Cá rô phi ao đất

Cá rô phi ao đất

1.    Chuẩn bị ao nuôi:

  • Bà con nên chọn địa điểm xây dựng ao nuôi ở khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, pH đất 6,5-8,5
  • Ao nuôi có cống cấp và thoát nước riêng biệt, có bờ vững chắc và không bị rò rỉ.
  • Diện tích ao nuôi từ 1000-10.000m2, tốt nhất là 2000-4000m2.
  • Độ sâu trung bình 2-2,5m nước, bờ ai cách mặt nước ít nhất 0,5m.
  • Trước khi thả con giống bà con phải thực hiện các bước chuẩn bị ao nuôi như sau:

    • Ao nuôi được xả cạn nước, nếu như ai nhiều bùn lắng cần phải vét bớt bùn đáy ao, lấp hết các hang hốc quanh bờ ao, tu sửa bờ ao và khắc phục mọi chổ rò rỉ.
    • Dọn sạch cỏ và cây xung quanh bờ ao, trong ao.
    • Dùng vôi bột rải đều khắp ao với liều lượng 7-10kg/100m2 để điều chỉnh pH và diệt hết các mầm bệnh còn lưu trong đáy ao, nếu ao nhiễm phèn hoăc chua thì bón tăng thêm 2-3kg/100m2.
    • Phơi nắng đáy ao 2-4 ngày.


Rải vôi bột toàn bộ bề mặt đáy, bờ ao nuôi để khử trùng
 

Rải vôi bột toàn bộ bề mặt đáy, bờ ao nuôi để khử trùng

2.    Lấy nước vào ao:

  • Nước sử dụng cho ao nuôi phải từ nguồn nước sạch không bị ô nhiễm bởi các nguồn chất thải từ trại chăn nuôi chưa qua sử lý, nước thải sinh hoạt, nước thải các nhà máy, khu công nghiệp nhằm kiểm soát được các nguồn lây nhiễm bệnh do vi sinh vật hoặc các hóa chất độc hại.
  • Cấp nước vào ao qua túi lọc mịn (lưới chắn) để ngăn không cho trứng, ấu trùng và con non của các động vật gây hại theo nước vào ao nuôi.
  • Lấy nước vào ao khoảng 1,5-2m nước.


Cấp nước vào ao nuôi phải có lưới bọc để ngăn tạp chất, sinh vật từ bên ngoài xâm nhập

Cấp nước vào ao nuôi phải có lưới bọc để ngăn tạp chất, sinh vật từ bên ngoài xâm nhập

3.   Gây màu cho nước ao nuôi:

  • Nước cấp vào ao để trong 3-7 ngày cho nước lên màu (do được bón vôi từ đầu nên tảo sẽ phát triển tạo thức ăn tự nhiên cho cá).
  • Nước có màu xanh nõn chuối là tốt nhất.


Nước có màu xanh nõn chuối là tốt nhất

Nước có màu xanh nõn chuối là tốt nhất

4.    Thả giống:

  • Lựa chọn các giống có chất lượng tốt: có nguốn gốc rỏ ràng, khỏe mạnh, cho năng suất cao (tốt nhất bà con nên mua cá giống từ cơ sở có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn).
  • Mật độ thả giống: 4-5 con/m2 (có thể thả 6-7 con/m2 nếu ao nuôi có thiết bị quạt nước/sục khí).
  • Cỡ cá giống thả ao nên lớn hơn 5g/con. Cá giống càng lớn tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi càng thấp và rút ngắn được chu kỳ nuôi.
  • Bà con chú ý:

    • Nên thả giống vào thời điểm trời mát (sáng sớm hoặc chiều tối).
    • Trước khi thả giống, bà con nên thả các túi chứa cá giống vào trong ao nuôi, để từ 15-30 phút cho nhiệt độ nước bên trong túi và ngoài ao được đồng đều, tránh thả ngay vào ao sẽ làm cá bị sốc.
    • Thao tác thả cần nhẹ nhàng, dứt khoát, tránh làm cá bị xây sát hoặc mắc cạn trong túi.
    • Bà con có thể tắm cho cá bằng nước muối 2% trong thời gian 5-6 phút để loại trừ hết ký sinh trùng và chống nhiễm trùng các vết xây sát do vận chuyển trước khi thả cá giống vào ao.


