Sơn La thu hút khách du lịch bởi những ruộng bậc thang trải dài, những vùi núi cao nguyên bát ngát… Đặc sản Sơn La nổi tiếng với những món ăn độc nhất vô nhị khiến ai thưởng thức cũng phải nhớ mãi. Hãy cùng VNTRIP.VN khám phá những món ăn mà khi du khách đặt chân đều thử một lần nhé.
Món ăn đặc sản Sơn La nổi tiếng nhất
Nộm da trâu
Là món ăn đặc sản của người Thái ở Sơn La. Thông thường da trâu dùng để làm trống bởi da trâu rất dày và cứng nên người ta phải rất cầu kì, khéo léo, tỉ mỉ để lớp da trâu mềm , dai ngon sần sật, đâm đà ngon đến không ngờ. Đặc điểm nổi bật nhất của món ăn này vị chua dịu không phải từ dấm hay chanh mà chính là nước măng chua. Nước măng chua làm cho da trâu trở nên mềm, giòn và không bị ngấy. Chính vì sự kết hợp hoàn hảo này đã tạo nên một món ăn đặc sản lạ miệng dành cho du khách và món nhậu ở vùng Tây Bắc này.
Thịt trâu gác bếp là món ăn có hương vị vô cùng đặc biệt mà không ở nơi đâu có được mà bất kì du khách nào đặt chân tới đây đều được thưởng thức. Không phải lúc nào đồng bào dân tộc Thái cũng chế biến món thịt này mà phải trong những dịp lễ tết, hay có mổ trâu người ta mới làm. Để làm được thịt trâu khô người Thái chọn miếng thịt bắp, đều đẹp lọc hết gân. Sau đó ướp, tẩm gia vị và dùng que xiên thịt để phơi nắng hoặc gác bếp cho thịt săn lại. Khi muốn ăn chỉ cần nướng qua cho thịt chín đều.
Cơm lam
Món ăn món ăn đặc sản ở Sơn La đơn giản nhưng lại mang đậm hương sắc đặc trưng của vùng núi. Điều đặc biệt của món ăn này là được nấu trong ống lứa, tre không quá già và quá non. Khi tách ống tre ra sự hòa quyện giữa mùi thơm của gạo, của tre tạo nên hương vị hấp dẫn của cơm lam. Tùy theo khẩu vị của từng người mà cơm lam có thể chấm với muối vừng và chấm chéo.
Bê chao – Mộc Châu
Nguyên liệu để làm được món bê chao này ngon nổi tiếng là bê đực được khoảng 2 tuần tuổi chưa từng ăn cỏ sẽ tạo ra hương vị thơm, mềm, ngọt. Thịt bê được trần qua nước nóng cho bớt mùi hôi sau đó là ướp gia vị cho đều thì đem chao vào trong chảo dầu đang sôi. Bê chao là món ăn nổi tiếng không thể thiếu ở vùng đất này. Vì vậy nếu du khách đến Mộc Châu món ăn này sẽ xuất hiện trong bữa cơm của du khách. Lựa chọn ngay khách sạn Mộc Châu giá tốt để thuận tiện cho việc tham quan và khám phá ẩm thực nơi đây.
Pa pỉnh tộp
Còn được gọi với cái tên khác là “cá nướng gập”. Đây là món ăn cổ truyền và để chế biến món này người ta cần phải chọn những con cá chép, trôi hay trắm. Sau đó nhồi gia vị vào bụng cá và đặc biệt là không thể thiếu mắc khén mội loại gia vị đặc trưng cho ngấm đều rồi cho cá vào đoạn tre rồi nướng trên than củi. Nướng cá không hề đơn giản đâu các bạn nhé! Người nướng phải thật cẩn thận để cá không bị ám khói mà vẫn giữ được hương vị. Cá chín đều không khô không cháy vàng ươm toả mùi thơm cay cay của mắc kén, vị béo của cá và các loại gia vị tạo cảm giác cho du khách nhớ một lần và mãi mãi.
Bánh dày
Để làm ra món ăn ngon mang đậm đà bản sắc dân tộc của người Mông. đã tỉ mĩ từ việc chọn lúa nếp nương đến việc chọn cối giã bánh dày đòi hỏi sức lao động chỉ có con trai mới làm được, càng về cuối thì cần phải giã đều tay mạnh để bánh thật nhuyễn sau đó chuyển ra mẹt đã tráng lòng trắng trứng gà để không bị dính. Khi bánh đã mịn người ta nặn thành những miếng hình tròn có thể hấp, nướng hay rán.
Nậm Pịa
Trong ẩm thực của người Thái thì món nậm pịa được mệnh danh là món khó ăn, độc đáo nhưng lại có hương vị nhất. Món này được chế biến từ lục phủ ngũ tạng của con vật như: lòng, ruột, dạ dày…rồi đun nhừ với xương đến khi nào đủ độ ngọt. Nậm pịa được đun đến khi nào nước dùng màu nâu sền sệt lại với nhau. Cái vị đắng của các loại lá rừng cùng với mùi của lục phủ ngũ tạng tạo cảm giác khó chịu cho một số người nhưng ăn quen rồi thì món này lại thực sự quấn hút lòng người.
Thịt muối chua
Người Dao rất hiếu khách và thường đãi khách đến chơi nhà bằng món thịt muối chua truyền thống. Món này thường được thưởng thức vào các dịp lễ lớn, tết, hay cưới xin, khách quý đến chơi nhà. Nguyên liệu làm thịt muối chua không khó nhưng tốn rất nhiều thời gian. Sau khi mổ lợn chọ một miếng thịt có cả lạc và mỡ sau đó chà thật mạnh cho muối ngấm thật sâu và thớ thịt rồi bóp cơm nguội vào miếng thịt có hiện tượng sủi bọt thì xếp vào chum. Chum được đặt trên một chậu tro bếp và phải mất từ 6 tháng – 1 năm mới được thưởng thức.
Tỏi tía Phù Yên
Bạn đến Sơn La không biết mua gì để làm quà? Tỏi cô đơn là loại tỏi quý được trồng trên đất Phù Yên của tỉnh Sơn La. Tỏi rất nhiều công dụng ngoài để ăn ra còn dùng để ngâm rượu và làm thuốc gia truyền chữa và phòng được rất nhiều bệnh.
Hi vọng với những đặc sản Sơn La mà VNTRIP tổng hợp bên trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về thế giới ẩm thực ở nơi đây.
Xem thêm các bài viết liên quan: