Thuốc trị rụng tóc kích thích mọc tóc nhanh hiệu quả | Rungtoc.vn

Thuốc trị rụng tóc, thuốc mọc tóc nhanh là giải pháp được nhiều chị em tìm đến khi gặp tình trạng rụng tóc quá nhiều. Nhưng với cả “rừng” thuốc trị rụng tóc kích thích mọc tóc như hiện nay thì loại thuốc nào ngăn rụng tóc an toàn và hiệu quả?

Hiểu hơn về thuốc trị rụng tóc kích thích mọc tóc

Thuốc trị rụng tóc hay còn có tên gọi khác là thuốc ngăn rụng tóc, thuốc chống rụng tóc, thuốc giảm rụng tóc, thuốc trị rụng tóc và mọc tóc… Đây là tên gọi chung của các loại thuốc có tác dụng điều trị làm giảm đáng kể số lượng tóc rụng trong ngày hoặc lượng tóc rụng khi gội đầu , khi chải tóc, vuốt tóc…

Thuốc trị rụng tóc thường bao gồm cả thành phần kích thích mọc tóc nhanh. Nên việc sử dụng thuốc trị rụng tóc có thể mang lại cả 2 hiệu quả trị rụng tóc và kích thích mọc tóc giúp mái tóc mọc nhanh dày và dài hơn.

Tuy nhiên, 2 nhược điểm lớn nhất của thuốc trị rụng tóc bạn nên biết trước khi sử dụng là:

  • Thuốc trị rụng tóc cần phải dùng uống duy trì để đạt hiệu quả lâu dài. Sau khi tóc đã mọc, nếu bạn ngưng sử dụng thuốc thì tình trạng tóc rụng nhiều vẫn có nguy cơ xuất hiện trở lại.
  • Thuốc ngăn rụng tóc có thể gây ra những tác dụng phụ cho cơ thể trong quá trình sử dụng.

Ai nên dùng thuốc chống rụng tóc kích thích mọc tóc ?

Không phải ai bị rụng tóc cũng có thể uống thuốc mọc tóc.

Một người có sức khỏe mái tóc bình thường có thể bị rụng từ hơn 50 – 100 sợi tóc/ngày và số tóc rụng sẽ được bù đắp lại bằng những sợi tóc con mọc mới sau 2 – 4 tháng. Các trường hợp này được gọi là rụng tóc sinh lý và được khuyến cáo không sử dụng thuốc chống rụng tóc, chỉ nên để tóc rụng – mọc lại theo quy luật tự nhiên.

Những đối tượng được chỉ định dùng thuốc trị rụng tóc thường là những người bị rụng tóc do các bệnh lý hoặc yếu tố di truyền như:

  • Người bị bệnh hói đầu
  • Bị hói đầu toàn phần (toàn bộ tóc trên da đầu đều bị gãy rụng)
  • Người bị rụng tóc từng mảng (rụng tóc đồng xu)
  • Bị rụng tóc toàn thân: tóc bị rụng nhiều kéo theo các mảng lông trên cơ thể cũng bị rụng.

Các trường hợp rụng tóc bệnh lý này thường có một số biểu hiện chung:

  • Lượng tóc rụng trung bình nhiều hơn 100 sợi/ngày
  • Số lượng tóc con mọc lại ít hơn so với tóc rụng đi
  • Tóc con mọc lên yếu và dễ bị gãy rụng
  • Da đầu không thể mọc lại tóc do nang tóc đã bị teo nhỏ (thường gặp ở người hói đầu)
  • Khi gội đầu tóc bị rụng rất nhiều.
  • Vuốt tóc, chải tóc hoặc các tác động nhẹ đến mái tóc đều có thể gây rụng tóc

Thuốc trị rụng tóc, thuốc ngăn rụng tóc nào hiệu quả?

