Thực hành phép tu từ Ẩn dụ và Hoán dụ tổng hợp lý thuyết cần ghi nhớ kèm bài tập vận dụng được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em học tốt phần Tiếng Việt, Tập làm văn Ngữ văn 10.
Nội dung chính
- Thực hành phép tu từ Ẩn dụ và Hoán dụ – Ngữ văn 10
- A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
- I. Ẩn dụ
- II. Hoán dụ
- B. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ
- 1. Bài 1: Chỉ ra và phân tích tác dụng biện pháp ẩn dụ trong văn bản sau
- 2. Bài 2: Xác định và phân tích biện pháp tu từ trong các ví dụ sau
- 3. Bài 3: Nêu ý nghĩa của từ miền Nam trong các câu thơ sau. Chỉ rõ trường hợp nào là hoán dụ và thuộc kiểu hoán dụ nào?
- 4. Bài 4: Chỉ ra các hình ảnh hoán dụ trong những câu sau và cho biết chúng thuộc kiểu hoán dụ nào?
- 5. Bài 5: Tìm và phân tích ẩn dụ và hoán dụ trong các ví dụ sau
- 6. Bài 6: Tìm và phân tích biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ
- Video liên quan
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
Thực hành phép tu từ Ẩn dụ và Hoán dụ – Ngữ văn 10
- A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
- I. Ẩn dụ
- II. Hoán dụ
- B. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ
- 1. Bài 1: Chỉ ra và phân tích tác dụng biện pháp ẩn dụ trong văn bản sau
- 2. Bài 2: Xác định và phân tích biện pháp tu từ trong các ví dụ sau
- 3. Bài 3: Nêu ý nghĩa của từ miền Nam trong các câu thơ sau. Chỉ rõ trường hợp nào là hoán dụ và thuộc kiểu hoán dụ nào?
- 4. Bài 4: Chỉ ra các hình ảnh hoán dụ trong những câu sau và cho biết chúng thuộc kiểu hoán dụ nào?
- 5. Bài 5: Tìm và phân tích ẩn dụ và hoán dụ trong các ví dụ sau
- 6. Bài 6: Tìm và phân tích biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ
Ẩn dụ và hoán dụ là biện pháp tu từ các em đã được học từ các lớp dưới. Để hiểu rõ hơn về hai phép tu từ này chúng ta cùng đi tìm hiểu bài thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ. Qua bài học các em có thể vận dụng những kiến thức mình đã học để làm các bài tập và nâng cao vốn hiểu biết của mình về hai phép tu từ này.
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
I. Ẩn dụ
1. Thế nào là ẩn dụ
Xét ngữ liệu:
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
– Thuyền chỉ người đi xa, phải bôn ba khắp chốn không cố định. Ở đây thuyền để chỉ người con trai, người chồng cũng phải thường xuyên bôn ba khắp nơi. Thuyền và người đàn ông có sự tương đồng về phẩm chất
– Biển chỉ người chờ đợi. Ở đây biển để chỉ người con gái, người vợ thủy chung ở đó để chờ người chồng trở về. Biển và người phụ nữ có sự tương đồng về phẩm chất
Khái niệm ẩn dụ: Là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
2. Một số hình thức, ví dụ về ẩn dụ
a. Ẩn dụ hình thức: Dựa vào sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng
Ví dụ:
Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
(Về thăm nhà Bác Tôn Thị Trí)
Câu thơ có sử dụng hình ảnh ẩn dụ lửa hồng để nói về hoa râm bụt dựa trên sự tương đồng về hình thức là màu đỏ của lửa và màu đỏ của hoa râm bụt.
Ví dụ:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
=> Kẻ trồng cây đó là những con người lao động, ám chỉ những người tạo ra thành quả lao động.
Ẩn dụ phẩm chất: có thể thay thế phẩm chất của sự vật hoặc hiện tượng này bằng phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác cả hai phải có nét tương đồng.
b. Ẩn dụ cách thức: Dựa vào sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng
Ví dụ: Uống nước nhớ nguồn
Câu tục ngữ sử dụng biện pháp ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về cách thức là ăn quả tương đồng với hưởng thành quả lao động, còn trồng cây tương đồng với công lao người tạo ra thành quả.
c. Ẩn dụ phẩm chất: Dựa trên sự tương đồng về phẩm chất của sự vật, hiện tượng
Ví dụ:
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
(Đêm nay Bác không ngủ – Minh Huệ)
Câu thơ sử dụng biện pháp ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về phẩm chất của người cha với Bác Hồ. Hình ảnh Bác chăm lo giấc ngủ cho các chiến sĩ giống như người cha ruột đang chăm sóc cho những đứa con yêu của mình..
d. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: phép tu từ miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại được miêu tả bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác .
Ví dụ:
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)
Câu thơ sử dụng biện pháp ẩn dụ dựa trên sự chuyển cảm giác từ thị giác sang xúc giác. Những giọt sương long lanh phải được cảm nhận bằng thị giác nhưng ở đây lại được chuyển sang xúc giác
II. Hoán dụ
1. Thế nào là hoán dụ?
Xét ngữ liệu:
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
(Việt Bắc Tố Hữu)
Áo chàm là trang phục gắn liền với đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc. Dựa trên quan hệ gần gũi giữa đặc điểm, tính chất của sự vật với sự vật có đặc điểm tính chất đó, hình ảnh áo chàm để chỉ đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc.
Khái niệm hoán dụ: Là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
2. Một số hình thức, ví dụ về hoán dụ
a. Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể
Ví dụ:
Một trái tim lớn lao đã già từ cuộc đời
Một khối óc lớn đã ngừng sống.
(Viết về Na-dim Hít-mét Xuân Diệu)
Hình ảnh hoán dụ một trái tim lớn để chỉ cả con người của Bác Hồ – vị lãnh tụ, cha già kính yêu của chúng ta.
b. Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng
Ví dụ:
Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh
(Theo chân Bác Tố Hữu)
Hình ảnh hoán dụ trái đất để chỉ tất cả những con người đang sống trên trái đất này
c. Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật
Ví dụ:
Sen tàn, cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.
(Truyện Kiều Nguyễn Du)
Hình ảnh hoán dụ ở đây là sen để chỉ mùa hạ, cúc để chỉ mùa thu.
d. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Ví dụ:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.
Hình ảnh oán dụ một cây để chỉ sự đơn lẻ không đoàn kết ba cây để là chỉ số lượng nhiều, tinh thần tập thể. Câu ca dao đã sử dụng những hình ảnh cụ thể để nói về chân lí trừu tượng một mình ta làm sẽ không bằng chúng ta đoàn kết lại cùng nhau làm.
B. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ
1. Bài 1: Chỉ ra và phân tích tác dụng biện pháp ẩn dụ trong văn bản sau
Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào
Trả lời
+ Hình ảnh ẩn dụ: mận , đào, vườn hồng
Mận để chỉ người con trai. đào chỉ người con gái, vườn hồng
+ Tác dụng: mận, đào,vườn hồng là những hình ảnh ẩn dụ những biểu tượng cho những người lao động ngày xưa, trong bài ca dao này, chúng được dùng để chỉ người con trai và người con gái trong tình yêu. Cách nói bóng gió phù hợp với sự kín đáo, tế nhị trong tình yêu.
2. Bài 2: Xác định và phân tích biện pháp tu từ trong các ví dụ sau
Em tưởng giếng sâu
Em nối sợi gàu dài
Ai ngờ giếng cạn
Em tiếc hoài sợi dây
(Ca dao)
Gợi ý trả lời
– Hình ảnh Giếng sâu tượng trưng cho tình cảm chân thật, sâu sắc
– Hình ảnhGàu dài- thể hiện sự vụ đắp tình cảm
– Hình ảnh Giếng cạn thể hiện tình cảm hời hợt
– Hình ảnh Sợi dây Thể hiện tình cảm biết bao lâu vun đắp
Bài ca dao mang hàm ý than thở, oán trách người yêu
Sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ
3. Bài 3: Nêu ý nghĩa của từ miền Nam trong các câu thơ sau. Chỉ rõ trường hợp nào là hoán dụ và thuộc kiểu hoán dụ nào?
a. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
(Viễn Phương)
b. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy
Đang xông lên chống Mĩ tuyến đầu
(Lê Anh Xuân)
Trả lời:
– Miền Nam trong câu a để chỉ về một vùng miền của đất nước
– Miền Nam trong câu b là hình ảnh hoán dụ để chỉ những con người sống ở miền Nam. Đây là hình ảnh hoán dụ lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng.
4. Bài 4: Chỉ ra các hình ảnh hoán dụ trong những câu sau và cho biết chúng thuộc kiểu hoán dụ nào?
a. Họ là chục tay sào, tay chèo, làm ruộng cũng giỏi mà làm thuyền cũng giỏi.
