Bật mí cách nhận biết gỗ tử đàn có thể bạn chưa biết










16/11/2019

Góc tư vấn

Gỗ tử đàn là một loại gỗ quý, có màu đỏ hoặc đỏ sẫm. Gỗ không mối mọt, không cong vênh nên được rất nhiều người trong giới sành đồ gỗ săn lùng. Gỗ tử đàn thường được sử dụng làm các món đồ phong thủy hay đồ mỹ nghệ. Khi xét về ý nghĩa phong thủy, tâm linh thì gỗ tử đàn được xếp vào hàng bậc nhất.

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn về cách nhận biệt gỗ tử đàn để bạn có được cái nhìn tổng quan nhất về loại gỗ quý hiếm này.

cách nhận biết gỗ tử đàn

Gỗ tử đàn

Gỗ tử đàn còn được gọi là gỗ đàn hương đỏ. Nó có tên khoa học là Pterocarpus santalius. Gỗ tử đàn thuộc họ đậu, chủ yếu phân bố tại Ấn Độ, Nam Phi và Indonesia. Tuy nhiên, gỗ tử đàn ở Nam Ấn Độ là loại gỗ tử đàn có giá trị kinh tế cao nhất.

  1. Gỗ tử đàn Ấn Độ là loại gỗ gì?

Gỗ tử đàn Ấn Độ là loại gỗ tử đàn lá nhỏ, thường được gọi là tiểu diệp tử đàn hoặc tử đàn sao vì khi nhìn vào vân gỗ, ta có cảm giác như nó được phủ kính ở bên ngoài với nhiều kim tuyến sao vàng lấp lánh.

Tử đàn Ấn Độ là loại cây ưa ánh sáng. Cây có thể phát triển cao từ 8 đến 10 mét với đường kính thân cây có thể lên tới 150 cm. Cây tử đàn phát triển nhanh chóng trong 3 năm đầu tiên sau khi trồng, có thể đạt đến chiều cao 5 mét. Nó có thể sinh trưởng và phát triển trên mọi vùng đất, kể cả đất bị suy thoái.

Gỗ tử đàn Ấn Độ là loại gỗ gì?

Gỗ Tử Đàn tiểu diệp Ấn Độ

Lá cây dài từ 3-9 cm và xếp so le nhau với ba lá trên một cuống. Khi cây trưởng thành hoa sẽ xuất hiện ở các cuống lá và hình thành nên quả. Quả của cây tử đàn đỏ Ấn Độ là một bọc dài từ 6 – 9 cm có chứa 1 hoặc 2 hạt.

  1. Tử đàn Ấn Độ có những đặc điểm gì nổi bật?

Tử Đàn lá nhỏ sau 3 năm đầu tiên phát triển nhanh thì giai đoạn sau chúng sẽ sinh trưởng rất chậm. Phải đến 10 năm cây tử đàn mới bắt đầu hình thành lõi. Tương tự như gỗ sưa, cây tử đàn giá trị nhất cũng chỉ có phần lõi còn phần giác gỗ bên ngoài thì không có giá trị.

Phải mất cả trăm năm thì lõi cây tử đàn mới đạt tới đường kính 10 cm. Và phải mất đến từ 500 – 800 năm thì mới có một cây tử đàn trưởng thành thực sự với chất lượng gỗ cao cấp.

Tử đàn Ấn Độ có những đặc điểm gì nổi bật?

Gỗ Tử Đàn được sử dụng để làm vòng tay

Sau khi khai thác gỗ tử đàn, bạn sẽ thấy đặc tính của nó đó là gỗ tử đàn rất dày và đặc. Dù bạn thả phần lõi ở ngọn hay ở gốc gỗ tử đàn xuống nước thì nó cũng sẽ chìm ngay lập tức. Trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm khắc nghiệt, gỗ tử đàn cũng không hề bị biến dạng. Nguyên nhân được các nhà khoa học dự đoán là do cây phát triển chậm nên kết cấu của nó rất dày đặc.

Mặc dù gỗ tử đàn rất cứng, thế nhưng khi cắt ra, nó không hề thô nhám mà rất mịn màng. Khi được tạo thành các tác phẩm điêu khắc tinh tế, nó có giá trị cực kỳ cao.

  1. Cách nhận biết gỗ tử đàn:

Có nhiều cách nhận biết gỗ tử đàn, tuy nhiên, dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn hai cách phân biệt gỗ tử đàn thật giả thông dụng nhất.

Thứ nhất, nhận biết gỗ tử đàn bằng mùi hương và tôm gỗ. Gỗ tử đàn có mùi thơm dịu nhẹ và tôm gỗ mịn. Tuy nhiên, cách này với đa số người ít tiếp xúc với các loại gỗ thì sẽ khá để khó phân biệt. Chỉ có thợ gỗ hoặc những người tiếp xúc nhiều với gỗ, am hiểu về gỗ thì mới có thể phân biệt theo cách này.

Cách thứ hai, cực đơn giản, hiệu quả mà nhiều người có thể áp dụng đó là dùng mảnh gỗ tử đàn để viết lên tường hoặc bảng trắng. Gỗ tử đàn thật sẽ giống như một viên phấn màu đỏ. Bạn viết đến đâu màu đỏ sẽ hiện ra đến đó.

Cách nhận biết gỗ tử đàn

Nhận biết gỗ Tử Đàn qua màu sắc

Điều đặc biệt đó là chỗ bạn viết vào không hề để lại vết tích gì lớn giống như khi bạn dùng những mảnh gỗ thông thường khác. Chính vì vậy mà người ta thường gọi tử đàn là loại gỗ vừa cứng vừa mềm. 

Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn những kiến thức cơ bản về gỗ tử đàn cũng như cách phân biệt gỗ tử đàn thật, giả.

Hi vọng đã đem đến cho bạn những điều thú vị và bổ ích. Hãy quay trở lại trang của chúng tôi để tìm hiểu những điều bí ẩn về các loại gỗ quý hiếm trên thế giới. Chúc các bạn luôn hạnh phúc và thành công.

>>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu vòng gỗ tử đàn hợp Mệnh gì?

Rate this post

Viết một bình luận