Thuốc trị rụng tóc (nói chung) thường không được khuyến cáo áp dụng chung cho các giới tính bởi nhiều thành phần trong thuốc giảm rụng tóc có thể gây tác dụng phụ không tốt đến sức khỏe thể lực của người dùng. Bởi vậy, nam giới thường có thuốc trị rụng tóc riêng cho nam và phụ nữ cũng có các thuốc trị rụng tóc dành riêng cho nữ giới.

Dưới đây, rungtoc.vn xin giới thiệu tới bạn đọc các thuốc ngăn rụng tóc, hói đầu và thuốc trị rụng tóc từng mảng. Các loại thuốc này ban đầu được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận để điều trị các bệnh lý khác ngoài rụng tóc. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, người ta đã phát hiện ra các thuốc này có tác dụng giúp nang tóc (mới ngừng hoạt động) có thể phát triển và bắt đầu kích thích mọc tóc trở lại, nên sau nhiều nghiên cứu, FDA đã đồng ý sử dụng giúp ngăn ngừa rụng tóc.

Thuốc trị rụng tóc có tính di truyền do nội tiết tố nam gây ra (Androgenetic alopecia)

Rụng tóc có tính di truyền do nội tiết tố nam gây ra (Androgenetic alopecia) là một nguyên nhân chính dẫn đến chứng hói đầu ở nam giới và rụng tóc nhiều ở nữ giới. Người bị tình trạng này thường bắt đầu thấy tóc rụng thưa dần ở độ tuổi từ 12 – 40 tuổi.

Ngành Y học hiện đại chưa nghiên cứu được thuốc đặc trị hói đầu hoàn toàn và rụng tóc nhiều có tính di truyền do nội tiết tố nam gây ra. Các loại thuốc trị rụng tóc đang có hiện nay có mục đích chính là: làm tăng số lượng tóc con mọc bao phủ diện tích da đầu đồng thời làm chậm sự rụng tóc.

Hiện nay, có 2 loại thuốc trị rụng tóc là thuốc Minoxidil và Finasteride được sử dụng phổ biến nhất. Ngoài ra còn một số loại thuốc không được kê đơn khác cũng có thể được áp dụng. Các loại thuốc này đều có khả năng làm tăng lượng tóc bao phủ trên da đầu và làm giảm rụng tóc. Tuy nhiên, chúng không có khả năng phục hồi toàn bộ mái tóc và hiệu quả đạt được ở mỗi người sẽ khác nhau.

Thời gian để thuốc ngăn rụng tóc có tính di truyền do nội tiết tố nam đem lại hiệu quả là từ 6 – 12 tháng. Nếu tóc đã mọc nhưng người bệnh không dùng thuốc duy trì thì tình trạng rụng tóc, hói đầu sẽ tái phát trở lại.

Thuốc chống rụng tóc cho nam Finasteride (Propecia, Proscar)

Finasteride là thuốc kê đơn lần đầu tiên được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt vào điều trị bệnh phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới. Kết quả ghi nhận: nhiều nam giới khi thuốc này có tác dụng làm giảm lượng tóc rụng và khiến vùng da đầu bị hói gần đây có thể mọc tóc trở lại.

Năm 1988, Finasteride chính thức được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận đưa vào sử dụng như một loại thuốc trị hói đầu rụng tóc cho nam giới.

Trên thị trường, thuốc trị rụng tóc cho nam Finasteride được bán với tên thương hiệu là Propecia, Proscar ở dạng viên uống. Đây là thuốc dạng viên dùng uống hàng ngày. Nó chỉ được kết hợp sử dụng với các thuốc khác theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không tự ý mua thuốc để điều trị tại nhà.

Tác dụng: Thuốc chống rụng tóc Finasteride (Propecia, Proscar) hoạt động bằng cách ức chế quá trình chuyển hóa từ hormone Testosterone sang Hormone Dihydrotestosterone (DHT) (1), giúp cơ thể giảm bớt lượng hormone DHT dư thừa và nhờ đó ngăn ngừa rụng tóc và kích thích mọc tóc con nhanh dài hơn.

