Trẻ mấy tháng ăn dặm? Ăn dặm mấy bữa một ngày theo từng tháng

Trẻ mấy tháng ăn dặm? Chế độ ăn mấy bữa một ngày theo từng tháng tuổi như nào hợp lý. Nên bổ sung các thực phẩm như cá, tôm, phô mai, đường, bột mặn, thịt bò cho bé từ mấy tháng thì đảm bảo bé hấp thu tốt? Và rất rất nhiều các câu hỏi khác được các mẹ quan tâm khi bé bắt đầu bước vào tuổi ăn dặm. Vì thế nay Hà sẽ chia sẻ các kinh nghiệm bé mấy tháng ăn dặm thì tốt các mẹ cùng theo dõi nhé.

Ăn dặm là gì?

Ăn dặm là một giai đoạn trong quá trình lớn lên và phát triển của trẻ nhỏ. Là quá trình bé được tiếp xúc với các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ, nhằm cung cấp thêm chất dinh dưỡng hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ.

Ăn dặm là bước chuyển lớn của bé từ chế độ ăn loãng bằng sữa mẹ sang thức ăn dạng đặc dần thứ tự từ cháo loãng, cháo sệt, cháo nguyên hạt, cơm nát, cơm nguyên hạt.

Ngày nay, đã có nhiều phương pháp ăn dặm được nhiều mẹ áp dụng như ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm tự chỉ huy BLW, tuy nhiên mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Vì vậy, mẹ hãy là người thông minh lựa chọn để mang lại kết quả tốt nhất cho con và để ăn dặm không còn là cuộc chiến.

Trẻ mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?

Nhiều bạn băn khoăn trẻ 4 tháng, 5 tháng tuổi đã ăn dặm được chưa. Thực tế theo một số nghiên cứu thì trẻ từ 4 – 6 tháng mẹ hoàn toàn có thể bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm. Vì khi đó bé đã phát triển hoàn thiện, cơ thể có thể tiết ra một loại enzyme có tên amylase có chức năng tiêu hóa tinh bột trong các thực đơn ăn dặm.

Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyến cáo thời điểm TỐT NHẤT cho trẻ ăn dặm là khi bé tròn 6 tháng tuổi. Khi đó hệ tiêu hóa của bé sẽ có khả năng hấp thụ được trọn vẹn protein từ thịt, cá, trứng, sữa… và hạn chế mắc các bệnh về đường ruột.

Ngoài ra, khi trẻ bước sang tháng thứ 6 mẹ có thể cho bé ăn dặm với điều kiện bé có thể giữ thẳng đầu, tự ngồi hoặc ngồi dựa gối, trọng lượng cơ thể đã tăng gấp đôi so với trọng lượng khi mới sinh.

Nhiều cha mẹ thấy bé chậm tăng cân, và thấy con có dấu hiệu đòi ăn mà sót ruột muốn cho trẻ tập ăn sớm. Nên để trả lời được chính xác câu hỏi trẻ mấy tháng ăn dặm thì các mẹ nên theo dõi thể trạng của bé tránh cho bé ăn quá sớm sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của bé sau này.

Hãy cho bé ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi để bé phát triển tốt nhất. 

Những dấu hiệu nào để mẹ nhận biết trẻ muốn ăn dặm.

Trẻ 6 tháng ăn dặm là tiêu chuẩn chung, nhưng không phải là tiêu chuẩn duy nhất để mẹ áp dụng khi cho bé. Mẹ hãy quan tâm bé và để ý quan sát thêm những dấu hiệu sau đây để giúp bé sẵn sàng cho quá trình ăn dặm tốt hơn. Mỗi trẻ phát triển một cách khác nhau nên đừng đi tìm câu trả lời trẻ mấy tháng ăn dặm mà hãy quan sát kỹ chính con mình bạn nhé

  • Trẻ háu đói, bú nhiều hơn và số lần bú tăng lên cũng như khoảng thời gian giữa các lần bú gần hơn.
  • Thích nhìn người lớn ăn và với tay đòi bốc.
  • Bé hay cho tay vào miệng mút, có khi cho cả bàn tay
  • Bé hay chảy nước bọt
  • Mỗi lần người lớn mớm thức ăn bé đều thích thú.

Những tác hại khi cho bé ăn dặm quá sớm.