(Nguyễn Tuân)
b. Nhân danh ai
Bay chôn tuổi thanh xuân của chúng ta trong những quan tài
(Emily con Tố Hữu)
Trả lời:
a. Hình ảnh hoán dụ: Tay sào, tay chèo để chỉ người chèo thuyền. Phép hoán dụ lấy bộ phận để chỉ toàn thể
b. Hình ảnh hoán dụ: Tuổi thanh xuân để chỉ tuổi trẻ. Hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
5. Bài 5: Tìm và phân tích ẩn dụ và hoán dụ trong các ví dụ sau
a. Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
(Ca dao)
b. Bàn tay ta làm lên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
(Hoàng Trung Thông)
c. Thác bao nhiêu thác cũng qua
Thênh thang là chiếc thuyền ta trên đời
(Nguyễn Du)
d. Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào?
(Nguyễn Bính)
Gợi ý trả lời:
a. Khăn thương nhớ – người con gái (em – ẩn) – miêu tả tâm trạng của cô gái một cách kín đáo, đây là hình ảnh ẩn dụ
b. Gồm cả ẩn dụ và hoán dụ
Bàn tay- con người lao động – lấy bộ phận con người để chỉ toàn thể con người, đây là hoán dụ sỏi đá- đất xấu, bạc màu, đất đồi núi.- thiên nhiên khắc nghiệt.
Cơm- lương thực, cái ăn, cái phục vụ con người, thành quả lao động- Ca ngợi lao động, sức sáng tạo kì diệu của con người trước thiên nhiên khắc nghiệt, đây là ẩn dụ
c. Câu thơ có hai hình ảnh ẩn dụ:
Thác – chỉ những khó khăn vất vả, những thử thách. Chiếc thuyền – chỉ con đường cách mạng, chỉ con đường của cả nước non mình.
Câu thơ xây dựng hình ảnh ẩn dụ dựa trên những liên tưởng có thực (thác – khó khăn, con thuyền – sức vượt qua) để nói lên sức sống và sức vươn lên mãnh liệt của cả dân tộc chúng ta.
c. Trong câu thơ này, hai hình ảnh thôn Đoài, thôn Đông là hai hình ảnh hoán dụ dùng để chỉ người thôn Đoài và người thôn Đông. Còn hai hình ảnh cau thôn Đoài và trầu không thôn nào lại là những ẩn dụ dùng để chỉ những người đang yêu. Hai câu thơ là một lời tỏ tình thú vị. Đích của lời nói tuy vẫn hướng về người yêu. Thế nhưng cách nói bâng quơ theo kiểu ngôn ngữ tỏ tình của trai gái đã tạo ra một sự thích thú đặc biệt cho những người.
6. Bài 6: Tìm và phân tích biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ
Áo nâu cùng với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
+ Biện pháp hoán dụ
+ Các từ in đậm được dùng để biểu thị những đối tượng có mối quan hệ gần gũi với nó.
Áo nâu: chỉ người nông dân; áo xanh: chỉ người công nhân;
Nông thôn: chỉ những người ở nông thôn; thành thị: chỉ những người sống ở thành thị.
+ Để hiểu được tác dụng của biện pháp hoán dụ trong câu thơ này, các em có thể so sánh với câu văn sau đây : Tất cả những người nông dân và người công nhân, những người ở nông thôn và thành thị đều đứng lên ->> Cách diễn đạt rườm rà, không mang tính nghệ thuật.
————————–
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Thực hành về phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ. Bài viết cho chúng ta nắm rõ được thế nào là phép tu từ ẩn dụ, thế nào là phép tu từ hoán dụ. Ẩn dụ là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm. Gồm có 4 loại ẩn dụ là ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Hoán dụ là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm. Hoán dụ gồm có lấy một bộ phận để chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. Bên cạnh đó VnDoc.com còn đưa ra những bài luyện tập củng cố về thực hành nhận biết phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ như tìm và phân tích phép ẩn dụ, hoán dụ trong các ví dụ. Đi kèm theo bài luyện tập củng cố đó có những gợi ý bên dưỡi. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thể nhận biết được phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ. Nhận biết được các loại ẩn dụ và hoán dụ. Mời các bạn cùng tham khảo.
Các tài liệu liên quan:
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Tóm tắt văn bản tự sự
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (Tiếp theo)
- Trình bày về một vấn đề
Ngoài tài liệu: Thực hành phép tu từ Ẩn dụ và Hoán dụ đã được VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc, để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Đề thi học kì 1 lớp 10, Soạn văn lớp 10 ngắn gọn, Soạn bài lớp 10, Học tốt Ngữ văn 10, Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu:
- Soạn bài Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối siêu ngắn
- Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối
- Giải bài tập Ngữ văn lớp 10: Thực hành phép tu từ Ẩn dụ và Hoán dụ
- Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
- Soạn văn 10 bài: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
- Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh
- Soạn bài Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh siêu ngắn
- Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh
- Soạn bài Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh siêu ngắn