Câu phủ định là gì? Ví dụ về câu phủ định

Trong giao tiếp tiếng Việt, chúng ta cần sử dụng kết hợp nhiều loại câu khác nhau để có thể biểu lộ cảm xúc giúp cho người nghe, người đọc có thể dễ dàng hiểu và ghi nhớ nội dung cuộc trò chuyện. Câu phủ định là một câu được sử dụng dụng phổ biến trong giao tiếp.

Câu phủ định là gì? Đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định là gì? Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung sau để hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết liên quan đến câu phủ định.

Câu phủ định là gì?

Câu phủ định là trong câu đó có các từ ngữ phủ định ví dụ như không phải, chẳng phải, không, chẳng, chả…đây là đặc điểm nhận dạng trong các câu rất dễ nhận thấy. Câu phủ định còn phủ nhận các hành động, trạng thái, tính chất đối tượng trong câu.

Ví dụ: Tôi không làm bài tập; Cô ấy không phải em tôi.

Chức năng của câu phủ định

Thứ nhất: Nhằm phản bác ý kiến, khẳng định của người khác

Ví dụ:

Thầy sờ vòi bảo:

– Tưởng con voi như thế nào, hóa ra nó sun sun như con đỉa.

Thầy sờ ngà bảo:

– Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.

Thầy sờ tai bảo:

– Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc

      (Thầy bói xem voi)

Những câu phủ định trong ví dụ trên là:

+ “Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn” – ở đây thầy sờ ngà muốn bác bỏ ý kiến của thầy sờ vòi;

+ “Đâu có!” – ở đây thầy sờ tai bác bỏ ý kiến của thầy sờ ngà một cách trực tiếp và gián tiếp cũng bác bỏ ý kiến của thầy sờ vòi.

Thứ hai: Thông báo, xác nhận không có các sự vật, sự việc, tính chất cụ thể nào đó.

Ví dụ: Tôi không đi học; Tôi chưa đi học; Tôi chẳng đi học.

Phân loại câu phủ định

Dựa vào chức năng, câu phủ định được chia thành 2 loại: câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ

Ví dụ câu phủ định miêu tả:

– Đức Phúc không phải là diễn viên – Xác nhận không phải diễn viên bằng từ phủ định “không”;

– Tôi không mang vở bài tập ngữ văn – Xác nhận không có sự vật bằng từ phủ định “không” và sự vât là “vở bài tập ngữ văn”.

Ví dụ câu phủ định bác bỏ:

– Đâu có đâu, con vẫn đang đi học mà – Từ “đâu có đâu” phủ định lại ý kiến của mẹ là mình đang đi chơi.

– Không phải, món ăn này phải nấu với nấm hương. – Phủ định bác bỏ ý kiến của người khác và đưa ra ý kiến riêng.

Lưu ý khi sử dụng câu phủ định

– Trong câu có cấu trúc: Phủ định + Phủ định = Ý nghĩa khẳng định. Câu có cấu trúc này không phải câu phủ định nhưng có thể được dùng để biểu thị ý nghĩa phủ định.

Ví dụ: Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.

– Cấu trúc “không những/chẳng những … mà còn” không được dùng để biểu thị ý nghĩa phủ định.

Ví dụ: Người Hà Nội không những thanh lịch mà còn vô cùng hiếu khách.

– Câu nghi vấn, câu cảm thán cũng có thể mang ý nghĩa khẳng định.

Ví dụ:

A: Cái Lan xinh quá nhỉ!

B: Nó mà xinh á?

Bài tập ví dụ về câu phủ định

Bài 1: Tìm từ ngữ phủ định và cho biết chức năng của mỗi câu phủ định sau.

a) Tôi đâu có biết anh ấy làm nghề gì.

b) Nó chưa được học tiếng Pháp.

c) Ngày mai chúng ta không phải đến đó nữa.

d) – Em đã là vỡ lọ hoa của lớp phải không?

– Không, em không hề làm vỡ.

Từ ngữ phủ định và chức năng của câu phủ định trong đề bài trên là:

a) Từ ngữ phủ định là “đâu có” và câu phủ định này có chức năng bác bỏ ý kiến.

b) Từ ngữ phủ định là “chưa” và câu phủ định có chức năng xác nhận sự việc chưa diễn ra.

c) Từ ngữ phủ định là “không phải” và câu phủ định có chức năng thông báo không có sự việc.

d) Từ ngữ phủ định là “Không” và câu phủ định có chức năng phản bác ý kiến.

Bài 2: Xét câu văn sau và trả lời câu hỏi

Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp.

Nếu Tô Hoài thay từ “không” bằng từ “chưa” thì nhà văn phải viết lại câu văn này như thế nào? Nghĩa của câu có thay đổi không? Câu nào phù hợp với câu chuyện hơn, vì sao?

Choắt chưa dậy được nữa, nằm thoi thóp.

Ý nghĩa của câu khi thay sẽ có thay đổi, bởi: từ “chưa” biểu thị ý phủ định đối với điều mà cho tới thời điểm nào đó không có nhưng sau đó có thể.

Nghĩa là Dế Choắt lúc ấy không dậy được nhưng sau đó có thể dậy được. Trái lại, từ không mang nghĩa phủ định sự tồn tại ở thời điểm hiện tại và cả sau này nữa. Sau khi Dế Choắt bị chị Cốc mổ đã không bao giờ dậy được nữa và sau đó chết. Vì thế, câu phủ định có từ không sẽ thích hợp với tình huống truyện.

Bài 3: Những câu sau đây có phải câu phủ định không? Những câu này dùng để làm gì? Đặt những câu có ý nghĩa tương đương

a) Đẹp gì mà đẹp!

b) Làm gì có chuyện đó!

c) Bài thơ này mà hay à!

d) Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng.

Các câu đã cho không phải là câu phủ định vì không có từ ngữ phủ định, nhưng được biểu thị ý phủ định.

Đặt câu có ý nghĩa tương đương:

– Các câu đã cho biểu thị ý nghĩa phản bác:

a) Không đẹp!

b) Không có chuyện đó!

c) Bài thơ này không hay!

d) Tôi cũng chẳng sung sướng hơn.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến câu phủ định là gì? Đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định là gì? Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Rate this post

Viết một bình luận