Trẻ dưới 1 tuổi tránh ăn gì?
Tag: trẻ em
Trong ít nhất 6 tháng đầu đời, trẻ chỉ bú sữa mẹ. Sau 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu ăn dặm và thường được cho ăn bột.
Theo thời gian, trẻ được khuyến khích ăn nhiều thức ăn khác nhau. Tuy nhiên, cần lưu ý có một số thực phẩm trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn.
Dị ứng thức ăn có thể gây tử vong?
Thấy con đầu lòng có vẻ thích ăn bơ đậu phộng, bạn có thể cũng muốn cho bé em ăn thử. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận. Nhiều trẻ nhỏ bị dị ứng với các loại hạt và đậu phộng, theo trang tin Boldsky dẫn lời các chuyên gia Ấn Độ. Ở những trẻ này, ăn phải đậu phộng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí cả tính mạng. Do đó, việc đến bác sĩ nhi khoa kiểm tra mức độ dị ứng với thực phẩm của trẻ là điều cần thiết.
Dị ứng hải sản cũng là điều phổ biến ở trẻ nhỏ. Trong gia đình có thành viên bị dị ứng với hải sản, bạn nên nhờ bác sĩ nhi khoa thăm khám cho trẻ trước khi lần đầu cho trẻ ăn ốc hoặc hải sản. Nhiều người bị dị ứng với hải sản lúc nhỏ song về sau thì hết. Do đó, bạn nên đợi cho đến khi con bạn được 1 tuổi rồi hãy cho trẻ thử ăn hải sản.
Mật ong chứa nhiều vi khuẩn Clostridium botulinum, có thể gây ngộ độc, tê liệt cơ và một số bệnh nghiêm trọng khác. Người lớn không bị những triệu chứng như vậy khi ăn mật ong là do hệ miễn dịch của chúng ta đủ mạnh để chống lại loại vi khuẩn này. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ thì không được như vậy. Do đó, chỉ nên cho trẻ ăn mật ong khi được 1 tuổi. Đến lúc đó, hệ miễn dịch của trẻ cũng đủ mạnh để xử lý các tác dụng của Clostridium.
Nghiên cứu của Hàn Quốc nói gì về việc ăn nhiều mì ăn liền?
Hầu hết trẻ nhỏ và trẻ ở độ tuổi mẫu giáo đều thích ăn sô cô la. Tuy nhiên, bạn nên nhớ caffeine là một trong những thành phần chính của sô cô la. Ngay cả sau khi trẻ được 1 tuổi, bạn cũng chỉ nên thỉnh thoảng mới cho trẻ ăn loại kẹo này. Lượng đường dư thừa trong sô cô la không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Gluten lúa mì, một loại protein, rất khó cho trẻ nhỏ tiêu hóa. Lúa mì là thực phẩm chứa nhiều gluten. Đây là lý do tại sao nhiều trẻ nhỏ bị dị ứng nặng với lúa mì. Tuy nhiên, hầu hết trẻ nhỏ bị dị ứng với lúa mì ban đầu thì lớn lên thường không còn, phần lớn là sau khi trẻ được 1 tuổi. Vì vậy, cách tốt nhất là chỉ cho trẻ làm quen với lúa mì sau 1 tuổi.
Thông thường, trẻ nhỏ dễ bị dị ứng với lòng trắng trứng, vốn có thể gây nôn mửa, tiêu chảy và thậm chí nổi ban. Vì vậy, nếu con bạn mới bắt đầu dùng thức ăn đặc, khoan cho trẻ ăn lòng trắng trứng. Nếu bạn muốn cho trẻ ăn trứng, hãy bắt đầu với lòng đỏ. Ban đầu cho trẻ ăn 1/4 lòng đỏ khi trẻ được 6 tháng tuổi và sau đó tăng dần. Khi được 11 tháng tuổi, trẻ có thể ăn toàn bộ lòng đỏ trứng. Chỉ cho trẻ ăn lòng trắng sau khi được 1 tuổi.
Mọi loại nước ép trái cây đóng gói đều chứa nhiều chất bảo quản, hóa chất và không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng. Nước ép cam và bưởi có tính a xít cao nên dùng quá nhiều có thể tác động xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ. Các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên cho trẻ dùng loại thức uống này sau khi trẻ được 1 tuổi.
Thậm chí sau đó, bạn cho trẻ làm quen với các loại trái cây không có tính a xít như nước ép táo. Pha loãng ít nước lọc vào nước ép táo cho trẻ 1 tuổi. Trong trường hợp bạn thấy trẻ bị khó tiêu hoặc đau bụng sau khi dùng nước ép táo, nên hỏi ý kiến bác sĩ.