Hadomin Ginseng là một sản phẩm thuốc có thành phần gồm nhiều loại vitamin và khoáng chất cùng với cao nhân sâm. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang mềm, sử dụng Hadomin Ginseng hàng ngày sau bữa ăn sáng để mang lại hiệu quả điều trị tối ưu.
Hadomin Ginseng là một sản phẩm thuốc công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây được bào chế dưới dạng viên nang mềm, hình thuôn dài màu nâu, bể mặt viên nhãn bóng, sờ vào không bị dính tay, bên trong viên thuốc có chứa hỗn dịch màu nâu. Thành phần của thuốc Hadomin Ginseng bao gồm:
Hadomin Ginseng được sử dụng để cung cấp vitamin và muối khoáng cho cơ thể, giúp người bệnh phục hồi sức khoẻ sau khi ốm dậy. Thuốc được sử dụng cho người bị bệnh mãn tính , bệnh nhân sau phẫu thuật và các trường hợp cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, suy nhược do lao động học tập, chơi thể thao gắng sức, phụ nữ đang cho con bú bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất .
Uống Hadomin Ginseng theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc với liều lượng thường là l viên/ngày, nên uống Hadomin Ginseng sau bữa ăn sáng.
Nhân sâm: Uống nhân sâm dài ngày (trong 2 năm) hoặc sử dụng nhân sâm với liều lượng lớn có thể dẫn đến tình trạng tăng huyết áp, thần kinh quá mẫn, gây mất ngủ, nổi ban da, tiêu chảy… tất cả hội chứng này được gọi là hội chứng lạm dụng nhân sâm (ginseng abuse syndrome).
Uống vitamin A liều cao kéo dài có thể dẫn đến ngộ độc vitamin A với các triệu chứng đặc trưng là: Mệt mỏi, dễ bị kích động, chán ăn, sụt cân, nôn, rối loạn tiêu hoá, sốt, gan – lách to, da bị biến đổi màu, rụng tóc, môi nứt nẻ và chảy máu, thiếu máu, đau đầu, calci huyết cao, phù nề dưới da, đau xương khớp. Trẻ em các triệu chứng ngộ độc mãn tính vitamin A bao gồm cả tăng áp lực nội sọ (thóp căng), phù gai mắt, ù tai, rối loạn thị giác, sưng đau dọc theo xương dài, tuy nhiên hầu hết các triệu chứng sẽ mất dần khi ngừng sử dụng thuốc. Uống vitamin A liều cao có thể dẫn đến ngộ độc cấp với các dấu hiệu ngộ độc bao gồm: buồn ngủ, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, nôn, dễ bị kích động, nhức đầu, mê sảng, co giật, tiêu chảy… xuất hiện sau khi uống thuốc từ 6 – 24 giờ. Đối với phụ nữ mang thai, sử dụng liều Vitamin A trên 8.000IU mỗi ngày có thể gây ngộ độc cho thai nhi trong bụng mẹ.
Uống Vitamin D: có thể gây tác dụng không mong muốn là quá liều thuốc, ngộ độc vitamin D. Các triệu chứng ban đầu của ngộ độc vitamin D là dấu hiệu tăng calci máu. Tăng calci huyết và tình trạng nhiễm độc vitamin D có một số tác dụng phụ thường gặp như: yếu, mệt mỏi, ngủ gà, đau đầu, chán ăn, khô miệng, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, các biểu hiện ù tai, mất điều hoà, giảm trương lực cơ, đau cơ, đau xương và dễ bị kích thích. Tác dụng phụ ít gặp hoặc hiếm gặp hơn kiên quan đến vitamin D gồm: Nhiễm calci thận, rối loạn chức năng thận, loãng xương, giảm phát triển ở trẻ em, sụt cân, tăng huyết áp, loạn nhịp,rối loạn chuyển hoá…
Vitamin B1: Rất hiếm xảy ra và thường theo kiểu dị ứng, chỉ xảy ra chủ yếu khi tiêm.
Vitamin B5: có thể gây phản ứng dị ứng tuy nhiên khá hiếm gặp.
Vitamin B2: nước tiểu có thể có màu vàng vì có chứa Vitamin B2 và gây sai lệch ột số xét nghiệm nước tiểu, khi ngừng thuốc sẽ hết.
Vitamin B6: Dùng liều 200mg/ngày và dài ngày (trên 2 tháng) có thể gây bệnh thần kinh ngoại vi với biểu hiện dáng đi không vững, tê cóng bàn chân, tê cóng và vụng về bàn tay có hồi phục khi ngừng thuốc, mặc dù vẫn để lại di chứng.
Vitamin E: Liều cao vitamin E có thể gây tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hoá, mệt mỏi, yếu.
Vitamin C: Liều dùng cao 1g vitamin C/ngày có thể gây ra rối loạn đường niệu, rối loạn huyết ở người thiếu G6PD gây ra chứng tan máu, buồn nôn, nôn, ợ nóng, co cứng cơ bụng, mệt mỏi.
Vitamin PP: Liều nhỏ thường không gây độc tuy nhiên khi dùng liều cao có thể xảy ra một số tác dụng phụ thường gặp là: buồn nôn, đỏ bừng mặt và cổ, ngứa, cảm giác rát bỏng, buốt hoặc đau nhói ở da, ít gặp hơn là loét dạ dày tiến triển, nôn, chán ăn, đau khi đói, đầy hơi, tiêu chảy, khô da….