Thả cá giống vào ao nuôi
 

Thả cá giống vào ao nuôi

5.    Chăm sóc và quản lý sức khỏe cá:
5.1   Cho cá ăn:

  • Thức ăn của cá có 2 nguồn: tự nhiên (tảo, sinh vật phù du trong nước) và nhân tạo (thức ăn chế biến, thức ăn công nghiệp).
  • Để tạo thức ăn tự nhiên cho cá: khi cấp nước vào ao, bà con nên để 3-7 ngày để tảo trong ao phát triển (lên màu xanh nõn chuối); trường hợp tảo chậm phát triển, bà con có thể bón thêm phân vô cơ (đạm, lân).
  • Cách bón phân vô cơ: hòa phân đạm và lân ra nước rồi tạt đều khắp mặt ao. Chọn thời tiết có nắng (9-10h sáng) để bón phân vô cơ cho ao là thích hợp nhất vì tảo sẽ hấp thu ngay nguồn dinh dưỡng vừa bón xuống ao.
  • Thức ăn chế biến: có thể từ cám gạo, cám ngô, hoặc thịt cá nấu chín xay nhỏ,… Tuy nhiên loại thức ăn này có nhược điểm: khó cho ăn vì dễ chìm hoặc dạt bờ, lượng đạm thấp cá chậm phát triển, có thể làm ô nhiễm nước ao nuôi.
  • Dùng thức ăn công nghiệp viên nén nổi và không tan trong nước sẽ hạn chế được sự thất thoát thức ăn và giảm ô nhiễm nước ao nuôi. Giai đoạn đầu nên cho cá ăn thức ăn có hàm lượng đạm cao, khi cá có trọng lượng trung bình 300g/con cho cá ăn thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm thấp 18-20%. Cách lựa chọn thức ăn và kỹ thuật cho cá ăn áp dụng theo bảng sau.

Chế độ cho ăn thức ăn công nghiệp theo kích cỡ cá rô phi


 

  • Thức ăn được chia đều thành 2 phần, cho cá ăn vào lúc trời mát: 8-9 giờ sáng và 15-16 giờ chiều. Cho cá ăn đủ không nên cho ăn dư.
  • Cần cho cá ăn đúng giờ để tạo phản xạ cho ăn. Cứ 10 ngày thì không cho cá ăn 1 ngày để kích thích tính thèm ăn của cá và tăng cường ăn thức ăn tự nhiên trong ao.
  • Cho cá ăn bằng cách rải tay hoặc sử dụng thiết bị cho cá ăn tự động để tránh thất thoát thức ăn và giảm nhân lực.
  • Khi sử dụng thức ăn công nghiệp hay thức ăn chế biến bà con phải chú ý đến chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm: Thức ăn không bị nhiễm mốc hoặc các vi sinh vật gây bệnh, không trộn những hóa chất kháng sinh cấm, không trộn hoocmon kích thích sinh trưởng. Thức ăn phải được bảo quản tốt trong kho hoặc các dụng cụ chứa đảm bảo thoáng khí, khô ráo không bị ẩm mốc. Đảm bảo theo 4 định: định lượng, định thời gian, định địa điểm, định số lần cho ăn nhằm đảm bảo cho cá hấp thụ tốt dinh dưỡng trong thức ăn và tránh lãng phí.
  • Trong quá trình nuôi cần theo dõi tăng trưởng của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Chu kỳ điều chỉnh thức ăn 10 ngày 1 lần. Cách làm cụ thể như sau: Cứ 10 ngày 1 lần dùng vó hoặc chài bắt 30-50 cá thể, cân rồi tính trọng lượng trung bình, làm cơ sở để ước tính trọng lượng cá trong ao. Lượng thức ăn phải cho cá ăn hàng ngày được tính theo công thức sau:

Lượng thức ăn cho cá ăn hàng ngày (kg) = T x M x D x 95% x F

Trong đó:

T: Trọng lượng trung bình của cá (kg/con)

M: Mật độ cá thả (con/m2)

D: Diện tích ao (m2)

95%: Tỷ lệ cá thu hồi

F: Mức cho cá ăn (%)

(Theo bảng cho cá ăn ở trên)
 

5.2    Quạt nước, sục khí:

  • Khi cá lớn chúng ta cần cấp nhiều oxy hơn, nếu thiếu oxy cá có hiện tượng nổi đầu hàng loạt trên mặt nước.
  • Để cá phát triển tốt, khi cá đạt 100g/con, bà con nên bổ sung oxy vào nước ao nuôi bằng cách sử dụng quạt nước hoặc thiết bị sục khí.
  • Số lượng máy quạt nước/sục khí phụ thuộc vào diện tích ao nuôi. Đối với ao rộng 2.000-4.000m2 cần bố trí 1-2 quạt nước (mổi máy 6-10 guồng cánh quạt) hoặc 2 máy sục khí. Có thể sử dụng động cơ điện hoặc động cơ diezen để vận hành máy quạt khí.
  • Khi cá đạt trọng lượng trung bình có thể vận hành thiết bị ở các thời điểm chiều tối và sáng sớm; khi cá lớn có thể vận hành nhiều hơn để cung cấp đủ oxy cho cá.
  • Bà con lưu ý khi lắp quạt nước/sục khí: sao cho hướng dòng nước chảy về phía cống xả, không đặt gần vị trí rải thức ăn hoặc đường ra của máy cho cá ăn tự động.


