Phiên dịch thi khối nào? trường nào? điểm trúng tuyển bao nhiêu? 06/10/2020 21:00 Trong quá trình hội nhập quốc tế, phiên dịch là việc làm có triển vọng phát triển mạnh nên là lựa chọn của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, trong số rất nhiều trường đào tạo phiên dịch thì đâu mới là môi trường học tập tốt? Lựa chọn được cơ sở đào tạo phiên dịch chất lượng sẽ giúp bạn có tay nghề vững chắc để thành công trong sự nghiệp của mình. Bạn đang ấp ủ ý định muốn trở thành một phiên dịch viên và đang tìm hiểu về quy chế tuyển sinh, xem ngành phiên dịch thi khối nào? trường nào đào tạo tốt nhất hiện nay và mức điểm trúng tuyển là bao nhiêu. Trong bài viết dưới đây, JOBOKO sẽ chia sẻ tới bạn top trường đào tạo phiên dịch chất lượng, hy vọng bạn đọc sẽ nhanh chóng lựa chọn cho mình môi trường học tập phù hợp. Việc làm Nhân viên Phiên dịch
Phiên dịch hiện đang là ngành hot hiện nay
I. Muốn học phiên dịch thi khối nào? Cũng như nhiều ngành nghề khác, để trở thành phiên dịch viên bạn phải trải qua kỳ thi THPT Quốc Gia và lấy điểm thi của tổ hợp môn phù hợp để xét tuyển vào các trường đại học cao đẳng đào tạo phiên dịch trên cả nước với các ngành đào tạo ngôn ngữ, chuyên ngành Biên – Phiên dịch. Hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước hiện nay tiến hành đào tạo ngành ngôn ngữ có khả năng phiên dịch nhiều thứ tiếng khác nhau như: Phiên dịch Tiếng Anh, Nhật, Trung, Phiên dịch tiếng Hàn, Pháp, Nga, Tây Ban Nha,… Ngoài ra còn có nhiều ngành ngôn ngữ khác đào tạo phiên dịch như tiếng Ả rập, tiếng Thái, v.v. và học một số ngành như Đông phương cũng có thể ra làm phiên dịch. Ở mỗi ngành ngôn ngữ sẽ tiến hành xét tuyển những tổ hợp môn khác nhau.
Các tổ hợp môn chủ yếu xét tuyển ở các trường hiện nay Ngôn ngữ Anh
- A01: Toán – Lý – Anh
- D01: Toán – Văn – Anh
- D09: Toán – Sử – Anh
- D10: Toán – Địa – Anh
- D14: Văn – Sử – Anh
- D15: Văn – Địa – Anh
Ngôn ngữ Nhật (Nhân viên tiếng Nhật, phiên dịch tiếng Nhật) - A01: Toán – Lý – Anh
- D01: Toán – Văn – Anh
- D06: Toán – Văn – Nhật
- D14: Văn – Sử – Anh
- D15: Văn – Địa – Anh
Ngôn ngữ Trung - A01: Toán – Lý – Anh
- C00: Văn – Sử – Địa
- D01: Toán – Văn – Anh
- D04: Toán – Văn – Trung
- D15: Văn – Địa – Anh
=> Các công ty đang tuyển phiên dịch tiếng Trung lương caoNgôn ngữ Hàn
- A01: Toán – Lý – Anh
- C00: Văn – Sử – Địa
- D01: Toán – Văn – Anh
- D14: Văn – Sử – Anh
- D15: Văn – Địa – Anh
- D78: Văn – KHXH – Anh
- D96: Toán – KHXH – Anh
Ngôn ngữ Pháp - A01: Toán – Lý – Anh
- D01: Toán – Văn – Anh
- D03: Toán – Văn – Pháp
Ngôn ngữ Nga - D01: Toán – Văn – Anh
- D02: Toán – Văn – Nga
Ngôn ngữ Đức - D01: Toán – Văn – Anh
- D05: Toán – Văn – Đức
- D78: Văn – KHXH – Anh
- D90: Toán – KHXH – Anh
Trên đây là tổ hợp môn cơ bản khi xét tuyển, ở mỗi trường khác nhau sẽ áp dụng các tổ hợp môn khác nhau. Một số trường còn áp dụng theo hình thức thi xét học bạn THPT. Khi cân nhắc quyết định thi vào trường nào các em nên tìm hiểu rõ thông tin tuyển sinh của trường nhé.
II. Các trường đào tạo ngành phiên dịch và điểm trúng tuyển 2020 ĐH Ngoại ngữ – ĐHQG Hà Nội:
- NN Anh: D01, D78, D90: 34,60 (NN x2).
- NN Nga: D01, D02, D78, D90: 31,37 điểm (NN x2).
- NN Pháp: D01, DD03, D78, D90: 32,54 điểm (NN x2).
- NN Trung: D01, D04, D78, D90: 34,65 điểm (NN x2).
- NN Đức: D01, D05, D78, D90: 32,28 điểm (NN x2).
- NN Nhật: D01, D06, D78, D90: 34,37 điểm (NN x2).
- NN Hàn: D01, D78, D90: 34,68 điểm (NN x2).
ĐH Ngoại thương Hà Nội: - NN Anh: D01: 36.25 điểm (NN nhân hệ số 2).
- NN Nhật: D01: 35,9 điểm/ D06: 33,9 điểm (NN nhân hệ số 2).
- NN Trung: D01: 36,6 điểm/ D04: 34,6 điểm (NN nhân hệ số 2).
- NN Pháp: D03: 34,8 điểm/ D03: 32,8 điểm (NN nhân hệ số 2). Đại học Hà Nội:
- Ngôn ngữ Anh: D01: 34,82 điểm (NN nhân hệ số 2).
- Ngôn ngữ Nga: D01, D02: 28,93 điểm (NN nhân hệ số 2).
- Ngôn ngữ Pháp: D01, D03: 32,83 điểm (NN nhân hệ số 2).
- Ngôn ngữ Trung Quốc: D01, D04: 34 – 34,63 điểm (NN nhân hệ số 2).
- Ngôn ngữ Nhật: D01, D06: 34,47 điểm (NN nhân hệ số 2).
- Ngôn ngữ Hàn Quốc: D01: 35,38 điểm (NN nhân hệ số 2).
Khoa Ngoại ngữ – ĐH Thái Nguyên - NN Anh: A01; D01; D15; D66: 18,5 điểm.
- NN Pháp: A01; D01; D03; D66: 15 điểm.
- NN Trung: A01; D01; D04; D66: 20 điểm.
- NN Nga: A01; D01; D02; D66: 15 điểm. ĐH Ngoại ngữ – ĐH Huế:
- NN Anh: D01, D14, D15: 19 điểm.
- NN Nga: D01, D02, D15, D42: 15 điểm.
- NN Pháp: D01, D03, D15, D44: 15 điểm.
- NN Trung: D01, D04, D15, D45: 21,7 điểm.
- NN Nhật: D01, D06, D15, D43: 21,3 điểm.
- NN Hàn: D01, D14, D15: 22,15 điểm.
ĐH Ngoại ngữ – ĐH Đà Nẵng - NN Anh: 23,64 điểm
- NN Nhật: D01, D06: 24,03 điểm (Anh/ Nhật x2)
- NN Pháp: 20,05 điểm.
- NN Nga: 15,03 điểm.
- NN Trung: 24,53 điểm.
- NN Hàn: 25,41 điểm.
- NN Thái: 22,41 điểm.
ĐH KHXH & NV – ĐHQG TP.HCM - NN Anh: D01: 26,17 điểm.
- NN Trung: D01, D04: 25,2 điểm.
- NN Nhật: D06, D14, D01: 25,2; 25,65 điểm.
