Gián Đức xuất hiện nhiều ở đâu ? Vì sao có tên gọi là gián Đức?

Gián Đức xuất hiện nhiều ở đâu ? Vì sao có tên gọi là gián Đức?

Gián Đức xuất hiện tại Việt Nam giai đoạn đầu những năm 2000. Ban đầu, gián chủ yếu xuất hiện ở các sân bay và tại một số gia đình có người thường xuyên công tác, du lịch nước ngoài. Những năm gần đây, gián Đức phát sinh ở khắp mọi nơi. Có thể thấy chúng ở trường học, nhà máy, xí nghiệp cho tới nhà hàng, khách sạn, siêu thị và các hộ gia đình. Gián Đức nếu gặp điều kiện thuận lợi, một cặp gián Đức có thể tạo ra 10.000 hậu duệ chỉ trong 1 năm và quá trình sinh sản diễn ra ác nhất vào những tháng mùa hè.

 

Gián Đức là gì?

► Nguồn gốc: Từ những năm cuối 90 đầu năm 2000, những con tàu thủy, máy bay chở hàng hóa từ Châu Âu vào nước ta. Trên những container hàng hóa vận chuyển vào nước ta mang theo côn trùng gián, trứng gián, từ đó chúng mới nhập cư thành công vào nước ta.  Theo các nhà khoa học, loài gián này có nguồn gốc từ nước Đức, do vậy chúng mới được người dân gọi với cái tên gián Đức. 

► Đặc điểm dễ nhận dạng nhất:

  • Đây là một loài gián nhỏ, có màu nâu vàng.
  • Chúng có 2 vạch song song sẫm màu chạy từ sau đầu tới cánh
  • Dù phần cánh phát triển đầy đủ nhưng gián Đức lại không bay được
  • Ở giai đoạn nhộng, gián non có hình dáng tương tự như gián trưởng thành nhưng kích thước nhỏ hơn và không có cánh. 
  •  Loài gián này ưa thích môi trường ẩm thấp và nhiệt độ ấm áp. 

 

Gián Đức xuất hiện nhiều ở đâu?

  •  Gián Đức sinh sản nhiều nhất vào mùa hè
  • Chúng thường xuất hiện phổ biến nhất trong các ngôi nhà, chung cư, nhà hàng, khách sạn,…

Tác hại của gián Đức:

  • Ngoài việc gây mùi hôi khó chịu thì chúng còn là vật trung gian truyền bệnh Salmonella và viêm dạ dày – ruột như ngộ độc thực phẩm, lỵ, tiêu chảy và nhiều bệnh khác.
  • Tổ chức vi sinh vật gây bệnh bám vào chân hoặc thân gián và nhiễm vào thức ăn khi gián bò lên.
  • Trên cơ thể gián cũng có nhiều chất gây dị ứng, có thể gây ra phản ứng như mẩn đỏ da, mắt chảy nước, hắt hơi, ngạt mũi và bệnh hen suyễn.
  • Chúng cũng gây hại cho hàng hóa, đặc biệt đối với các loại thực phẩm.
  • Do thường chui vào trong các thiết bị điện, gián Đức cũng là nguyên nhân gây chập cháy thiết bị điện.

 

Các biện pháp phòng, chống đơn giản, hiệu quả và an toàn:

► Biện pháp phòng chống đơn giản:

  • Vệ sinh sạch sẽ: thức ăn để nơi sạch sẽ và đậy kín, đổ rác hằng ngày, nên dùng thùng rác có nắp, không để vương thức ăn ra nhà,…
  • Giảm nơi trú ