Tư duy phê phán – Kipkis

Một thầy giáo viết cho tôi: “Tôi biết rằng tư duy phê phán là kĩ năng quan trọng mà học sinh cần nhưng làm sao tôi dạy được kĩ năng này? Xin thầy lời khuyên.”

Đáp: “Tư duy phê phán là khả năng suy nghĩ rõ ràng và hợp lí về cái gì cần làm hay cái gì cần tin. Nó bao gồm khả năng nghĩ sâu sắc và độc lập. Cách tốt nhất để dạy tư duy phê phán là có thảo luận trên lớp nơi thầy cô giáo nêu ra những câu hỏi tranh luận và để học sinh thảo luận giữa họ và cố gắng trả lời. Tôi thường chia lớp thành nhiều tổ, mỗi tổ quãng ba tới năm học sinh. Sau khi một tổ cho câu trả lời, tôi thách thức các tổ khác phản đối lại câu trả lời của họ bằng quan điểm riêng của họ.

Image: Internet

Để tạo điều kiện cho thảo luận theo tư duy phê phán, thầy cô giáo phải hỏi những câu hỏi có tính thách thức mà yêu cầu học sinh nghĩ sâu và phân tích chúng một cách cẩn thận, trước khi trả lời. Chẳng hạn: “Quan điểm của em về biến cố này là gì? Em có lí do gì để nghiêng về điều này hơn điều kia? Bằng chứng của em là gì? Có sự kiện hay dữ liệu nào khác không? Hàm ý của từng quan điểm là gì? Thông tin phụ nào sẽ giúp em rút ra kết luận dựa trên phân tích của em?

Đây chỉ là vài ví dụ về loại câu hỏi yêu cầu học sinh suy nghĩ theo cách phê phán. Sau khi cho câu trả lời, học sinh phải mô tả cách họ đi tới câu trả lời (kiểu như, Cách họ phân tích câu hỏi, cách họ lấy dữ liệu và bằng chứng phụ và cách họ thảo luận giữa các thành viên tổ). Bằng việc để cho các tổ khác thách thức họ, họ có phản hồi tốt hơn về câu trả lời của họ và hoặc sửa lại hoặc cải tiến tư duy của họ tương ứng.

Theo kinh nghiệm của tôi, thảo luận trên lớp và tranh cãi là cách tốt nhất để dạy tư duy phê phán. Tôi chắc chắn có những phương pháp hiệu quả khác. Tất cả những phương pháp này có thể thách thức tính tò mò của học sinh, kích thích tư duy của họ, và giúp họ phân tích và biện minh câu trả lời của họ bằng sự kiện, dữ liệu và bằng chứng.

English version

Full article: Critical Thinking

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Biên tập: Kipkis.com
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.

Rate this post

Viết một bình luận