Câu phủ định là gì? Các loại câu phủ định và ví dụ trong văn lớp 8 – Rửa xe tự động

Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta thường kết hợp nhiều loại câu khác nhau để biểu lộ cảm xúc cho người nghe. Và câu phủ định là câu được sử dụng phổ biến nhất. Vậy câu phủ định là gì? Đặc điểm, chức năng như thế nào? Cùng tìm hiểu các nội dung thông tin có trong bài viết dưới đây.

Câu phủ định là gì?

Định nghĩa Sách giáo khoa lớp 8 nêu rõ khái niệm câu phủ định là gì. Câu phủ định là trong câu có các từ ngữ phủ định như không phải, chẳng phải,…đây là đặc điểm nhận dạng trong các câu rất dễ nhận thấy. Câu phủ định còn phủ nhận các hành động, trạng thái, tính chất của đối tượng trong câu.

Ví dụ:

  • Anh ấy không phải anh của tôi

  • Hôm qua Lan không đi thi

  • Tôi không phải là người đã làm chuyện đó

Câu phủ định là gì?

Chức năng của câu phủ định là gì?

Dùng để thông báo, xác định

Thông báo, xác định không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó mà bạn chắc chắn nó sẽ sai hoặc không hợp lý. Nó còn gọi là câu phủ định miêu tả. Loại này được sử dụng nhiều nhất và dễ nhận biết nhất.

Ví dụ: Chiều nay trời không mưa.

Dùng để phản bác

Phản bác một ý kiến, một nhận định từ cá nhân hay tổ chức được gọi là câu phủ định bác bỏ. Ví dụ như trong một cuộc họp, thảo luận nhóm, một nhóm người đề xuất ý kiến thì sẽ có nhiều người phản bác, đưa ra các ý kiến ngược lại.

Ví dụ:

A: Tối nay Lan đi xem phim với Trung không?

B: Tối nay Lan không đi được vì có hẹn rồi.

=> Câu phủ định bác bỏ, phản bác bao giờ cũng xuất hiện sau một ý kiến, một nhận xét đã được đưa ra từ trước. Do đó, câu phủ định bác bỏ không bao giờ đứng ở vị trí mở đầu đoạn văn.

Tuy nhiên, sự phân biệt giữa câu phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ nhiều khi không được thể hiện một cách rõ ràng qua hình thức. Trong trường hợp như vậy, bạn cần dựa vào hoàn cảnh để xác định đâu là câu phủ định miêu tả hay là câu phủ định bác bỏ cho chính xác nhất.

Câu phủ định có mấy loại?

Dựa vào chức năng, câu phủ định được chia làm 2 loại đó là:

Câu phủ định miêu tả

Ví dụ:

  • Đức Phúc không phải là diễn viên => Xác nhận không phải là diễn viên qua từ phủ định “không”

  • Tôi không mang vở bài tập ngữ văn => Xác định không có sự vật bằng từ phủ định “không” và sự vật là “vở bài tập ngữ văn”

Câu phủ định bác bỏ

  • Đâu có đâu, hôm nay con vẫn đi học mà => Từ “đâu đó đâu” phủ định lại ý kiến của mẹ là mình đang đi chơi

  • Không phải, món ăn này phải nấu với nấm hương => Phủ định bác bỏ ý kiến của người khác và đưa ra ý kiến riêng của mình.

Lưu ý khi sử dụng câu phủ định

  • Trong câu có cấu trúc phủ định + phủ định = ý nghĩa khẳng định. Câu có cấu trúc này không phải là câu phủ định nhưng có thể dùng để biểu thị ý nghĩa của phủ định.

Ví dụ: Trẫm rất đau xót về chuyện đó, không thể không thay đổi.

  • Cấu trúc “không những/chẳng những….mà còn” không được dùng để biểu thị ý nghĩa phủ định.

Ví dụ: Người Hà Nội không những thanh lịch mà còn vô cùng hiếu khách.

  • Câu nghi vấn, câu cảm thán cũng có thể mang nghĩa khẳng định.

Mong rằng, các thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn biết khái niệm câu phủ định là gì, sử dụng như thế nào là đúng. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp, quý bạn đọc hãy comment phía dưới, nhân viên tư vấn sẽ hỗ trợ bạn nhanh chóng.

Rate this post

Viết một bình luận