Cập nhật: 15:44, 20/1/2020 Lượt đọc: 58052
THÓP TRẺ SƠ SINH NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT
Thóp sơ sinh phân thành 2 phần là thóp
trước và thóp sau. Mặc dù chỉ chiếm một diện tích nhỏ trên cơ thể nhưng
sự thay đổi của thóp lại phản ánh được tình trạng cơ thể của trẻ. Khi sờ
trên đầu trẻ vài tháng tuổi, cha mẹ sẽ thấy có chỗ mềm ở vùng mỏ ác,
phập phồng nhẹ, gọi là thóp phồng.
1. Thóp và thời điểm đóng thóp ở trẻ
Thóp
hay còn gọi là “cửa đình đầu”, nơi xương đỉnh đầu của trẻ chưa khép
hết. Thóp phân ra 2 phần là “thóp trước” và “thóp sau”. Thóp trước chính là khe hở hình thoi giữa xương đỉnh và xương trán, thóp sau chính là khe hở hình tam giác giữa xương đỉnh và xương chẩm.
Thóp
trước có đặc điểm thay đổi liên tục. Ngày đầu sau sinh kích thước thay
đổi từ 0,6 – 3,6cm, trung bình là 2,1cm. Thóp của trẻ sinh non gần đủ
tháng và đủ tháng tương tự nhau.
Thóp sau lúc sinh ra đã gần khép lại hoặc rất nhỏ bằng đầu móng tay, thóp này đóng rất sớm, thường là sau 4 tháng đã khép kín.
Thóp không sờ thấy nữa khi đã đóng lại, thời gian đóng thóp
trung bình là gần 10- 14 tháng. Thông thường cho đến 3 tháng sau sinh thóp
trước có tỷ lệ đóng là 1%. Đến 12 tháng tỷ lệ này sẽ là 38,8% và đến 24
tháng là 96% trẻ đã đóng thóp.
tuy nhiên, thóp có thể vẫn mở đến khi 18 tháng tuổi
Chức năng của thóp :
- Hệ
thống các thóp và đường nối đàn hồi giữa các xương hộp sọ thực hiện một
chức năng vô cùng quan trọng: bảo vệ cho não bộ của bé trước áp suất
bên ngoài. Khi đầu bé chui ra từ người mẹ đã bị ép chặt lại. - Nếu không có các khoảng hở đàn hồi bé sẽ bị đau. Hơn nữa có thể nảy sinh việc chảy máu trong não, trong vùng mắt và màng xương.
- Giai
đoạn đầu đời, các bé có xu hướng bị thương nhiều, nhất là khi bé bắt
đầu học lẫy, bò hay học đứng – dễ bị ngã và bị thương ở đầu. Thóp có tác
dụng như một cái đệm khi trẻ bị ngã và bảo vệ trẻ khỏi chấn thương não.
NHỮNG BỆNH LÝ THƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG THÓP ĐÓNG SỚM:
Tật đầu nhỏ
tỉ số calcium/vitamin D cao khi mang thai
dính liền sớm khớp sọ
cường giáp
NHỮNG BỆNH LÝ THƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG THÓP ĐÓNG TRỄ:
loạn sản sụn
hội chứng Down
tăng áp lực nội sọ
tật đầu to gia đình
còi xương
loạn sản sụn
2. Những điều cần biết khi thóp trẻ sơ sinh bị phập phồng
Hiện tượng thóp trẻ sơ sinh bị phập phồng có thể do :
- Do thóp vùng não của trẻ tạm thời chưa được lấp kín bằng xương.
- Thóp
trẻ được bảo vệ bởi 3 lớp, giữa các lớp này vẫn còn chứa chất dịch có
vai trò giảm chấn động cho trẻ. Chính chất dịch này khiến mẹ có cảm giác
thóp bé phập phồng khi sờ tay vào. - Thóp phập phồng do
trẻ có thóp rộng. Khi trẻ có thóp rộng mẹ cần lưu ý bởi rất có thể hiện
tượng này của trẻ có liên quan đến một bệnh lý nào đó ví dụ như bệnh còi xương, viêm màng não, xuất huyết màng não…
Thóp trẻ sơ sinh
phập phồng có thể do sinh lý cũng có thể liên quan đến một bệnh lý nào
đó. Vì vậy để hạn chế các tình trạng trên cho trẻ, mẹ cần lưu ý đến
những dấu hiệu để nhanh chóng phát hiện ra các bệnh lý và có cách khắc
phục kịp thời cho trẻ.
Nguồn: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/thop-phong-o-tre-so-sinh-nhung-dieu-can-biet/