Giải đáp về thực đơn sau sinh (P1) – Bà đẻ ăn được thịt gì? | Mothercare

Thực đơn cho mẹ sau sinh luôn là mối quan tâm của nhiều mẹ. Nên ăn món gì và tránh ăn món gì để mang mau hồi sức, có nguồn sữa dồi dào cho bé? Cùng Mothercare trả lời câu hỏi bà đẻ ăn được thịt gì qua bài viết sau nhé!

Bà đẻ ăn được thịt vịt không?

Theo Đông y, thịt vịt rất tốt cho mẹ sau sinh, đặc biệt là mẹ thiếu sữa. Thịt vịt sẽ giúp sữa về nhanh, điều tiết cơ thể nhằm phục hồi sức khỏe. Do đó, bà đẻ có ăn được thịt vịt không thì câu trả lời hoàn toàn là có.

Tuy nhiên, mẹ sau sinh khi ăn thịt vịt cần lưu ý một số điều như sau:

Theo Đông y, thịt vịt có tính hàn, bổ âm nên đối với mẹ sau sinh vết thương chưa hồi phục hoàn toàn thì không nên ăn thịt vịt ngay vì nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ.

Mẹ chỉ nên sử dụng phần thịt nạc, loại bỏ hết phần da và mỡ của thịt vịt để tránh bị đầy bụng, khó tiêu vì lúc này hệ tiêu hóa của mẹ còn yếu.

Mẹ tuyệt đối không ăn thịt vịt sống, tiết canh… vì trong thịt sống có chứa nhiều vi khuẩn không tốt cho sức khỏe của mẹ sau sinh và bé.

Mẹ có thể chế biến thịt vịt theo nhiều kiểu khác nhau như nấu cháo vịt đậu xanh, vịt trộn rau lang, vịt tiềm… Tuy nhiên, cần hạn chế ăn các món từ thịt vịt có vị chua như vịt om măng, vịt om sấu…

Bà đẻ có ăn được trứng vịt lộn không?

Nhờ thành phần dinh dưỡng dồi dào, trứng vịt lộn là món ăn bổ dưỡng và cung cấp năng lượng cho mẹ sau sinh. Do đó, bà đẻ có thể ăn trứng vịt lộn bình thường.

Trứng vịt lộn cung cấp năng lượng cho các hoạt động bởi có chứa nhiều kcal, protein và chất béo. Đặc biệt, trứng vịt lộn rất tốt cho máu vì giàu chất sắt. Do đó, sau sinh ăn trứng vịt lộn là cách rất tốt để bù đắp lượng máu mà người mẹ đã mất đi trong quá trình chuyển dạ, sinh con. Ngoài ra, trứng vịt lộn cũng giúp bổ mắt, tốt cho dẫn truyền thần kinh, giảm căng thẳng, mệt mỏi cho mẹ.

Tuy nhiên, mẹ nên ăn món ăn này một cách vừa phải vì cholesterol trong trứng vịt lộn khá cao, nếu ăn nhiều có thể làm tăng cholesterol có hại cho máu, tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp, đái tháo đường. Bên cạnh đó, ăn nhiều trứng vịt lộn còn gây dư thừa vitamin A, gây vàng da và có thể gây đầy bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy.

Sinh mổ có ăn được thịt gà không?

Có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc mẹ sinh mổ có được ăn thịt gà không. Trả lời câu hỏi này thì mẹ vẫn có thể ăn thịt gà nhưng ở mức độ vừa phải, hạn chế nhé!

Mẹ không nhất thiết phải kiêng thịt gà nhưng chỉ nên ăn ở mức độ vừa phảiMẹ không nhất thiết phải kiêng thịt gà nhưng chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải

Theo Phương Tây, thịt gà chứa rất nhiều vitamin, dưỡng chất dễ hấp thụ, tốt cho sức khỏe của sản phụ như vitamin A, E, C, B1, B2, canxi, sắt, phốt pho,…

Theo Đông Y, thịt gà giúp bổ trung an thai, liền xương, trị bệnh ứ nước trong người,,… do đó sẽ có lợi cho những mẹ ăn không tiêu, ít sữa,…

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, mẹ sau sinh mổ không nên ăn thịt gà. Mặc dù thịt gà chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, nhưng nếu mẹ ăn nhiều da gà thì sẽ khiến vết mổ bị ngứa ngáy, để lại sẹo lồi và khiến vết mổ lâu lành hơn. Song, đến nay vẫn chưa có minh chứng khoa học nào cho thấy thịt gà ảnh hưởng đến sức khỏe hay quá trình hồi phục vết mổ của sản phụ.

Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng mẹ không nhất thiết phải kiêng thịt gà, tuy nhiên hãy hạn chế vì việc có bị ngứa và để lại sẹo hay không còn phụ thuộc vào cơ địa của từng mẹ. Tốt nhất mẹ chỉ nên ăn ăn thịt gà 1 – 2 lần/ tuần hoặc kiêng cho tới khi vết mổ liền da nhé!

Sinh mổ ăn trứng gà được không?

Trứng gà là thực phẩm có nhiều chất bổ dưỡng cho mẹ sau sinh. Trong trứng gà có chứa đến 50% lượng choline giúp phát triển tế bào não, thần kinh, đồng thời thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Trứng gà còn là nguồn cung cấp chất béo Lecithin, vitamin A, B, B6, K, E và các dưỡng chất thiết yếu như canxi, sắt, magie, photpho, kẽm, đồng, mangan, selen.

Song mẹ sinh mổ có ăn được trứng gà không? Theo các bác sĩ, mẹ có thể ăn trứng gà nhưng chỉ nên ăn lòng đỏ thôi nhé!