Nếu mẹ cho bé ăn dặm sớm quá, trước 6 tháng thì bé sẽ có nguy cơ gặp phải những tác hại như sau:

  • Trẻ sẽ lười ti mẹ, lâu dần sẽ chán và bỏ bú.
  • Trẻ dễ bị mắc béo phì do bổ sung chất dinh dưỡng quá sớm
  • Trẻ dễ bị dị ứng thức ăn do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt
  • Thận bé dễ tổn thương, hại thận do phải làm việc quá sớm và quá tải.
  • Nguy cơ dạ dày và rối loạn tiêu hóa do hệ tiêu hóa chưa đủ enzim để có thể tiêu hóa và hấp thụ thực phẩm ngoài sữa. Vì vậy, bé hay gặp các triệu chứng: đầy bụng, khó tiêu, táo bón…
  • Với những bé còn ít tháng, nguy cơ bị nghẹn, ngạt thở khi ăn dặm cũng có thể gặp.

Trẻ mấy tháng ăn dặm? lợi ích khi cho bé ăn dặm đúng thời điểm.

Nếu trẻ ăn dặm đúng thời điểm thì sẽ có rất nhiều những lợi ích tốt cho sức khỏe như sau:

Giảm nguy cơ dị ứng thực phẩm: khi đủ 6 tháng tuổi đồng nghĩa với việc cơ quan tiêu hóa của bé đã hoàn thiện cơ bản và có thể dung nạp các chất dinh dưỡng từ thực phẩm khác ngoài sữa mẹ

Giảm các nguy cơ thiếu máu vì thiếu sắt: Theo nghiên cứu thì trẻ dễ bị thiếu hụt sắt khi bước vào tháng thứ 6 và thứ 7 trở đi. Bởi vậy, việc ăn dặm đúng thời điểm sẽ giúp bé giảm thiểu các nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.

Ăn dặm đúng thời điểm sẽ giúp bé hợp tác hơn: Khi bước vào tháng thứ 6 nhu cầu về chất dinh dưỡng cũng đòi hỏi cao hơn. Việc bổ sung ăn dặm vào giai đoạn này sẽ là động lực để khiến bé thích thú hơn trong việc ăn. Từ đó, mẹ không còn lo ngại tình trạng trẻ biếng ăn nữa.

Những yêu tắc cần biết khi cho bé ăn dặm.

Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ cần xây dựng những nguyên tắc phù hợp để hạn chế những tác hại và phát huy tối đa những điểm tích cực như sau:

  • Thời điểm bắt đầu ăn dặm là 6 tháng và kết thúc khi bé tròn 24 tháng.
  • Cho bé làm quen từ bột ngọt đến bột mặn: Cho bé bắt đầu với thực phẩm có vị ngọt như bột rau củ, trái cây rồi dần làm quen với thịt, cá, trứng…
  • Ăn từ loãng đến đặc dần: Do thức ăn chủ yếu của bé giai đoạn trước đó là sữa mẹ dạng loãng nên khi mới bắt đầu tập cho bé ăn dặm mẹ cần cho bé ăn loãng, sau đó đặc dần.
  • Cho bé khoảng thời gian 3-5 ngày để làm quen với thức phẩm mới. Và mỗi ngày chỉ nên thử một loại thực phẩm mới để xem bé có bị dị ứng hay không? Có thích món đó hay không?
  • Mỗi ngày hãy cho bé ăn khoảng thời gian nhất định và mỗi lần từ 2 -3 thìa rồi tăng dần sau 3-5 ngày.

Trẻ mấy tháng ăn dặm? ăn mấy bữa thì phù hợp?

Có được nêm thêm gia vị vào thức ăn dặm của bé không?

Với trẻ dưới 1 tuổi được khuyến cáo là không nên nêm thêm gia vị như mắm, muối…vào thức ăn dặm. Bởi vì, hệ tiêu hóa của bé còn non nớt. Đặc biệt, thận chưa thể lọc được các chất độc nên nếu nêm gia vị sẽ khiến thận làm việc quá tải và dễ suy thận. Để hiểu rõ hơn về vấn để này các bạn có thể đọc bài “Có nên cho muối vào thức ăn dặm cho trẻ hay không?” 

Cách chọn bột ăn dặm cho trẻ như thế nào là đúng?

Hiện nay, thị trường bột ăn dặm của trẻ rất đa dạng và phong phú. Mẹ cần tìm hiểu kĩ các thông tin về thương hiệu sản phẩm, đánh giá của khách hàng về sản phẩm, xuất xứ, thành phần, hạn sử dụng trên bao bì sản phẩm.

Bột ăn dặm của trẻ phải đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng như chất đạm, các Vitamin thiết yếu như Vitamin A, B, C và các khoáng chất như canxi, magie,photpho…

Trong giai đoạn đầu do bé mới làm quen với bột ăn dặm vì vậy, mẹ nên chọn vị gần giống với sữa mẹ để bé quen dần.

Bột ăn dặm hiện nay có hàng nội địa, hàng nhập khẩu mỗi loại đều có những ưu điểm vượt trội riêng. Tuy nhiên, mẹ có thể lựa chọn loại phù hợp nhất với đặc điểm của trẻ Việt Nam thì nên chọn hàng nội địa hoặc hàng sản xuất tại Châu Á như Nhật Bản.

Bột ăn dặm dành cho các bé phải đảm bảo độ an toàn, lành tính cao. Mẹ cần chọn những sản phẩm có nguồn nguyên liệu thiên nhiên, bột có độ mềm mịn. Sau dần, theo thời gian mẹ tăng độ thô dần lên để trẻ rèn luyện kĩ năng nhai tốt hơn. Nếu còn băn khoăn chưa biết nên chọn bột ăn dặm cho bé loại nào tốt nhất thì bạn tham khảo thêm bài này nhé .

Thời gian biểu phù hợp trong ngày để cho bé ăn dặm tốt nhất.

Thiết lập một thời gian biểu để cho bé ăn dặm khoa học các mẹ cũng cần biết để hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của bé. Dưới đây là thời gian biểu các mẹ có thể tham khảo để áp dụng:

Thời gian

Lịch sinh hoạt và ăn dặm

Sáng

6h30: Ngủ dậy và uống sữa
7h30: Ăn dặm bữa sáng
8h30: Ngủ giữa buổi sáng
10h: Uống sữa
11h30: Ngủ trưa

Chiều

13h: Uống sữa
14h: Ngủ giữa buổi chiều
15h30: Uống sữa
16h30: Ăn dặm bữa chiều

Tối

18h: Bắt đầu thói quen trước khi đi ngủ
19h: Uống sữa
20h: Bé ngủ đêm

Mấy tháng cho bé ăn dặm? Ăn dặm mấy bữa 1 ngày theo từng tháng

Bé mấy tháng ăn dặm là tùy thuộc vào mức độ phát triển ở từng bạn. Vì thế nên thời gian ăn dặm có thể bắt đầu từ 4 – 6 tháng. Các mẹ nên theo dõi bé để nhận ra các tín hiệu cho bé ăn đúng thời điểm nhất. Dưới đây là số bữa trẻ nên ăn dặm ở từng tháng tuổi bố mẹ nên áp dụng, không nên ép trẻ ăn quá nhiều dẫn tới hại nhiều hơn lợi

Trẻ 4 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa?

Với các bé 4 tháng tuổi hệ tiêu hóa còn rất non nớt nên nếu mẹ phải đi làm sớm mới bắt buộc cho bé ăn dặm sớm như này thôi nhé. Tần suất cho bé ăn bắt đầu  ngày 1 lần để bé tập làm quen với thực phẩm ngoài sữa mẹ. Bạn có thể pha thêm nước cháo, nước cơm hoặc súp rau vào sữa bột cho bé ở các bữa ăn đầu tiên.

Lúc đầu, nên bớt lượng sữa bằng 2/3 lượng lúc pha sữa với nước đun sôi. Sau đó, khi trẻ đã quen dần, có thể tăng lượng sữa lại như bình thường.

  • Nước cháo: có thể nấu đơn giản từ gạo tẻ hoặc gạo nếp. Ngoài ra, bạn có thể cho thêm một số thành phần khác như cà rốt, bí đỏ…sau đó chắt lấy nước dung để pha sữa.
  • Nước rau: các loại rau xanh, củ quả rửa sạch, cắt nhỏ, ninh nhừ. Sau đó nghiền kĩ bằng thìa to, lọc lấy nước để pha sữa.

Vậy trẻ 4 tháng ăn dặm ngày mấy bữa? Bạn bắt đầu cho bé ăn ngày 1 bữa và có thể tăng lên tối đa 2 bữa khi bé gần đủ 5 tháng tuổi. Mỗi lần chỉ nên cho bé ăn 1 chút không nên cho bé ăn quá nhiều bạn nhé.

Trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày?

Nếu như trẻ 5 tháng mới bắt đầu ăn dặm thì bạn chỉ nên cho bé ăn 1 bữa 1 ngày, lượng ăn cũng ít một rồi tăng dần để con làm quen. Còn nếu đã bắt đầu ăn dặm từ 4 tháng thì mẹ có thể cho ăn 2 bữ, mỗi bữa 3 muỗng thức ăn. Khi trẻ đã dần que với việc ăn dặm sớm mẹ có thể duy trì 2 bữa 1 ngày

Lưu ý khi trẻ mới ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé bắt đầu làm quen với 1 loại thực phẩm/bữa. Đặc biệt nấu bữa nào ăn bữa đó, đa dạng món và các nhóm dưỡng chất. Đồng thời bổ sung thêm khoảng 50-100 ml nước trái cây hoặc trái cây tán nhuyễn để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cần thiết. 

1 số món ăn dặm cho trẻ 5 tháng tuổi mẹ có thể áp dụng cho bé ăn 1 đến 2 bữa một ngày như cháo trắng ninh mềm, bột súp lơ, bột khoai lang

Bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày

Bé 6 tháng tuổi các mẹ chỉ nên cho ăn mỗi ngày 2 cữ cháo. Bạn nên nấu cháo có đủ 4 nhóm thực phẩm (thịt/cá, gạo, rau/củ, dầu/mỡ) để bé tập làm quen với các loại thực phẩm và đủ năng lượng. Tuy nhiên, mẹ cũng nên lưu ý chọn thời gian 2 bữa ăn trong ngày cách xa nhau, để bé có đủ thời gian tiêu hóa lượng thức ăn vừa “nạp”.

Giai đoạn đầu khi bé mới bắt đầu tập ăn mẹ có thể mua bột ăn dặm pha sẵn để cho bé ăn trước. Lưu ý cho trẻ ăn từ từ từng nhóm vì thận bé tương đối yeeusm nếu nạp quá nhiều lượng đạm sẽ tạo gánh nặng cho thận. Vì thế ở giai đoạn 6 tháng mẹ không nên quá áp lực phải cho bé ăn dặm được ngày mấy bữa. Mà hãy cho bé ăn từ từ 1 chút một từ ít đến nhiều, cân đo lỹ lưỡng các nhóm dinh dưỡng phù hợp cho bé, nhất là đạm và muối.

Bé 7 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa

7 tháng cơ thể trẻ đã có một bước tiến mới nhất là với hệ đường ruột đã phát triển hoàn chỉnh hơn, bé đã sẵn sàng cho công cuộc khám phá phẩm thực với các bữa ăn đầu đủ các thành phần từ tinh bột, đạm, chất béo cho đến hoa quả.

Ở giai đoạn này trẻ cũng bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên vì thế thay vì cho trẻ ăn cháo xay nhuyễn hoặc toàn bột các mẹ cũng cần điều chỉnh độ thô của thức ăn để tập cho con phản xạ nhai. Với trẻ ở giai đoạn 7 tháng tuổi này bạn có thể cho trẻ ăn ngày 3 bữa và đan xen thêm đồ ăn phụ vào. Sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính nên mẹ vẫn cần duy trì cho bé khoảng 700ml- 900ml mỗi ngày.

Trẻ 8 tháng ăn dặm mấy bữa

Với các bé ăn dặm theo cách truyền thống thì 8 tháng tuổi bố mẹ vẫn duy trì cho bé ăn 3 bữa bột 1 ngày. Ngoài ra có thể bổ sung thêm các bữa phụ xen kẽ như bánh ăn dặm, sữa chua hoặc hoa quả.

Dạ dày của trẻ em 8 tháng vẫn còn rất nhỏ nên mẹ nên cho bé ăn từ từ, nếu trẻ ăn hết thì hôm sau có thể cho ăn tăng thêm, không nên ép bé ăn 1 lúc quá nhiều. Số lượng bữa ăn có thể duy trì 3 bữa/ngày và ăn cùng với bữa cơm của gia đình. Chú ý thời gian giữa các bữa ăn bố mẹ nên cách ít nhất 1 giờ để bé có thời gian tiêu hóa thức ăn.

Bé 9 tháng ăn mấy bữa cháo 1 ngày

Ở mốc 9 tháng tuổi bé có thể ăn 3 bữa cháo/bột với đầu đủ 4 nhóm dinh dưownxg vitamin, chất đạm, chất béo và chất xơ cùng với khoảng 600ml sữa mẹ/sữa công thức. Nếu bé nào mẹ cho ăn thô sớm có thể bắt đầu cho bé ăn bột đặc hoặc cơm nhuyễn để bé học cách nhai. Ngoài các thực phẩm trên bố mẹ có thể đổi bữa cho bé 9 tháng bằng các thức ăn như nui, mì để kích thích bé ăn ngon hơn.