Note (1): Hormone Dihydrotestosterone (DHT) dư thừa có khả năng tác động làm tắc nghẽn đường vận chuyển dinh dưỡng từ cơ thể vào nang tóc. Lâu dần khiến cho nang tóc suy yếu, co teo nhỏ lại và dần bị mất khả năng kích thích mọc chân tóc mới. Các nghiên cứu cho thấy, DHT dư thừa là một nguyên nhân gây rụng tóc nhiều từ bên trong thường gặp (khoảng 80%) ở cả nam và nữ giới.

Tác dụng phụ có thể gặp:

  • Bất lực, mất hứng thú trong quan hệ tình dục, hoặc khó có cực khoái;
  • Xuất tinh bất thường;
  • Sưng ở tay hoặc chân của bạn;
  • Sưng hoặc đau ở ngực;
  • Chóng mặt, mệt mỏi;
  • Cảm giác như ngất xỉu;
  • Nhức đầu;
  • Chảy nước mũi;
  • Phát ban da.

Lưu ý: Thuốc chống rụng tóc Finasteride (Propecia, Proscar) chỉ dành cho nam giới và không được FDA chấp thuận trong điều trị rụng tóc cho phụ nữ hoặc trẻ em.

Thuốc trị rụng tóc Dutasteride (Avodart)

Thuốc Dutasteride (Avodart) là thuốc trị rụng tóc không kê đơn.

Tác dụng: Giống như thuốc ngăn rụng tóc Finasteride (Propecia, Proscar) , thuốc Dutasteride (Avodart) ban đầu được chỉ định làm thuốc điều trị bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Tuy nhiên vì có tác dụng ức chế sự sản sinh Testosterone thành DHT (phân loại có ở nam và nữ giới), nên Dutasteride (Avodart) cũng có thể được sử dụng với mục đích làm thuốc chống rụng tóc có tính di truyền do nội tiết tố nam (Androgenetic alopecia) cho cả nam và nữ giới

Các số liệu nghiên cứu cho thấy, sử dụng thuốc Dutasteride (Avodart) liều lượng 0,5mg hàng ngày có thể làm giảm 90% hàm lượng DHT dư thừa trong khi thuốc trị rụng tóc Finasteride chỉ có hiệu quả làm giảm khoảng 65% – 70% nồng độ DHT trong cơ thể.

Cũng bởi đem lại hiệu quả nên mặc dù chưa được FDA chấp thuận dùng điều trị rụng tóc có tính di truyền do nội tiết tố nam, nhưng thuốc Dutasteride (Avodart) vẫn có thể được lựa chọn kê đơn cho nhiều trường hợp không đáp ứng với thuốc Finasteride hoặc khi thuốc chống rụng tóc Finasteride không đủ mạnh.

Tác dụng phụ có thể gặp:

  • Nổi mề đay, mẩn ngứa
  • Sưng mí mắt hoặc môi, tay, chân
  • Bị rối loạn cương dương (ở nam giới)
  • Khó xuất tinh
  • Người mệt mỏi
  • Đau ngực
  • Huyết áp thấp
  • Làm tăng nồng độ Kali trong máu
  • Nhịp tim bất thường

Thuốc trị rụng tóc hói đầu Minoxidil (Rogaine®) cho nam

Thuốc trị rụng tóc hói đầu Minoxidil là thuốc đầu tiên được FDA chấp thuận để điều trị chứng rụng tóc do di truyền vào năm 1988.

Minoxidil được bán trên thị trường với tên thương hiệu là Rogaine® dưới dạng thuốc trị rụng tóc hói đầu ở dạng lỏng dùng bôi tại chỗ cho các vùng da hói đầu hoặc vùng tóc mọc thưa.

Tác dụng: Thuốc Minoxidil (Rogaine®) làm giãn mạch máu ở da đầu và cải thiện chức năng nang tóc, nhờ đó giúp điều trị rụng tóc và kích thích tóc mọc nhanh hơn. Tuy nhiên sau khi đạt hiệu quả mọc tóc người dùng cần phải sử dụng sản phẩm duy trì để giữ được tóc.

Tác dụng phụ:

  • Nóng, đỏ da hoặc bị táo bón.
  • Nhức đầu, chóng mặt, hay bị lẫn lộn.
  • Nhịp tim đập nhanh.
  • Đau ngực.
  • Kích ứng da trầm trọng.
  • Lông mọc rậm bất thường trên mặt.

Lưu ý:

Người bệnh không dùng quá 2ml thuốc Minoxidil (Rogaine®)/ngày. Trước đây, thuốc Minoxidil (Rogaine®) chỉ được dùng cho nam giới nhưng hiện nay đã có thuốc Minoxidil (Rogaine®) dành cho phụ nữ.

Thuốc ngăn rụng tóc cho nữ Minoxidil (Rogaine®)

Năm 2015, thuốc mọc tóc Minoxidil (Rogaine®) dành riêng cho nữ đã được ra đời với thương hiệu Rogaine Women’s Foam Minoxidil 5%.

Tác dụng: Cũng giống như thuốc trị rụng tóc cho nam, thuốc mọc tóc Minoxidil (Rogaine®) dành cho nữ được sản xuất ở dạng lỏng bọt với thành phần 5% giúp thẩm thấu dễ dàng tại vùng da đầu bị rụng tóc.

Thuốc tác động làm chậm quá trình teo nhỏ nang tóc và hỗ trợ giúp các nang tóc đã bị teo nhỏ trước đây phát triển, từ đó giúp chữa rụng tóc và kích thích mọc tóc con trở lại tại các vùng hói đầu.

Tác dụng phụ có thể gặp:

  • Có thể bị ngứa, đỏ, kích ứng tại vùng da tiếp xúc.
  • Gây nhức đầu
  • Tim đập nhanh
  • Có thể gây buồn nôn hoặc nôn
  • Gây mọc lông không mong muốn trên các vùng da mà nó thường xuyên tiếp xúc
  • Làm thay đổi kết cấu màu tóc

Lưu ý chung:

Thuốc trị rụng tóc Minoxidil (Rogaine®) nói chung có thể mất một năm để xem kết quả và cần sử dụng duy trì để có thể giữ được tóc. Hiệu quả sử dụng đạt được trên từng người bệnh là khác nhau.

Năm 1988, thuốc Minoxidil (Rogaine®) được liệt vào danh sách các thuốc ngăn rụng tóc kê theo đơn. Nhưng từ năm 1995, FDA chính thức thông báo thuốc trị rụng tóc Minoxidil (Rogaine®) đủ an toàn để sử dụng mà không cần kê đơn và được phép bán rộng rãi tại các hiệu thuốc.

Thuốc trị rụng tóc cho nữ Spironolactone (Aldactone)

Thuốc ngăn rụng tóc cho nữ Spironolactone (Aldactone) là thuốc dạng viên được sử dụng điều trị các vấn đề: mụn trứng cá, mọc nhiều lông trên mặt và rụng tóc nhiều có tính di truyền do nội tiết tố nam gây ra ở phụ nữ.

Tác dụng: Thuốc ngăn rụng tóc Spironolactone (Aldactone) hoạt động làm giảm DHT trong cơ thể bằng cách liên kết trực tiếp với các thụ thể DHT dư thừa (chặn ở nang tóc), giúp nang tóc dễ dàng nhận các dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh hơn, từ đó cải thiện tình trạng teo nhỏ nang tóc, làm tóc giảm gãy rụng và kích thích mọc tóc hiệu quả hơn cho nữ giới.

Tác dụng phụ có thể gặp:

  • Có thể bị ngứa, mề đay hoặc phát ban
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Làm giảm ham muốn tình dục
  • Có thể bị chuột rút
  • Có thể gây rối loạn kinh nguyệt

Lưu ý: Thuốc Spironolactone (Aldactone) là thuốc ngăn rụng tóc chỉ dành riêng cho nữ giới bị rụng tóc hói đầu do di truyền. Không sử dụng thuốc Spironolactone (Aldactone) cho nam giới để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc trị rụng tóc từng mảng (Alopecia areata )

Rụng tóc từng mảng là chứng rụng tóc do bệnh tự miễn gây ra. Người bị rụng tóc từng mảng thường thấy tóc rụng thành từng vùng với các đốm tròn nhỏ có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên sa đầu. Rụng tóc từng mảng có thể xảy ra ở cả nam  giới và nữ giới trong mọi độ tuổi.

