Kiểm toán là một ngành học liên quan chặt chẽ tới kế toán. Thường học ngành Kế toán sẽ có chuyên ngành Kiểm toán. Tuy nhiên hiện nay rất nhiều trường đã tách ra đào tạo riêng ngành Kiểm toán rồi đấy. Nếu các bạn đang muốn tìm hiểu về ngành học này thì có thể kéo ngay xuống phần dưới bài viết này nha.
Ngành Kiểm toán là gì?
Giới thiệu chung về ngành
Kiểm toán là gì?
Kiểm toán (Audit) là ngành học đào tạo chung lĩnh vực với kế toán, có thể nói nó là ngành học đào tạo ra những người sẽ “sửa lưng” kế toán. Cụ thể thì kiểm toán viên là những người kiểm tra và xác nhận độ chính xác và tính trung thực từ những số liệu được thống kê bởi kế toán.
Bộ phận Kiểm toán hiện nay là bộ phận đắc lực hỗ trợ cho quản lý kinh tế các doanh nghiệp trong nước.
>> Tham khảo bài viết về Ngành kế toán
Các trường đào tạo ngành Kiểm toán
Như mình đã nói ở trên thì Kiểm toán hầu như được coi là chuyên ngành của kế toán, chính vì vậy nó thường được tuyển sinh theo chuyên ngành thuộc kế toán ở nhiều trường. Các bạn có thể tham khảo danh sách các trường đào tạo ngành Kiểm toán dưới đây nhé.
Các trường có ngành Kiểm toán như sau:
- Khu vực miền Bắc
Tên trường Điểm chuẩn 2020 Đại học Kinh tế quốc dân 27.55 Học viện Nông nghiệp Việt Nam (ngành Kế toán) 16 Đại học Công nghiệp Hà Nội 22.3 Khoa Quốc tế – ĐHQG Hà Nội 20.5 Đại học Điện lực 15 Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh 14 Đại học Hải Phòng (ngành Kế toán) 15 Đại học Công nghiệp Việt Trì
- Khu vực miền Trung và Tây Nguyên
Tên trường Điểm chuẩn 2020 Đại học Kinh tế Đà Nẵng 24.25 Đại học Nha Trang (ngành Kế toán) 21.5 Đại học Kinh tế Huế 18 Đại học Tài chính – Kế toán 15 Đại học Thái Bình Dương (ngành Kế toán) 14 Đại học Duy Tân (ngành Kế toán) 14 Đại học Hồng Đức 15
- Khu vực miền Nam
Tên trường Điểm chuẩn 2020 Đại học Kinh tế luật TPHCM 26.7 Đại học Kinh tế TPHCM (ngành Kế toán) 25.8 Đại học Ngân hàng TPHCM (ngành Kế toán) 24.91 Đại học Tài chính – Marketing (ngành Kế toán) 25 Đại học Cần Thơ 24 Đại học Mở TP Hồ Chí Minh 23.8 Đại học Công nghiệp TPHCM 21.5 Đại học Kinh tế – Tài chính TPHCM (ngành Kế toán) 19 Đại học Công nghệ TPHCM (ngành Kế toán) 18 Đại học Gia Định Đại học Hùng Vương TPHCM Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu (ngành Kế toán) 15
Các khối thi ngành Kiểm toán
Dưới đây là những khối thi ngành Kiểm toán đi kèm với tổ hợp môn và số trường xét theo khối đó.
Các khối xét tuyển ngành/chuyên Kiểm toán bao gồm:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối A04 (Toán, Vật lý, Địa)
- Khối A08 (Toán, Sử, GDCD)
- Khối A09 (Toán, Địa, GDCD)
- Khối A16 (Toán, Văn, KHTN)
- Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
- Khối C01 (Toán, Văn, Lý)
- Khối C02 (Văn, Toán, Hóa)
- Khối C03 (Văn, Sử, Toán)
- Khối C14 (Văn, Toán, GDCD)
- Khối C15 (Văn, Toán, KHXH)
- Khối C20 (Văn, Địa, GDCD)
- Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
- Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)
- Khối D96 (Toán, KHXH, Anh)
Chương trình đào tạo ngành Kiểm toán
Nếu bạn đang thắc mắc không biết sẽ ngành Kiểm toán sẽ học những gì thì có thể tham khảo chương trình đào tạo ngành học này của trường Đại học Kinh tế Huế nhé:
I. Kiến thức đại cương 1. Lý luận chính trị
- Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác -Lênin 1
- Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác -Lênin 2
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
2. Khoa học xã hội – Nhân văn – Nghệ thuật
- Pháp luật đại cương
- Địa lý kinh tế
- Khoa học môi trường
- Quản lý nhà nước về kinh tế
- Tâm lý học đại cương
- Xã hội học đại cương
3. Ngoại ngữ
- Tiếng Anh cơ bản 1
- Tiếng Anh cơ bản 2
- Tiếng Anh cơ bản 3
4. Toán – Tin học – Khoa học tự nhiên – Công nghệ – Môi trường
- Tin học ứng dụng
- Toán ứng dụng trong kinh tế
- Lý thuyết xác suất và thống kê toán
II. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 1. Kiến thức của khối ngành
- Kinh tế vi mô 1
- Kinh tế vĩ mô 1
- Nguyên lý kế toán
- Quản trị học
- Tài chính – tiền tệ 1
2. Kiến thức ngành, chuyên ngành
2.1 Kiến thức chung của ngành
- Kiểm toán đại cương
- Kế toán tài chính 1
- Kế toán tài chính 2
- Kế toán quản trị 1
- Kế toán quản trị 2
- Thuế và Kế toán thuế 1
- Thuế và Kế toán thuế 2
- Tài chính doanh nghiệp 1
- Tài chính doanh nghiệp 2
- Hệ thống thông tin kế toán 1
2.2 Kiến thức chuyên sâu của ngành
- Kiểm toán báo cáo tài chính 1
- Kiểm toán báo cáo tài chính 2
- Kiểm soát nội bộ
- Kiểm toán hoạt động
- Phân tích tài chính
- Kiểm soát quản lý
- Tài chính quốc tế
- Phân tích và đầu tư chứng khoán
- Kế toán chi phí 1
- Hệ thống thông tin kế toán 2
3. Kiến thức bổ trợ
- Phương pháp nghiên cứu khoa học
- Pháp luật về doanh nghiệp
- Quản lý thuế
- Thống kê kinh doanh 1
- Kinh tế lượng
- Tiếng Anh chuyên ngành Kế toán và Kiểm toán
- Kế toán công 1
- Kế toán quốc tế
- Đàm phán kinh doanh
- Marketing căn bản
4. Thực tập nghề nghiệp
- Thực tập nghề nghiệp
5. Thực tập cuối khóa
- Khóa luận cuối khóa
- Chuyên đề tổng hợp
- Chuyên đề thực tập cuối khóa
Cơ hội nghề nghiệp ngành Kiểm toán
Với ngành Kiểm toán, bạn có thể đảm nhiệm các công việc và vị trí làm việc sau khi ra trường đó là:
- Kiểm toán viên độc lập cho các công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán
- Tư vấn kế toán, thuế
- Tư vấn tài chính cho các công ty, doanh nghiệp
- Kiểm toán viên nội bộ
- Kiểm toán viên tại cơ quan kiểm toán của nhà nước.
- Cán bộ công tác và quản lý tài chính tại các tổ chức
- Giảng dạy và đào tạo tại các trường đại học
Bạn thấy bài viết thế nào?