1 ngày các mẹ nên gom lại để thành chia thành 3 bữa chính và 3-4 bữa phụ cho trẻ 9 tháng tuổi. Tuyệt đối không nên rải bữa ăn ra suốt ngày làm mất khoảng thời gian chơi và ngủ của cháu, vì chơi hợp lý và ngủ đủ giấc cũng rất cần để trẻ tăng trưởng.

Nhu cầu dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi phải đảm bảo cho bé ăn đủ 3 bữa chính, 3 bữa phụ và sữa mẹ và không kéo dài thời gian quá 30 phút cho một bữa ăn.

  • 3 bữa ăn chính sẽ gồm: Cháo, bột hoặc cơm nhão với tổng tăng dần từ khoảng 60 – 90g gạo tẻ trắng, 60 – 90g thịt, tôm, cá… 15g dầu mỡ, rau xanh, quả chín…
  • 3 bữa phụ: Trái cây, chế phẩm từ sữa như yaourt, phomai, bánh quy…
  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức: Khoảng 500 – 600 ml/ngày

Trẻ ăn dặm ăn bao nhiêu là đủ?

Nguyên tắc khi cho bé ăn dặm là ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều. Ở các bữa đầu tiên mẹ chỉ nên cho con ăn 1 đến 1 thìa cháo loãng nhỏ. Nếu trẻ tỏ ra háo hức thì bạn có thể tăng dần đều lượng thức ăn ở mỗi bữa sau đó, cho đến khi bé ăn được khoảng 50 – 100ml mỗi lần

Trong năm đầu, ngoài việc tăng số lượng thức ăn trong mỗi bữa, số bữa của trẻ cũng cần được tăng dần, bắt đầu bằng một bữa mỗi ngày, sau đó cứ 2 tháng lại tăng thêm một bữa, cho tới khi bé ăn được 3 bữa mỗi ngày. Ví dụ bé 6 tháng ăn 1 bữa bột mỗi ngày, bé 8 tháng ăn 2 bữa và bé 10 tháng ăn 3 bữa bột mỗi ngày. 

Khi bé ăn dặm tăng lên thì nhu cầu bú mẹ hoặc uống sữa của bé sẽ giảm. Nhưng các bạn không nên cắt bỏ nó mà phải duy trì hàng ngày vì dưới 1 tuổi thì nguồn dinh dưỡng chính của bé vẫn đều từ sữa là chủ yếu

Một số gợi ý về chế độ ăn dành cho trẻ ăn dặm: 

Tuổi

Loại thức ăn

Lượng thức ăn/ bữa  

Số bữa/ ngày  

6-7 tháng

Bột loãng, sền sệt rồi đặc.

Thức ăn xay hoặc nghiền

100-200 ml

1 bữa + bú mẹ

8-9 tháng

Bột đặc  

Thức ăn nghiền hoặc thái nhỏ

200 ml

2 bữa + bú mẹ

10-12 tháng

Bột đặc

Thức ăn thái nhỏ, cắt khúc để trẻ có thể cầm nắm được.

200-250 ml

3 bữa + bú mẹ 

12-24 tháng

Cháo

Thức ăn thái nhỏ, cắt khúc.

250-300 ml

3 bữa + bú mẹ

Sau 24 tháng

Ăn cơm cùng gia đình

Thực đơn cho trẻ 6-8 tháng tuổi

(Khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia)

 

Bột tôm

Bột trứng

Bột thịt

Bột cá

Bột gan

Tinh bột 

Bột gạo tẻ 20 g

(4 thìa cà phê)

Đạm 

Tôm tươi

 bỏ vỏ giã nhỏ 

 

 

 

15g

Trứng

1 lòng đỏ trứng gà/ 4 lòng đỏ trứng chim cút

 

10g

Thịt nạc

 

 

 

 

 

10g

Cá quả

gỡ bỏ xương 

 

 

 

10g

Gan gà, lợn băm/nghiền

 

 

 

 

10g

Rau 

Rau xanh giã nhỏ

2 thìa cà phê

Mỡ/dầu ăn

1 thìa cà phê

Nước

1 bát con

* Chú thích: 1 thìa cà phê thịt, cá, tôm, bột gạo, bột đậu xanh tương đương 5 g.