Tương tự như rụng tóc hói đầu có tính di truyền do nội tiết tố nam, các loại thuốc rụng tóc từng mảng có khả năng kích thích mọc tóc, làm tăng lượng tóc bao phủ trên các đốm nhỏ bị rụng tóc nhưng chúng không thể ngăn rụng tóc hoàn toàn. Mức độ phù hợp và hiệu quả đạt được ở từng người bệnh sẽ là khác nhau.

Hiện nay, thuốc tiêm Glucocorticoides và thuốc Minoxidil, Anthralin hoặc điều trị miễn dịch tại chỗ như là phương pháp trị rụng tóc từng mảng thường được áp dụng nhiều nhất.

Thuốc tiêm Glucocorticoid

Thuốc Glucocorticoid thường được tiêm cho bệnh nhân bị rụng tóc từng mảng trên đầu hoặc người bị Alopecia areata kèm rụng một phần lông mày; râu hoặc lông tay, lông chân…

Tiêm Glucocorticoid đều đặn sẽ mang lại hiệu quả mọc tóc sau khoảng 4 tuần. Liệu trình điều trị lặp lại có thể bắt đầu sau khoảng 4 – 6 tuần tiếp sau đó.

Ngoài thuốc tiêm Glucocorticoid, một số loại thuốc bôi dạng Corticosteroid cũng được sử dụng làm thuốc trị rụng tóc từng mảng. Các biệt dược thường gặp nhất là: thuốc bôi bôi Fluocinolone Acetonide 0,2% và thuốc Betamethasone Bipropionate 0,05%

Tác dụng phụ chủ yếu: làm teo da.

Trị rụng tóc từng mảng bằng thuốc Minoxidil

Thuốc Minoxidil được chứng minh cũng mang lại hiệu quả ngăn rụng tóc và kích thích mọc tóc với người bị rụng tóc từng mảng, đặc biệt là nữ giới bị rụng tóc Alopecia areata. Có thể dùng thuốc trị rụng tóc từng mảng Minoxidil dùng bôi 2 lần/ngày vào các đốm bị rụng tóc để có hiệu quả.

Thuốc chống rụng tóc Anthralin

Anthralin là một thuốc miễn dịch không đặc hiệu khá an toàn nên thường được chỉ định điều trị cho cả trẻ em và người lớn bị rụng tóc từng mảng với diện tích rộng, thậm chí là bị rụng tóc toàn phần.

Thuốc Anthralin có thể điều chế ở nhiều dạng kem bôi; thuốc mỡ hoặc dầu gội. Nhưng với người bị rụng tóc từng mảng nên lựa chọn sản phẩm dạng kem bôi để điều trị. Hiệu quả mọc tóc bắt đầu đạt được khi người bệnh sử dụng thuốc từ 2 – 3 tháng. Có khoảng 25% người bệnh cảm thấy hài lòng về tính thẩm mĩ mái tóc khi sử dụng thuốc Anthralin sau 6 tháng.

Lưu ý: Không để thuốc quá lâu trên da đầu. Nên gội lại đầu bằng nước lã hoặc rửa sạch thuốc sau 20 – 60 phút sử dụng kem Anthralin.

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Kích ứng da;
  • Tróc vẩy da;
  • Ngứa hoặc đau nhức ở vị trí bôi thuốc
  • Có thể gây đổi màu tóc, màu móng tay hoặ màu da.
  • Bị giảm thị lực; viêm kết mạc, giác mạc nếu thuốc dính vào mắt.