- NN Hàn: D01, D14: 25,2 điểm
- NN Pháp: D03, D01: 22,75; 23,2 điểm
- NN Đức: D01: 23 điểm/ D05: 22 điểm
- NN TBN: D01, D03, D05: 22,5 điểm
- NN Nga: D01, D02: 20 điểm
ĐH Sư phạm TP.HCM: - NN Anh: D01: 25,25 điểm.
- NN Nhật: D01, D06, D14: 24,25 điểm (Anh/ Nhật x2).
- NN Trung: D01, D04: 24,25 điểm.
- NN Hàn: D01, D78, D96: 24,75 điểm.
- NN Nga: D01, D02, D78, D80: 19 điểm.
- NN Pháp: D01, D03: 21,75 điểm.
ĐH Công nghệ TP.HCM – Hutech - NN Anh: A01, D01, D14, D15: 18 điểm.
- NN Nhật: A01, D01, D15: 18 điểm/ D14: 18 điểm.
Ngoài các trường được liệt kê trên đây thì bạn cũng có thể theo học tại các trường đào tạo phiên dịch khác như Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Ngoại giao, Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM, Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM,…
Chuyên ngành phiên dịch có điểm trúng tuyển tại các trường đại học khá cao
III. Học phiên dịch có khó không? Cơ hội xin việc thế nào?
1. Học phiên dịch có khó không? Phiên dịch thực sự là một nghề khó. Ngồi trong cabin, bạn gần như đang trở thành một con robot 3 đầu 6 tay. Lắng nghe thông tin từ diễn giả, dịch sang ngôn ngữ đích và truyền đạt cho người nghe. Những công việc này diễn ra cách nhau chỉ 5 – 10 giây nếu như không muốn nói là song song. Trong quá trình nói, bạn sẽ vẫn phải tiếp tục lắng nghe, đầu vẫn phải xử lý thông tin để những gì mà bạn truyền đạt lại sẽ không bị ngắt quãng. Đấy là trong quá trình làm việc; vậy còn trong quá trình học thì sao? Người phiên dịch sẽ phải rèn luyện kỹ năng nghe, phát âm chuẩn, vốn từ ngữ đa dạng, trí nhớ tốt và khả năng xử lý thông tin nhanh chóng. Họ thường không chuyên về một lĩnh vực nào cả mà phải am hiểu kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau. Bởi vậy, để trở thành phiên dịch chuyên nghiệp là điều không hề dễ dàng và cần phải có quyết tâm thật cao.
2. Cơ hội việc làm và mức lương của phiên dịch Mặc dù học và thực hành nghề phiên dịch khá khó, vừa cần năng khiếu lại cần sự chăm chỉ và chuyên nghiệp nhưng ưu điểm là nếu bạn đủ giỏi, không thiếu cơ hội việc làm dành cho biên phiên dịch, phiên dịch viên. Bạn có thể dễ dàng xin việc vào các trung tâm dịch thuật, tổ chức quốc tế, công ty đa quốc gia, đài truyền hình hoặc làm một phiên dịch tự do. Phiên dịch viên cũng có thể ứng tuyển vào các cơ quan Nhà nước như Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán tại các nước, cơ quan thường trú,… Trong khối ngành ngôn ngữ, mức lương của các phiên dịch viên được tính là cao nhất, đặc biệt là phiên dịch viên cabin, chênh lệch đáng kể so với nhân viên biên dịch. JobOKO đã khảo sát và thấy rằng mức lương của phiên dịch viên cao hơn hay thấp hơn tùy theo từng ngôn ngữ (ví dụ tiếng Nhật cao hơn tiếng Hàn, tiếng Trung thì thấp hơn một chút), loại bằng cấp (đại học, cao đẳng, du học sinh…), trình độ ngôn ngữ thực tế, các chứng chỉ năng lực ngôn ngữ… Hãy cùng xem xét mức lương phiên dịch phân chia theo ngôn ngữ như sau:
- Phiên dịch tiếng Nhật: 10 triệu/tháng là mức lương thấp nhất của phiên dịch viên tiếng Nhật, trung bình khoảng 20 – 36 triệu/tháng, cao nhất lên đến 50 triệu/tháng.