 Thực đơn cho trẻ 9-11 tháng

(Khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia)

 

Bột tôm  

Bột cua

Bột thịt

Bột cá

Bột gan

Tinh bột 

Bột gạo tẻ 25 g

(5 thìa cà phê)

Đạm 

Tôm tươi

(bỏ vỏ, giã nhỏ)

 

 

15 g

Cua đồng

 

 

 

 

30g

Thịt nạc

 

 

 

 

15g

Cá quả

gỡ bỏ xương

 

 

 

15g

Gan gà, lợn (băm/nghiền)

 

 

 

15g

Rau 

Rau xanh giã nhỏ

2 thìa cà phê

Mỡ/dầu ăn

1 thìa cà phê

Nước

1 bát con

 Thực đơn cho trẻ 12-23 tháng tuổi

(Khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia) 

 

Cháo tôm  

Cháo trứng

Cháo thịt

Cháo cá  

Cháo lươn

Tinh bột 

Gạo tẻ 40 g  

Đạm 

Tôm tươi

bỏ vỏ, giã nhỏ

 

25 g

Trứng gà

1 quả

 

 

30g

Thịt

(lợn, gà, bò)

 

 

25g

Cá chép luộc chín gỡ xương

 

 

25g

Lươn

 

 

 

25g

Rau

Rau xanh thái nhỏ

2-3 thìa cà phê

Mỡ/dầu ăn

1,5 – 2 thìa cà phê

Nước

Vừa đủ  

Các thực phẩm bé ăn dặm được theo từng tháng

Trẻ em khi bắt đầu bước vào tuổi ăn dặm không phải thực phẩm nào cũng có thể cho bé ăn được. Vì hệ tiêu hóa của bé còn yếu ớt nên bố mẹ cần chọn lựa những loại thực phẩm phù hợp cho từng lứa tuổi. Tránh cho bé ăn những loại thực phẩm quá nhiều chất bé chưa thể hấp thụ được dẫn tới khó chịu, ậm ạch, quấy khóc thậm chí là tiêu chảy….

Bé mấy tháng ăn được phô mai?

Theo nhiều bác sỹ và chuyên gia dinh dưỡng thì bé 6 tháng trở lên có thể bắt đầu ăn được váng sữa và phô mai. Lượng phô mai cho bé ăn tuỳ thuộc vào độ tuổi& cân nặng của các bé, chi tiết mẹ có thể tham khảo bảng bên dưới nhé!

Phô mai tươi màu trắng dạng kem:

  • 13g/lần với những bé từ 5 – 6 tháng.
  • 20 -24g/lần: 7 – 8 tháng.
  • 24g/lần: 9 – 11 tháng.
  • 24-29g/lần: 12 – 18 tháng.

Loại phô mai miếng, viên:

  • 12-14g/lần: 7 -8 tháng.
  • 14g/lần: 9 – 11 tháng.
  • 14-17g/lần: 12-18 tháng.

Cho trẻ ăn phô mai đúng cách như sau

  • Phô mai thường dùng để ăn ngay (giống như một loại bánh) hoặc được nghiền nhuyễn, kẹp chung với bánh mì (dành cho bé trên 1 tuổi).
  • Có thể nghiền/xay phô mai chung với hoa quả (xoài, chuối, bơ…).
  • Có thể nghiền phô mai với nước ấm thành hỗn hợp sền sệt, đút cho bé ăn.
  • Phô mai có thể dùng để khuấy chung với bột ăn dặm hay với cháo dành cho bé.
  • Nấu chung phô mai với bột/cháo của bé, khi bột/cháo chín, mẹ tắt bếp, bắc xoong xuống, để nguội khoảng 80 độ C rồi cho lượng phô mai phù hợp với bé vào dầm tan. Đây là cách tốt nhất giữ cho phô mai không bị biến chất và mất chất.
  • Có thể nấu chung phô mai với bột gạo hoặc mì ống (tán vụn phô mai và rắc lên trên bát bột gạo cho bé).
  • Trộn chung với đậu phụ khi chế biến món ăn cho bé.
  • Khi nấu chung phô mai với bột, cháo của bé, bạn nên chọn những thực phẩm phù hợp với vị phô mai như khoai tây, cà rốt, thịt bò, gà, tôm. Không nên nấu chung với cua, lươn, rau mồng tơi, rau dền.

Ăn phô mai vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?

