
– Tất cả nghĩa chuyển đều xuất phát từ quy luật chuyển nghĩa của từ.
Ví dụ:
Ngôi nhà (1) vừa mới xây xong.
Cà nhà (2) vui vẻ trò chuyện .
Nhà (1): chỉ nơi ở.
Nhà(2): Chỉ những người sống trong nơi ở đó. Ví dụ:
Chúng nó tranh nhau quả bóng.             ĐT
         
Mọi người đang xem tranh.
                                  DT
* Nếu cùng từ loại thì phần lớn là danh từ.
Ví dụ:
Tấm vải này dày quá.
         DT
Năm nay quê em được mùa vải. DT                              
– Các từ đồng âm có nghĩa khác xa nhau.
– Một số từ đồng âm xuất hiện từ quy luật chuyển từ loại.
Ví dụ:
Bố đẽo cày(1).
Bố đang cày ngoài đồng(2).
Cày(1): Danh từ chỉ 1 loại nông cụ.
Cày(2): Động từ dùng chỉ cày để lật đất lên (chuyển loại từ danh từ sang động từ)  
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Sau khi áp dụng các biện pháp nêu trên, học sinh đã xác định đúng nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ và phân biệt giữa từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, kết quả tiếp thu và chất lượng học tập của học sinh có những tiến bộ như sau:
– Học sinh phân biệt được từ một nghĩa với từ nhiều nghĩa một cách dễ dàng.
– Nhờ dựa vào dấu hiệu cụ thể và trừu tượng của các từ mà học sinh phân biệt chính xác được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ trong nhiều văn cảnh khác nhau.
– Nhờ hiểu nghĩa của từ nên học sinh đặt câu hỏi đúng, phù hợp với ý nghĩa của mỗi từ theo nghĩa gốc hoặc nghĩa chuyển.
– Nhờ nắm bắt được mối quan hệ về nghĩa của từ nhiều nghĩa và các dấu hiệu phân biệt giữa từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, học sinh đã có kỹ năng nhận diện tốt từ nhiều nghĩa và từ đồng âm.  Điều này giúp cho các em không những học tốt kiến thức về “Từ nhiều nghĩa” mà còn có tác dụng giúp các em tiếp thu nhanh bài “Từ đồng âm” trong chương trình.
– Hiểu được ý nghĩa và tác dụng của nghĩa bóng tu từ, giúp các em phát hiện nhanh, đúng các tín hiệu nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ thể hiện trong văn cảnh, góp phần nâng cao khả năng cảm thụ cái hay cái đẹp của bài văn, bài thơ. Đồng thời giúp các em biết sử dụng đúng các nghĩa bóng tu từ trong khi thể hiện bài văn viết của mình một cách cụ thể sinh động và giàu hình ảnh.
Kết quả được thể hiện cụ thể trong bảng số liệu sau:
 
Tiết Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % Khi chưa áp dụng sáng kiến. 37 10 27% 9 24.3% 15 40.5% 3 8.1% Khi đã áp dụng
 sáng kiến. 37 13 35.1% 14 37.8% 9 24.3% 1 2.7 %  
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Để mang lại hiệu quả cao trong việc giúp học sinh phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp Năm người giáo viên cần phải:
– Xác định đúng mục đích, yêu cầu của bài dạy. Tham khảo thêm những tài liệu có liên quan đến việc dạy Luyện từ và câu.
– Nắm vững những nội dung cần dạy học cho học sinh, nghiên cứu xây dựng nội dung dạy học một cách hợp lý, khoa học với mục đích giúp học sinh giải nghĩa từ, mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ và sử dụng có hiệu quả vốn từ.
– Giáo viên cần tìm tòi, học hỏi để vốn từ của bản thân thật phong phú và phải có khả năng sử dụng từ ngữ…
– Lựa chọn và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học, các hình thức củng cố luyện tập tạo sự hứng thú say mê học Luyện từ và câu của học sinh.
– Mạnh dạn đề xuất ý kiến điều chỉnh một số nội dung chưa hợp lý và bổ sung những kiến thức làm nội dung phong phú hơn, chất lượng hơn.
– Giáo viên luôn có ý thức tôn trọng nhân cách và ý kiến của học sinh trong giờ học. Vận dụng hợp lý các hình thức khen thưởng kịp thời, nhắm khuy?

Rate this post

Viết một bình luận