Trái Bình Bát hay còn được gọi là Na Xiêm, xuất hiện ở nhiều vùng tại Việt Nam. Trái Bình Bát được dùng để làm thực phẩm, có vị hơi chát, hương thơm dịu ngọt. Trong Đông Y, trái Bình Bát được dùng như một loại dược liệu hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh. Sử dụng trái Bình Bát có tác dụng gì cho sức khỏe? Chúng tôi mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về loại quả này nhé.
Mô tả dược liệu Bình Bát
Cây Bình Bát mọc nhiều ở vùng nhiệt đới, đây là loại cây thân gỗ với tán lá rộng. Quả Bình Bát thường có hình giống quả tim, khi chín có màu vàng bóng đẹp mắt. Cây Bình Bát ra hoa vào khoảng tháng 5 – 6, đến tháng 8 là có thể thu hoạch quả.
Bộ phận của cây Bình Bát có thể dùng làm dược liệu đó chính là: Quả, hạt, thân, lá và cả rễ cây.
Vì trái Bình Bát có hương thơm đặc trưng nên rất dễ thu hút côn trùng nhỏ. Để bảo quản Bình Bát cần tránh những nơi có nhiều côn trùng nhỏ. Đặc biệt, bạn nên bảo quản dược liệu ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh độ ẩm để không làm hư hỏng dược liệu.
Vị thuốc của Trái Bình Bát
Toàn thân của cây Bình Bát có vị đắng và hơi chát, có chứa độc tố ở thân cây và hạt.
Tác dụng dược lý của cây Bình Bát bao gồm:
-
Theo Y Học hiện đại
Cây Bình Bát có tác dụng kháng nấm, kháng vi khuẩn và tham gia vào quá trình ức chế sự phát triển của một số loại vi sinh vật.
Tác dụng độc với tế bào, có nghĩa là dùng chiết xuất của vỏ và hạn Bình Bát có thể tiêu diệt và ngăn chặn sự xuất hiện của các tế bào ung thư phổi, ung thư kết tràng, ung thư hầu mũi.
Cây Bình Bát có thể điều chế thành các loại thuốc tiêu diệt côn trùng, con ghẻ, chấy rận, ấu trùng.
-
Theo Y Học cổ truyền
Trong Y Học cổ truyền, các thầy thuốc dùng cây Bình Bát để kháng khuẩn, chống viêm và sát trùng.
Ngoài ra, Bình Bát còn được dùng để điều trị trầm cảm, lợi tiểu, nhuận tràng, an thần. Người ta còn sử dụng Bình Bát trong các bài thuốc thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ hệ bài tiết, làm mát cơ thể.
Những tác dụng của cây Bình Bát
Tất cả các bộ phận trên cây Bình Bát đều có vị chát và chứa thành phần chất độc nhẹ trong hạt, thân cây. Quả Bình Bát chín có thể ăn được, hương vị khá thơm ngon.
Trái Bình Bát xanh có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, sát trùng, tẩy giun và hỗ trợ điều trị kiết lỵ. Trái Bình Bát xanh thái mỏng, phơi khô để sắc thuốc chữa sốt cao, nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu chảy.
Hạt Bình Bát có chứa các thành phần hỗ trợ điều trị kiết lỵ, tiêu chảy, tuy nhiên hạt Bình Bát chứa ít độ nên phải cân nhắc trước khi dùng.
Hạt Bình Bát phơi khô, giã nhuyễn và sắc nước đặc để gội đầu sẽ loại bỏ được chấy rận. Hoặc có thể dùng loại nước sắc từ hạt bình bát này để làm thuốc trừ sâu hữu cơ, ngâm quần áo tránh rệp.
Những bài thuốc sử dụng Bình Bát
-
Hỗ trợ điều trị nổi mẩn ngứa, mề đay
Bạn cần chuẩn bị 1 bó lá dừa khô, 1 vài nhánh cây bình bát tươi. Tất cả nguyên liệu cần được rửa sạch và để ráo nước.
Bạn cần đốt lá dừa khô để tạo thành lửa, đặt lá bình bát lên bên trên để tạo khói. Sau đó hơ những vị trí bị nổi mề đay qua khói cho đến khi đổ hết mồ hôi thì lau khô người, mặc quần áo mới.
-
Hỗ trợ điều trị bệnh lao phổi
Bạn dùng khoảng 20g thân vỏ cây Bình Bát thái thành lát mỏng, phơi khô và đem đun cùng 1,2 lít nước. Người bệnh nên uống hết nước trong ngày, tránh để qua ngày hôm sau.
Trên đây là những bài thuốc về cây Bình Bát mà chúng tôi muốn chia sẻ. Bạn có thể hỏi qua ý kiến bác sĩ, thầy thuốc trước khi dùng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.