  • Buổi sáng: Theo như phép so sánh vui, bữa ăn sáng được ví như một vị “vua”. Nói như vậy để khẳng định rằng, việc cho bé ăn sáng đầy đủ là rất cần thiết, đảm bảo năng lượng cần thiết cho trẻ suốt cả ngày. Váng sữa cung cấp protein, vitamin và khoáng chất, chính là những chất dinh dưỡng quan trọng cho bất kỳ ai, tại bất kỳ độ tuổi nào. Vì thế, nếu mẹ đã biết được khi nào cho bé ăn váng sữa là hợp lý, mẹ cũng nên cho bé ăn váng sữa ngay sau khi ăn sáng mà không sợ bé bị đầy bụng hay không hấp thu được.
  • Buổi chiều: cũng là một thời điểm tốt để cho bé ăn váng sữa. Bởi sau một giấc ngủ trưa, bé thường có cảm giác đói bụng và buổi chiều cũng là khoảng thời gian bé hiếu động nhất. Cho nên, ăn váng sữa ngoài việc giúp bé không bị đói, mặt khác cung cấp nhiều năng lượng cho các hoạt động của bé hơn.

Trẻ mấy tháng ăn được thịt

Thông thường trẻ từ 6 tháng có thể bắt đầu bổ sung thịt vào khẩu phần ăn hàng ngày. Khi đủ 6 tháng cơ thể bé đã phát triển toàn diện hơn, dinh dưỡng trong sữa mẹ sẽ không còn đủ để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của bé nữa. Mà lúc nào trẻ cần nhiều dinh dưỡng hơn. Một trong những chất cần bổ sung nhiều nhất đó chính là sắt và sắt có nhiều trong thịt. Nên 6 tháng là thời điểm lý tưởng để bạn thêm thịt vào thực đơn ăn dặm hàng ngày cho bé.

Các bố mẹ có thể chọn thịt lợn, thịt gà hoặc thịt á nạc. Tuy nhiên thịt lợn chứa nhiều calo hơn nên bố mẹ cần kiểm soát lượng ăn tránh gây béo phì cho trẻ.

Về cách chế biến bố mẹ có thể xay rồi lọc lấy nước hoặc chế biến thành cáng dạng như băm nhỏ… để cho vào bột và cháo

Bé mấy tháng ăn được hạt sen

Hạt sen có chứa nhiều dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển về thần kinh và trí não của bé. Ngoài ra hạt sen còn giúp bé có giấc ngủ ngon và sâu hơn, hỗ trợ phát triển xương khớp tốt. Đặc biệt hạt sen có tính mát nên còn giúp trẻ thanh nhiệt, phòng chống táo bón và hạn chế cơn đau nhức khi đến tuổi mọc răng.

Vì thế từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – tháng mẹ có thể hầm nhừ rồi tán nhuyễn để nấu cháo hoặc bột cho trẻ ă. Nhưng cần lưu ý hạt sen tuy có lợi nhưng không nên cho trẻ ăn quá nhiều sẽ làm bé ngán.

Bé mấy tháng ăn được cá thu

Cá thu mẹ chỉ nên bổ sung cho bé khi con trên 12 tháng tuổi nhé. khi này hệ tiêu hóa của bé đã ổn định nên sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Nhưng các mẹ cũng không nên cho bé ăn quá nhiều, 1 tuần chỉ nên cho bé ăn tối đa 2 bữa thôi nhé.

Trẻ mấy tháng ăn được đường

Ngoài muối thì dưới 1 tuổi mẹ nên hạn chế tối đa các loại bánh kẹo, kem chứa đường. Vì nó có thể gây sâu răng bé, và còn làm trẻ chán ăn ở các bữa chính nữa. Đường không chứa nhiều dinh dưỡng, chúng cung cấp năng lượng nhưng thiếu khoáng chất, chất xơ và vitamin. Vì thế theo WHO khuyến cáo chỉ nên cho trẻ dùng liều lượng tối đa như sau:

  • Với trẻ em dưới 2 tuổi, không cần bổ sung thêm các loại đường và chế phẩm từ đường trong chế độ ăn.
  • Trẻ từ 3-8 tuổi không sử dụng quá 12gr/ngày.
  • Trẻ từ 9 tuổi trở lên cố gắng không sử dụng quá 30gr đường mỗi ngày. (Số liệu của hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ AHA 2015)

Bé mấy tháng ăn được thịt bò

Thịt bò chứa nhiều protein nên các chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ khuyên cha mẹ chỉ nên cho bé ăn khi bé 8 tháng tuổi. Với các nhóm thịt khác ít protein hơn như thịt lợn thì có thể cho bé ăn từ 6 tháng. Tuy nhiên ở Việt Nam thì các mẹ hoàn toàn có thể bắt đầu cho trẻ làm quen thịt bò từ 7 tháng, nhưng cần tuân thủ nguyên tắc thử từ ít đến nhiều để xem cơ thể bé phản ứng với nhóm thức ăn mới thế nào.