Nguyên nhân là do lòng trắng trứng có khả năng khiến vết thương lâu lành và tạo sẹo lồi. Ngoài ra, lòng trắng trứng có thể làm cho vết mổ sáng màu hơn những vùng còn lại, gây mất thẩm mỹ.

Bên cạnh đó, mẹ lưu ý không nên ăn trứng gà quá nhiều. Mẹ mới sinh mổ chỉ nên ăn nhiều nhất 2 quả một tuần. Nếu ăn nhiều hơn sẽ khiến mẹ khó tiêu, không tốt cho các vết mổ.

Mẹ nên một lòng đỏ trứng gà vào buổi sáng để có thêm năng lượng và ăn vào buổi sáng cũng dễ tiêu hơn, rất tốt cho tinh thần của mẹ, sức khỏe của bé.

Sau sinh ăn thịt bò được không?

Theo như quan niệm từ trước đến nay, sau khi sinh mẹ không nên ăn thịt bò vì có thể để lại sẹo lồi, thâm sẹo, gây ngứa và co rút vết thương. Song, nghiên cứu cho thấy, sẹo lồi, sẹo thâm, co rút vết thương là hoàn toàn phụ thuộc vào từng cơ địa chứ không hẳn là do mẹ ăn thịt bò. Do đó, mẹ vẫn ăn được thịt bò sau khi sinh nhé!

Mẹ sau sinh vẫn có thể ăn thịt bòMẹ sau sinh vẫn có thể ăn thịt bò

Trong thịt bò rất giàu protein, kẽm, các vitamin nhóm B như B2, B6, B12. Đồng thời hàm lượng sắt trong thịt bò cao nên giúp mẹ bổ máu cũng như nhanh chóng khôi phục lại lượng máu đã mất khi sinh nở.

Thịt bò là thực phẩm tốt, nhưng mẹ không nên ăn quá nhiều bởi đây là một loại thịt đỏ. Ăn quá nhiều sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, xơ vữa động mạch…

Mẹ cũng không nên ăn thịt bò vào buổi tối, vì sẽ khiến gan phải làm việc nhiều trong thời gian cần được nghỉ ngơi. Tình trạng này kéo dài sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường hay những bệnh lý mãn tính nguy hiểm.

Nhiều người có thói quen ăn thịt bò tái, nhưng cần nhớ, sau khi sinh, mẹ phải ăn chín, uống sôi nhé! Thịt bò tái có thể gây nên một số bệnh như: nhiễm sán, rối loạn tiêu hóa… ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

Sau sinh bao lâu được ăn ốc?

Ốc là món ăn hấp dẫn được nhiều mẹ ưa thích, tuy nhiên sau sinh em bé, mẹ nên kiêng ăn ốc một thời gian nhé! Nguyên nhân là do ốc có tính hàn cao, mẹ ăn ốc sẽ dễ khiến cả mẹ và bé bú sữa mẹ bị đau bụng, lạnh bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, ốc còn chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây ra các bệnh về đường tiêu hóa khác nếu không sơ chế sạch sẽ hay không đủ độ chín.

Vậy, sau sinh bao lâu được ăn ốc? Theo bác sĩ, nếu gia đình có thành viên dị ứng với ốc hay hải sản nói chung thì bé cũng có nguy bị dị ứng từ rất sớm. Đối với mẹ sinh thường, mẹ nên kiêng ăn ốc khoảng 6 tuần sau khi sinh để tránh bị lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu và làm ảnh hưởng đến sữa cho bé bú. Riêng đối với mẹ sinh mổ, mẹ hãy kiêng ăn ốc đến khi vết thương lành hẳn để tránh để lại sẹo lồi nhé!

Đẻ mổ có ăn được tôm không?

Tôm là thực phẩm giàu protein, canxi, chất chống oxy hóa và nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể mẹ sau sinh. Vì thế, đẻ mổ có ăn tôm được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể ăn được nhưng chỉ nên ăn với một lượng hạn chế.

Mẹ chỉ nên ăn tôm với mức độ vừa phải sau khi sinhMẹ chỉ nên ăn tôm với mức độ vừa phải sau khi sinh

Mẹ chỉ nên ăn tôm ở mức 350g trong khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần. Nếu lỡ ăn nhiều hải sản gồm cả tôm trong 1 tuần thì có thể giảm mức tiêu thụ trong tuần tiếp theo để cân bằng dinh dưỡng. Nguyên nhân là do ngoài omega-3 và nhiều axit béo cần thiết cho cơ thể mẹ, trong tôm cũng chứa 1 lượng rất ít thủy ngân và các chất ô nhiễm khác. Các chất này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển và hệ thần kinh bé qua đường sữa mẹ, vì thế chỉ ăn tôm một lượng vừa phải thôi mẹ nhé!

Đối với mẹ sau sinh, dù ăn bất cứ thực phẩm nào, tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có lời khuyên chính xác cho câu hỏi bà đẻ ăn được thịt gì để phù hợp với tình trạng của mẹ và bé nhé!

Với hơn 60 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực mẹ và bé, Mothercare thấu hiểu những nhu cầu dù là nhỏ nhất và mang đến mẹ những sản phẩm thiết yếu trong giai đoạn bé cưng vừa chào đời. Đến với Mothercare, mẹ có thể dễ dàng lựa chọn các sản phẩm thời trang, đồ lót, vật dụng hỗ trợ cao cấp dành riêng mẹ sau sinh.

Tham khảo các sản phẩm dành cho mẹ sau sinh tại Mothercare tại đây

Rate this post

Viết một bình luận