Châm cứu là phương pháp điều trị bệnh không dùng thuốc trong điều trị bệnh nói chung và điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền nói riêng. Đây là phương pháp châm cứu điều trị bệnh rất được ưa chuộng của các thầy thuốc vì nó đơn giản, dễ sử dụng, hiệu quả điều trị bệnh cao, ít tốn kém cho người bệnh. Châm cứu là phương pháp có từ lâu đời, phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam…
1.Châm cứu là gì?
Thực chất châm và cứu là 2 bộ phận của một phương pháp chữa bệnh: Châm là dùng kim tác động vào huyệt, còn cứu là dùng hơi nóng của ngải cứu khô tác dụng trên huyệt.
Châm cứu là dùng tác dụng lý học, hóa học,cơ học để tác dụng lên các điểm trên cơ thể gọi là huyệt để điều hòa khí huyết, âm dương duy trì sự hoạt động bình thường của cơ thể, qua đó phòng và điều trị bệnh một cách tích cực.
2.Châm cứu ra đời khi nào?
Châm cứu là một phương pháp điều trị quan trọng trong nền Y học cổ truyền phương Đông, châm cứu ra đời từ thời kỳ đồ đá trên 4000 năm trước công nguyên. Người xưa thường dùng đá mài nhọn làm kim (gọi là Biến thạch), sau đó dùng xương (gọi là Cốt châm) hoặc tre (Trúc châm). Qua nhiều năm tháng thời kỳ hiện tại châm cứu càng ngày càng được ứng dụng nhiều và hiện nay chất liệu được sử dụng thường là hợp kim, bạc, vàng.
Ở Việt Nam châm cứu cũng có từ rất lâu đời, ông cha cũng đã áp dụng từ lâu.
3.Châm cứu có tác dụng gì?
Theo Y học hiện đại :
- Châm cứu có tác dụng kích thích gây hưng phấn hoặc ức chế tùy mục đích điều trị.
- Châm có tác dụng tại chỗ, theo các tiết đoạn thần kinh hoặc toàn thân để giảm đau, dựa trên cơ chế của cung phản xạ, các chất trung gian hóa học hoặc nội tiết…
Theo Y học cổ truyền :
- Sự phát sinh bệnh tật là do sự mất cân bằng âm dương, khí huyết gây bệnh có thể ở nông bên ngoài như (da, cơ, gân, xương, kinh lạc ,…). Hoặc ở biểu, có thể ở sâu bên trong (khí, huyết, tạng phủ) bệnh vào lý .
Tác dụng châm cứu duy trì sự cân bằng âm dương, điều chỉnh khí huyết, điều hòa chức năng tạng phủ, kinh lạc:
- Hư là chính khí của cơ thể suy giảm phải dùng pháp bổ để châm.
- Thực là do tà khí quá mạnh phải dùng phép tả để điều chỉnh cơ thể
- Bệnh do hàn lạnh thì dùng phép cứu để chữa .
4.Châm cứu chữa được những bệnh nào?
Châm là kích thích cơ học tại một vị trí gọi là huyệt có tác dụng vào lớp cơ, da kích thích điều hòa khí huyết.
Châm cứu tốt cho những bệnh nhân mắc các bệnh sau :
>>> Xem thêm:
- Châm cứu chữa
viêm khớp háng
5.Các phương pháp châm cứu hiện nay:
Ngoài phương pháp châm thông thường được gọi là hào châm thì hiện nay còn có các phương pháp châm cứu cũng mang lại hiệu quả tốt như :
- Nhĩ châm : sử dụng mối liên hệ đặc biệt giữa các huyệt vùng tai và các cơ quan, kinh lạc để ứng dụng vào việc chữa bệnh .
- Ôn châm: là phương pháp dùng cả kim châm vào huyệt và cứu điếu ngải trên huyệt.
- Điện châm: sau khi châm kim vào các huyệt vị thì bác sĩ sẽ mắc vào các kim một dòng điện với tần số và biên độ phù hợp với việc chữa bệnh.
- Hoa mai châm: là sử dụng rất nhiều kim nhỏ cắm vào đầu của cán gỗ sử dụng gõ trên mặt da.
6.Một số câu hỏi thường gặp về châm cứu:
Châm cứu có đau không?
Hiện nay kim châm cứu được sản xuất khá mảnh nhỏ và sắc, cùng với việc kỹ thuật châm của bác sĩ đúng và chính xác thì khi châm người bệnh sẽ chỉ cảm giác thấy hơi tê và cảm giác hơi tức ở vị trí châm.
Châm cứu xong có tắm được không?
Sau châm cứu thì người bệnh có thể tắm rửa bình thường mà không phải kiêng .
Châm cứu kiêng ăn gì?
Sau khi châm cứu bạn có thể ăn uống bình thường theo chế độ ăn hàng ngày, nhưng nên hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia vì có thể làm tăng tình trạng bệnh.
Châm cứu một ngày mấy lần, châm cứu nhiều có tốt không :
Thường châm cứu sẽ được thực hiện mỗi ngày một lần,mỗi lần tầm khoảng 20-30 phút, châm cứu cũng có cơ chế và tác dụng riêng vậy không nên châm cứu quá nhiều. Chỉ nên châm đúng theo phác đồ mà bác sĩ ra vì khi châm nhiều quá sẽ không đem lại tác dụng tốt với cơ thể người bệnh.
Châm cứu có tác dụng phụ không?
Châm cứu thường không để lại tác dụng phụ.
Có nên đi châm cứu không?
Châm cứu là phương pháp điều trị không dùng thuốc có hiệu quả điều trị bệnh rất tốt đặc biệt là các bệnh về cơ xương khớp và thần kinh, mà không có tác dụng phụ và đỡ tốn kém. Vì vậy khi gặp các vấn đề trên bạn nên suy nghĩ đến việc có nên sử dụng phương pháp này.
Châm cứu cho trẻ em có được không?
Hiện tại châm cứu cho trẻ em được áp dụng rất nhiều và mang lại hiệu quả tốt đặc biệt là trong điều trị các bệnh như trẻ tăng động giảm chú ý, thất ngôn .
Những người nào không nên châm cứu?
- Bệnh nhân đang mắc các cấp cứu ngoại khoa hoặc các chuyên khoa khác, cần phải theo dõi và điều trị bằng phẫu thuật. Cơ thể suy kiệt, sức đề kháng giảm, thiếu máu, người mắc bệnh tim như nhồi máu cơ tim. Người có trạng thái tinh thần không ổn định, đang say rượu, quá đói hoặc quá no.
Ù tai có châm cứu được không ?
Ù tai hoàn toàn có thể châm cứu được, và điều trị rất tốt ngoài việc sử dụng phương pháp châm cứu thông thường là hào châm. Bác sĩ có thể sử dụng thêm phương pháp nhĩ châm (châm tại loa tai ,vành tai) để điều trị bệnh.
Phụ nữ có thai châm được không?
Phụ nữ có thai khi cần thiết lắm thì mới nên châm cứu và nên chú ý không châm huyệt : hợp cốc, chí âm..
7.Phác đồ châm cứu một số bệnh thường gặp :
- Châm cứu trị rối loạn tiền đình, chữa mất ngủ : sử dụng một số huyệt như bách hội , tứ thần thông, tiền đình, thái dương, ấn đường, tam âm giao, thần môn, nội quan…
- Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm
- Châm cứu dây thần kinh số 7 : liệt dây 7 hay còn gọi là liệt mặt nguyên nhân hay gặp nhất là do lạnh. Vì vậy sử dụng châm và cứu ngải mang lại hiệu quả điều trị tốt. Bác sĩ sử dụng các huyệt như: tỳ trúc không, giáp xa,địa thương, nghinh hương, nhân trung…..
- Đau vai gáy : sử dụng một số huyệt như: đại chùy, đại trữ , phong trì, giáp tính, kiên trung du, kiên tỉnh, kiên trinh…
Ngoài phương pháp châm cứu thì hiện nay các bác sĩ có thể phối hợp với các phương pháp chữa bệnh như xoa bóp bấm huyệt, cấy chỉ, tập phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, thủy châm để tăng thêm hiệu quả điều trị.
Nếu bạn đang gặp phải vấn đề về về sức khỏe có thể liên hệ với chúng tôi phòng khám đông y uy tín tại Hà Nội, với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa, có nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn khám và ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
Tags: châm cứu, vật lý trị liệu