Điều kiện thi công chức kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm những gì?


Dạ cho cháu hỏi điều kiện dự thi công chức kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như thế nào? Cháu mới tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính ngân hàng, và cháu có dự định làm cho các cơ quan nhà nước một thời gian dài trong tương lai. Cháu cảm ơn ạ.

Điều kiện thi tuyển công chức kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì?

Để trở thành công chức nói chung, công chức kế toán nói riêng thì bạn phải đảm bảo được các điều kiện của Điều 36 Luật Cán bộ, công chức 2008 và điểm đ khoản 20 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 cụ thể như sau:

1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:

– Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;

– Đủ 18 tuổi trở lên;

– Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;

– Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;

– Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

– Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;

– Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.

2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:

– Không cư trú tại Việt Nam;

– Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc” tại điểm c khoản 2 Điều 36.

Điều kiện để dự tuyển công chức kế toán

Điều kiện để thi công chức kế toán

Khi đã là công chức rồi thì làm sao để trở thành kế toán?

Theo khoản 4 Điều 7 Thông tư 77/2019/TT-BTC quy định về tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để trở thành kế toán viên được quy định như sau:

– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính;

– Có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch kế toán viên;

– Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ bồi dưỡng tiếng dân tộc do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có thẩm quyền cấp đối với công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số;

– Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương.

Căn cứ vào các quy định nêu trên việc thi kế toán phải đáp ứng được các tiêu chuẩn cần thiết do đây là vị trí đặc thù. Đối với trường hợp của bạn, bạn vì bạn đã có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính ngân hàng rồi nên bạn chỉ cần đáp ứng được chứng chỉ bồi dưỡng ngạch kế toán cũng như chứng chỉ ngoại ngữ và tin học là bạn đã đủ điều kiện để trở thành kế toán viên.

Ngoài các tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, công chức kế toán cũng cần phải đạt những tiêu chuẩn nhất định về phẩm chất theo quy định tại Điều 4 Thông tư 77/2019/TT-BTC, cụ thể

1. Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng; trung thành với Tổ quốc, Đảng và Nhà nước; bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.

2. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; tuân thủ pháp luật, kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính; gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan.

3. Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm; có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; không gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí.

4. Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.

Các nhiệm vụ nào mà công chức kế toán phải đảm nhận?

Nhiệm vụ của công chức kế toán được quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 77/2019/TT-BTC như sau:

– Ghi chép, tính toán, tổng hợp và phân tích số liệu kế toán phục vụ cho các phần hành, phần việc phụ trách, cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành tại đơn vị;

-Tổ chức thực hiện công tác kế toán, lập báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán, cung cấp thông tin thuộc phần hành, phần việc được phân công hoặc phụ trách;

– Triển khai thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính kế toán theo quy định;

– Tổ chức phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản, kinh phí thuộc phần hành, phần việc phụ trách và đề xuất biện pháp quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn vốn hoặc kinh phí;

– Tham gia nghiên cứu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về kế toán; các văn bản pháp luật hướng dẫn về chế độ nghiệp vụ kế toán.

Rate this post

Viết một bình luận