Điều trị miễn dịch tại chỗ

Điều trị miễn dịch tại chỗ thường được chỉ định với bệnh nhân bị rụng tóc từng mảng diện tích lớn hơn 50% da đầu hoặc người bị Alopecia areata mãn tính tái đi tái lại nhiều lần. Đây là phương pháp gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng nên người bệnh nên cân nhắc trước khi áp dụng. Nếu thực hiện thì cần tiến hành tại bệnh viện để đảm bảo an toàn.

Phương pháp điều trị miễn dịch tại chỗ được thực hiện bằng cách dán vào vùng da bị rụng tóc từng mảng một loại kháng nguyên mạnh có chứa diphenylcyclopropenone hay diphencyprone và squaric acid dibutyl ester nhằm gây cảm ứng tiếp xúc da đầu với các triệu chứng dị ứng, hồng ban da đầu, ngứa, tróc vẩy da đủ để kích thích sự mọc tóc con mới.

Tác dụng phụ hay gặp:

  • Ngứa và nổi hạch bạch huyết tại vùng cổ
  • Có thể xuất hiện bóng nước; chàm toàn thân; hồng ban đa dạng; tăng hoặc giảm sắc tố da, mề đay…

Thuốc chống rụng tóc không kê đơn khác

Bên cạnh các thuốc chống rụng tóc trên, một số thuốc trị rụng tóc không kê đơn khác cũng có thể được sử dụng kết hợp giúp làm tăng hiệu quả điều trị rụng tóc, giảm tóc rụng và kích thích mọc tóc nhanh như:

1. Thuốc Ketoconazole. Thuốc này có tác dụng điều trị gàu (bệnh viêm da tiết bã) hoặc các trường hợp bị rụng tóc nhiều do nấm da đầu.

Với trường hợp bị rụng tóc hói đầu ở nữ (do di truyền), việc kết hợp sử dụng thuốc trị rụng tóc Minoxidil và Ketoconazole có thể đem lại hiệu quả hơn so với việc sử dụng riêng lẻ.

2. Thuốc Azelaic Adic, thuốc Flutamide. Hai thuốc này được chỉ định dùng cho phụ nữ bị rụng tóc nhiều.

Chúng đều là thuốc có tác dụng liên kết nhằm loại bỏ các thụ thể DHT làm “khai thông” đường vận chuyển dưỡng chất vào nuôi dưỡng nang tóc, giúp tóc giảm gãy rụng và khỏe mạnh hơn (tác dụng gần tương đương với thuốc chống rụng tóc Spironolactone (Aldactone)).

3. Thuốc tránh thai với hàm lượng estrogen cao như thuốc Ortho Tri-Cyclen, thuốc Ortho Novum.

Đây cũng là thuốc trị rụng tóc bằng hoạt động làm giảm DHT trong cơ thể. Nó tác động ức chế sự sản sinh nội tiết tố androgen (bao gồm cả testosterone) ở buồng trứng và tuyến thượng thận, khiến cho lượng testosterone trong cơ thể nữ giới thấp hơn và quá trình sản sinh DHT cũng ít hơn.

Nguồn tham khảo:

  • https://www.hairdoc.com/contents/chapter-9-drugs-that-grow-hair;
  • https://en.wikipedia.org/wiki/Management_of_hair_loss

Lưu ý quan trọng:

1. Trên đây không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ và những tác dụng phụ khác có thể xảy ra trong quá trình sử dụng các loại thuốc điều trị rụng tóc.

2. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh không tự ý mua dùng thuốc trị rụng tóc tại nhà khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Hoặc người bệnh không dùng đơn thuốc của người khác bởi mức độ và nguyên nhân rụng tóc ở mỗi người là khác nhau.

3. Nếu thấy những tác dụng phụ bất thường gây ảnh hưởng đến sức khỏe, hãy gọi ngay cho bác sĩ điều trị của bạn để để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

➤Tìm đọc thêm:

Thuốc trị rụng tóc có phải là lựa chọn hàng đầu?

