Động Từ Là Gì ? Phân Loại ? Chức Năng ? Ví Dụ ? Tiếng Việt Lớp 4, Lớp 6
Văn Học
Động Từ Là Gì ? Phân Loại ? Chức Năng ? Ví Dụ ? Tiếng Việt Lớp 4, Lớp 6
Động Từ Là Gì ? Với những thông tin chúng tôi chia sẻ đến bạn trong bài viết này, chắc chắn sẽ giúp bạn hiểu hơn về từ loại Động Từ
Cùng theo dõi ngay để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích nào dưới đây nhé !
Động Từ Là Gì ?
– Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của người hoặc vật. Ví dụ động từ chỉ hành động: đi, chạy, nhảy, bơi lội, động từ chỉ trạng thái: tồn tại, vui, buồn…
Phân loại động từ
– Dựa theo đặc điểm, động từ chia làm 2 tiểu loại lớn là động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái.
1. Động từ chỉ hoạt động
– Khái niệm: Động từ chỉ hoạt động là những động từ dùng để tái hiện, gọi tên các hoạt động của con người, sự vật, hiện tượng.
– Ví dụ: đi, chạy, nhảy, (chim) hót, (mưa) rơi, (gió) thổi, hát, ca, đuổi nhau,…
==> Những động từ chỉ hoạt động của con người có thể dùng để chỉ hoạt động của các sự vật, hiện tượng nhằm làm tăng sức gợi hình và biến các sự vật vô tri ấy trở nên gần gũi hơn với con người.
2. Động từ chỉ trạng thái
– Khái niệm: Động từ chỉ trạng thái là những động từ để tái hiện, gọi tên các trạng thái cảm xúc, suy nghĩ, tồn tại của con người, sự vật, hiện tượng.
– Ví dụ: Vui, buồn, hờn, giận, bị đánh,…
==> Trong động từ chỉ trạng thái, có thể chia thành các tiểu loại nhỏ hơn, mỗi tiểu loại bổ dung ý nghĩa cho về các mặt khác nhau cho từ kết hợp cùng hoặc đứng trước nó.
==> Động từ chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại): là những động từ cho biết sự tồn tại của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan: còn, có, hết,…
– Ngoài ra còn có cách chia khác chia thành nội động từ và ngoại động từ.
3. Nội động từ
– Khái niệm: Những động từ hướng vào người làm chủ hoạt động (ngồi, đi, đứng, nằm,…)
==> Động từ nội động cần phải có quan hệ từ để có bổ ngữ chỉ đối tượng
– Ví dụ: Mẹ mua cho tôi con mèo
4. Ngoại động từ
– Khái niệm: Những động từ hướng đến người, vật khác (xây, cắt, đập, phá,…)
==> Động từ ngoại động không cần phải có quan hệ từ mà có khả năng có bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp.
Chức năng của động từ
– Chức năng chính của động từ (cụm động từ) là làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu, bổ sung ý nghĩa cho danh từ hoặc tính từ.
+ Động từ làm chủ ngữ: Lao động // là vinh quang
CN (động từ) VN
+ Động từ làm định ngữ: Con đường đang làm // đi qua nhà tôi
Định ngữ (cụm động từ)
+ Động từ làm trạng ngữ: Làm như vậy, tôi thấy không được
Trạng ngữ (cụm động từ)
Bài tập minh họa cho động từ
+) Bài tập 1: Xác định động từ trong những câu sau:
1. Tôi trông em để bố mẹ đi làm
2. Tôi làm bài tập mỗi tối
3. Em trai tôi đang đọc truyện thiếu nhi
4. Bố mẹ tôi đang nấu ăn
5. Hôm nay, tôi đi học
– Hướng Dẫn Giải
1. trông
2. làm
3. đọc
4. nấu
5. đi
Cám ơn bạn đã theo dõi những nội dung của chúng tôi. Hy vọng bài viết sẽ đem đến cho bạn những nội dung vô cùng thú vị và hấp dẫn về động từ là gì nhé !