Sử dụng thiết bị sục khí, quạt nước để cung cấp thêm khí oxy cho cá trong ao

Sử dụng thiết bị sục khí, quạt nước để cung cấp thêm khí oxy cho cá trong ao

5.3    Thay nước ao nuôi:

  • Thường xuyên quan sát mức nước trong ao để điều chỉnh cho đúng theo quy định. Giai đoạn cá lớn trên 300g/con cần theo dõi thời tiết khí hậu, đặc biệt những hôm thời tiết thay đổi để có biện pháp cấp thêm nước hoặc thay nước để hạn chế cá nổi đầu.
  • Chế độ thay nước: trong quá trình nuôi, chất thải của cá làm nước trong ao bẩn nhanh chóng, có thể sử dụng các loại chế phẩm sinh học hoặc thay nước tích cực nhằm cài thiện điều kiện môi trường ao nuôi. Chế độ thay nước tích cực bắt đầu từ tháng nuôi thứ 3 đến hết chu kỳ nuôi.


Hòa tan vôi bột, tạt đều trên mặt ao nuôi để khử trùng nước
 

Hòa tan vôi bột, tạt đều trên mặt ao nuôi để khử trùng nước

5.1 Cho cá ăn:Chế độ cho ăn thức ăn công nghiệp theo kích cỡ cá rô phi

Chế độ thay nước áp dụng cho nuôi cá rô phi thâm canh
 


 

5.4    Biện pháp phòng bệnh

  • Khi cá có bệnh thì việc chữa trị gặp rất nhiều khó khăn, do đó chúng ta cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho cá:
  • Chọn cá giống khỏe mạnh, không có mầm bệnh, mật độ thả nuôi phù hợp.
  • Nước cấp vào ao nuôi phải đảm bảo sạch, không bị ô nhiễm.
  • Trong quá trinh nuôi thường xuyên khử trùng môi trường nước nuôi bằng vôi bột với liều lường 2kg/100m3, định kỳ 1 tháng bón từ 1-2 lần. Vôi được hòa loảng với nước tạ đều khắp ao.
  • Cho cá ăn đầy đủ, bổ sung thêm Vitamin C, B.conplex,… trong khẩu phần ăn của cá để tăng cường sức đề kháng và kích thích tiêu hóa cho cá. Đặc biệt tăng cường chất dinh dưỡng trước thời gian chuyển mùa và trong mùa phát bệnh.
  • Các khu vệ sinh, công trình phụ của công nhân phải được bố trí xa khu vực nuôi, rác thải sinh hoạt và khu chăn nuôi phải được xử lý tốt tránh gây nhiễm bẩn ao nuôi.
  • Các dụng cụ như lưới, vợt, máy móc,… sử dụng cho ao nuôi phải được vệ sinh sạch sẽ và bảo quản tốt sau khi sử dụng.
  • Kiểm tra tình trạng cá thông qua biểu hiện bên ngoài (da, vẩy, mắt, phân,…), nếu thấy cá có dấu hiệu bất thường hoặc chết rải rác cần liên hệ ngay chuyên viên thú y thủy sản tại địa phương hoặc liên hệ với các kỹ sư nuôi trồng của Cơ sở cá giống Hoa Sơn để có biện pháp phòng trị kịp thời.
  • Sau mỗi vụ nuôi phải khử trùng ao nuôi (xem phần chuẩn bị ao).
     

6.    Thu hoạch:

  • Sau khi nuôi cá được 6-7 tháng, cá đạt trọng lượng trên 500g/con có thể thu hoạch.
  • Đánh bắt toàn bộ hoặc chỉ thu những cá thể đạt trọng lượng trên 500g/con, những cá thể nhỏ có thể nuôi thêm 1 tháng nữa sẽ đạt trọng lượng thương phẩm vì khi đó mật độ đã thưa cá rất nhanh lớn.
  • Để hạn chế mùi bùn, trước khi thu hoạch 1-2 tuần nên tích cực thay nước sạch; hạn chế sự phát triển của tảo sẽ nâng cao chất lượng cá thương phẩm.
  • Dụng cụ chứa đựng và bảo quản cá thương phẩm phải được vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Kéo lưới thu hoạch cá

7.    Cải tạo ao nuôi:
Sau mỗi vụ thu hoạch:

  • Xả cạn hoặc bơm toàn bộ nước trong ao ra ngoài.
  • Dùng máy hút bùn hoặc dụng cụ nạo vét để chuyển bùn đáy ao ra khu vực xử lý (làm phân bón cho cây trồng…).
  • Bùn đáy ao chứ nhiều cặn, tạp, khí độc,… vì vậy bà con lưu ý không dùng bùn này đắp bờ ao vì mùa mưa sẽ rửa trôi xuống ao trở lại.

Rate this post

Viết một bình luận