Thuốc trị rụng tóc có thể mang lại hiệu quả tương đối với hầu hết người bệnh rụng tóc hói đầu. Tuy nhiên những tác dụng phụ và nguy cơ tiềm ẩn mà nó gây ra với sức khỏe thể chất người bệnh là không nhỏ. Bởi vậy có thể nói, thuốc chống rụng tóc không hẳn là lựa chọn tối ưu nhất cho giải pháp điều trị ngăn ngừa rụng tóc ở người bị rụng tóc hói đầu.

Viên mọc tóc Maxxhair hỗ trợ trị rụng tóc kích thích mọc tóc từ bên trong

Hiện nay, một cách hỗ trợ điều trị rụng tóc an toàn khác (không gây tác dụng phụ) cũng được nhiều chị em “rỉ tai” nhau cùng tham khảo là dùng uống viên mọc tóc Maxxhair – thực phẩm chức năng chăm sóc sức khỏe mái tóc có thành phần POLYAKTIV (chiết xuất từ mầm gạo Nhật Bản) với tác dụng gần tương đương thuốc điều trị rụng tóc Minoxidil (Rogaine®) mà hoàn toàn không gây tác dụng phụ trong quá trình sử dụng.

Viên uống Maxxhair được sản xuất bởi Công ty TNHH Tư vấn Y Dược Quốc Tế (IMC) sau đó được phân phối và tiếp thị bởi Công ty TNHH và thực phẩm chức năng LOHHA với số Giấy phép ĐKKD số: 0104467624, địa chỉ tại Số 79 Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội. Đây cũng là sản phẩm mọc tóc đã được Bộ Y tế Việt Nam kiểm định chất lượng và cấp phép số XNCB: 3868/2017/ATTP-XNCB.

Theo nghiên cứu lâm sàng được tiến hành bởi Tập đoàn Ozyra Oil & Fat Chemical (Nhật Bản), thành phần POLYAKTIV (chiết xuất từ mầm gạo Nhật Bản) trong Maxxhair có tác dụng tương đương với thuốc trị rụng tóc Minoxidil (Rogaine®). Ngoài ra, POLYAKTIV cũng được chứng minh có khả năng làm tăng tốc độ phát triển của nang tóc đến 60% so với bình thường

Bởi vậy, người bệnh rụng tóc hói đầu nếu muốn tránh các tác dụng phụ của thuốc trị rụng tóc thì có thể tham khảo dùng thay thế viên mọc tóc Maxxhair giúp hỗ trợ ngăn ngừa rụng tóc, làm giảm tóc gãy rụng và kích thích mọc tóc nhanh dài, dày hơn.

Một nghiên cứu khác về tác dụng của Maxxhair với hiệu quả hỗ trợ điều trị rụng tóc và kích thích mọc tóc nhanh được thực hiện bởi PGS.TS Phạm Thị Vân Anh – Trưởng bộ môn Dược lý Đại học Y Hà Nội vào tháng 01 năm 2020 cũng cho thấy: các nang tóc được tái tạo và phát triển rõ rệt khi dùng uống Maxxhair đều đặn sau ngày thứ 19 tới 26 ngày.

Bên cạnh POLYAKTIV, viên mọc tóc Maxxahair còn chứa phức hợp Kẽm và L’arginin có tác dụng liên kết và loại bỏ các thụ thể DHT dư thừa trong cơ thể, nhờ đó làm giảm lượng DHT dư thừa giúp giảm rụng tóc và kích thích tóc mọc nhanh, khỏe mạnh hơn.

Một số thành phần khác trong Maxxhair như: L-Carnitine fumarate, vitamin B, Biotin, Kẽm, bột nấm tai mèo, Hà thủ ô đỏ đều là các dưỡng chất có lợi giúp bổ sung dinh dưỡng kích thích mọc tóc nhanh dài từ bên trong hiệu quả.

Để tìm hiểu chi tiết các thông tin về viên mọc tóc Maxxhair cũng như được giải đáp các vấn đề liên quan đến tóc, bạn hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn phí 18001564 hoặc kết nối Zalo +84941542266 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn hỗ trợ nhé.

Rate this post

Viết một bình luận