Mẹ có thể cho bé tập làm quen với thịt bò bằng cách nấu cháo thịt bò súp lơ xanh, carrot, khoai tây, đậu đỗ,… và theo dõi out put của bé xem cơ thể có tiêu hóa được không?

Trẻ mấy tháng ăn được cua đồng

Hệ tiêu hóa của trẻ em dưới 1 tuổi còn rất non yếu nên sẽ không thể hấp thu được các thực phẩm giàu Protein như cua đồng. Vì thế sớm nhất khi bé 9 tháng mẹ mới nên thử kết hợp cua đồng với 1 số loại rau như mồng tơi, rau ngót, rau rền để nấu chóa ăn dặm cho bé. Vẫn cần lưu ý cho bé ăn thử một ít một để cơ thể bé dần tập làm quen. Tần suất ăn cua đồng cũng không nên quá dày đặc làm tăng áp lực cho hệ tiêu hóa của bé, mẹ chỉ nên giới thiệu 1 tuần 1 bữa thôi nhé.

Những nhóm chất cần có trong thực đơn ăn dặm của bé?

Trong mỗi thực đơn ăn dặm của bé, mẹ cần đáp ứng đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cơ bản sau đây:

Nhóm tinh bột: Tinh bột có nhiều trong bột gạo, bột khoai lang, bột khoai tây…

Nhóm chất đạm: Thịt nạc, thịt gà, thịt cá trắng, trứng gà. Tuy nhiên, từ tháng thứ 6 mẹ chỉ nên cho ăn thịt nạc và trứng. Bắt đầu từ tháng thứ 7 mẹ có thể bổ sung thêm thịt cá trắng.

Nhóm chất béo: Chất béo có nhiều trong dầu thực vật, hạt ngũ cốc giàu chất béo, mỡ động vật.

Nhóm các Vitamin, khoáng chất và chất xơ: có nhiều trong các loại rau xanh và trái cây chín. Mẹ có thể cho bé ăn các loại rau như: rau bó xôi, cải ngọt, rau ngót, bí đao, bí đỏ..các loại trái cây như: táo, bơ, lê, chuối…

Lần đầu ăn dặm, cho bé ăn bao nhiêu là hợp lý?

Lần đầu tiên cho bé ăn dặm, mẹ chỉ có thể cho bé ăn ít tầm ½ -1 thìa/ lần để bé làm quen dần. Dó lúc này, hệ tiêu hóa của bé còn non yếu và kích thước dạ dày của bé còn nhỏ không thể chứa được lượng lớn thức ăn dặm.

Sau đó, theo từng tháng tuổi mẹ sẽ tăng độ thô của bột/ cháo và số lần ăn trong ngày cũng như số lượng bột/ cháo để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé.

Nhu cầu về sữa của bé từ 0 – 12 tháng tuổi sau khi ăn dặm như thế nào?

Sau khi bé được ăn dặm thì lượng sữa bổ sung cho bé mẹ có thể điều chỉnh như sau nhằm cung cấp một cách đầy đủ nhất giúp bé phát triển toàn diện.

Từ 0 – 3 tháng: khoảng 3-4 tiếng bú mẹ một lần, mỗi lần khoảng 15-20 phút. hay 540 – 1200 ml sữa công thức/ngày
Từ 4 – 5 tháng: 2 – 4 tiếng bú mẹ một lần, mỗi lần khoảng 20-30 phút hay 720 – 1300 ml sữa công thức/ngày
Trẻ từ 6 – 8 tháng: Khoảng 3-4 tiếng bú mẹ một lần, mỗi lần 20-30 phút hoặc theo nhu cầu của trẻ hay 720 – 1100 ml sữa công thức/ngày
Trẻ từ 9 – 12 tháng: khoảng 4 – 5 tiếng bú mẹ một lần hay 720 – 900 ml sữa công thức/ngày

Trẻ từ  12 tháng trở lên mẹ có thể cho bé bú thêm mỗi lẫn tầm 120-150ml và dùng thêm một số chế phẩm khác từ sữa như: sữa chua, váng sữa, pho mai.

Trên đây là những thắc mắc về trẻ mấy tháng ăn dặm? Các mẹ có thể tham khảo để xây dựng cho con một chế độ ăn dặm khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng. Chúc các mẹ thành công.

Rate this post

Viết một bình luận