Ngữ pháp tiếng Việt rất đẹp, phong phú nhưng cũng không kém phần phức tạp và cũng gây nhiều khó khăn cho người học. Đặc biệt trong đó có tình thái từ, vậy tình thái từ là gì? Chức năng, thành phần phân loại và cách dùng của nó ra sao? Đừng bỏ qua bài viết bổ ích và chi tiết ngay sau đây của muahangdambao.com bạn nhé!
Định nghĩa tình thái từ là gì?
Nghĩa tình thái từ là gì? Theo định nghĩa tình thái từ ngữ văn 8 có giải thích thì đây là một số từ được thêm vào câu với mục đích duy nhất là tạo ra các sắc thái biểu cảm và tình cảm sinh động hơn cho câu nói đó. Việc thêm những từ ngữ ngắn gọn vào sẽ tạo nên 1 câu cầu khiến, câu cảm thán hoặc câu nghi vấn mới.
Tình thái từ thường được dùng để biểu thị tình cảm và thái độ của người sử dụng ngôn ngữ đó. Thông thường thì tình thái từ sẽ được xếp ở cuối câu, tuỳ vào người nói sao cho phù hợp.
*Ví dụ về tình thái từ:
Ví dụ 1: Con ăn cơm tối rồi ạ.
Từ “ạ” chính là tình thái từ trong câu nói trên. Nếu bạn bỏ từ “ạ” đi thì câu này sẽ trở thành 1 câu trần thuật rất bình thường là “Con ăn cơm rồi”. Tuy nhiên, câu trần thuật này có phần gãy gọn và không được lễ phép đối với người lớn, đặc biệt là với cha, mẹ.
Ví dụ 2: Tất cả hãy dừng tay lại đi!
Tình thái từ trong câu này là từ “đi”. Đây là 1 câu cầu khiến, nhưng nếu chúng ta bỏ từ “đi” ra khỏi câu thì nó lại trở thành 1 câu trần thuật bình thường “Tất cả hãy dừng tay lại”. Đơn giản là để nói về việc mọi người đều dừng lại, không làm gì nữa.
Ví dụ 3: Bạn vẫn chưa làm bài tập này à?
Từ “à” ở cuối câu chính là tình thái từ, nó giúp đổi 1 câu trần thuật bình thường thành 1 câu nghi vấn, mang tính chất hỏi han người đó đã làm xong bài tập chưa.
Chức năng của tình thái từ là gì?
Tình thái từ có hai chức năng chính sau đây, bạn hãy ghi nhớ để có thể sử dụng một cách chính xác:
Tình thái từ cấu tạo nên mục đích câu nói
– Trong trường hợp này, tình thái từ sẽ giúp câu nói của bạn thể hiện được mục đích của người nói, dùng để hỏi, cầu khiến hoặc cảm thán 1 vấn đề gì đó. Tình thái từ có chức năng cấu tạo câu nghi vấn sẽ gồm các từ quen thuộc như: “hả, hử, ừ, à, phải chăng, sao…”
Ví dụ:
-
Anh đang không có nhà ạ?
-
Bạn tới trường sớm vậy sao?
-
Hôm nay cậu không đi học hả?
-
Cậu Tuấn lại đi câu cá rồi chăng?
– Tình thái từ có chức năng tạo thành câu cầu khiến khi đi cùng với các từ mang sắc thắc thúc giục như là “đi, nào, thôi, nghe, nhé..”
Ví dụ:
-
Cậu cho tớ cái bút này đi!
-
Chúng ta cùng đi nào!
-
Hãy về nhà thôi!
-
Cậu giúp tớ giải bài toán khó này nhé!
-
Lát nữa anh về trước đi chợ nghe!
– Tình thái từ còn có chức năng tạo thành câu cảm thán với các từ cuối câu như “thay, sao thật,…”
Ví dụ:
-
Cảm thấy thương thay!
Tình thái từ được dùng để biểu thị sắc thái tình cảm
Các tình thái từ còn có chức năng khác là biểu thị sắc thái tình cảm khi đi cùng với các từ như là “à, a, cơ mà, nhưng…”
Ví dụ:
-
Em về nhé (thể hiện cảm xúc trìu mến, thân mật, cảm thấy tiếc khi phải về)
-
Em đành về vậy! (thể hiện cảm xúc miễn cưỡng, không vui)
-
Em về đây. (nhằm thể hiện sự thông báo, nhấn mạnh)
-
Anh vui thế cơ mà! (thể hiện sắc thái nhấn mạnh)
Thành phần tình thái bao gồm những gì? Phân loại
Tình thái từ hiện nay được chia thành hai loại chính đó là:
-
Tình thái từ là phương tiện được dùng để tạo thành 1 câu nghi vấn. Ví dụ như là những từ: à, ư, hử, chăng, chứ… câu cầu khiến như là đi, nào, với,…hay câu cảm thán thể hiện cảm xúc như thay, sao,…
-
Tình thái từ cũng là phương thức dùng để biểu thị tình cảm, thái độ của người nói với người khác như ạ, cơ, nhé, mà, vậy,…
Lưu ý: Theo soạn văn 8 tình thái từ, sự phân loại tình thái từ chỉ có ý nghĩa tương đối bởi vì có một số tình thái từ lại thuộc loại thứ nhất là phương tiện để cấu tạo câu dựa theo mục đích phát ngôn và cũng có khả năng là để thể hiện tình cảm, thái độ của người nói.
Cách sử dụng tình thái từ chính xác nhất
Không phải mà ngẫu nhiên ông bà ta có câu “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Chính vì thế phải sử dụng tình thái từ phù hợp với từng tình huống giao tiếp cụ thể thì mới có thể mang lại tác dụng và đạt hiệu quả cao nhất, cụ thể gồm:
-
Khi muốn thể hiện sự kính trọng và lễ phép với người lớn tuổi hơn hay người có chức vụ cao hơn mình thì bạn nên sử dụng các tình thái từ như là “ạ, dạ, vâng”.
-
Khi sử dụng tình thái từ trong các mối quan hệ ngang hàng như là bạn bè, đồng nghiệp trong công ty thì nên sử dụng các từ “nhé, à, sao”.
-
Khi muốn bày tỏ một ý kiến khác, chúng ta nên sử dụng với từ “kia”.
-
Khi bày tỏ sự miễn cưỡng, không thích lắm thì thường dùng từ “vậy”.
-
Khi bày tỏ sự phân tâm hoặc là giải thích thường dùng từ “ mà”.
Trên đây là những thông tin liên quan đến tình thái từ cũng như chức năng, thành phần và cách dùng ngữ pháp này sao cho phù hợp. Mong rằng đã giúp được bạn trong quá trình học hỏi tiếng Việt.