- Phiên dịch tiếng Hàn: Lương thấp nhất từ 8 triệu/tháng, trung bình khoảng 19,4 triệu/tháng, cao nhất từ 24 – 45 triệu/tháng.
- Phiên dịch tiếng Trung: Lương khởi điểm sẽ là từ 7 – 10 triệu/tháng, tăng dần lên khoảng 15 – 25 triệu/tháng, cao nhất là hơn 30 triệu/tháng.
Ngoài ra, phiên dịch viên có thể làm phiên dịch từ xa, tính phí phiên dịch theo giờ với thu nhập từ 500k/giờ hoặc 1 – 2 triệu/ngày làm việc. Các chuyên gia ngôn ngữ với kinh nghiệm phiên dịch nhiều năm cho các sự kiện lớn, chính thống, các lĩnh vực khó thì mức lương nhận được có thể lên tới 5 – 8 triệu/ngày hoặc cao hơn (tùy ngôn ngữ).
Cơ hội việc làm của nghề phiên dịch cao không?
Phiên dịch là một trong số những ngành nghề khát nhân lực hiện nay, do vậy các em sinh viên nếu có trình độ tốt, khả năng về trình độ nghiệp vụ chuyên môn vững vàng chắc chắn sẽ có được nhiều cơ hội việc làm tốt ở nhiều doanh nghiệp, cơ quan xí nghiệp, nhà máy, khu công nghiệp, với thu nhập ổn định, chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Hơn nữa, khi giỏi ngoại ngữ thì bạn cũng có thể ứng tuyển vào đa dạng các vị trí với thu nhập tốt như việc làm giáo viên tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn,… tại các trung tâm.
Đối với nghề phiên dịch này chúng ta cần nắm bắt được ngôn ngữ mà mình học, nếu bạn muốn trở thành phiên dịch viên tiếng Nhật chuyên nghiệp thì bạn cần chăm chỉ học tập từ ban đầu những kiến thức về ngôn ngữ Nhật. Từ những vấn đề dễ đến khó để dễ dàng hiểu được và phiên dịch sang tiếng Việt dễ dàng nhất. Vị trí phiên dịch viên hay giáo viên tiếng Nhật thường được nói là việc nhẹ lương cao, tuy nhiên cũng phụ thuộc vào trình độ ngôn ngữ của các bạn.
Hiện nay có khá nhiều người, bạn trẻ quan tâm là phiên dịch chỉ cần giỏi ngoại ngữ đã đủ chưa? Đúng là yêu cầu căn bản của một người phiên dịch đó là phải có ngoại ngữ giỏi, tuy nhiên đi kèm với đó phải hội tụ thêm nhiều kỹ năng khác như khả năng giao tiếp, tự tin, truyền đạt tốt, không ngừng học hỏi… Có như vậy bạn mới có thể phát triển và có được cơ hội việc làm tốt nhất.
>> Joboko.com cập nhật tin tuyển dụng phiên dịch, biên dịch, tuyển nhân viên kinh doanh biết tiếng Nhật liên tục, các bạn ứng viên đang muốn tìm việc làm hãy truy cập thường xuyên nhé.
>> Nếu quan tâm tới nội dung bài viết đừng quên để lại ý kiến đánh giá bình luận bên dưới nhé.
MỤC LỤC:
I. Muốn học phiên dịch thi khối nào?
II. Các trường đào tạo ngành phiên dịch và điểm trúng tuyển 2020
III. Học phiên dịch có khó không? Cơ hội xin việc thế nào?
Đọc thêm: Nghề biên phiên dịch – Công nghệ liệu có thể thay thế con người?
Đọc thêm: Học ngoại ngữ nên chọn làm Biên dịch hay phiên dịch?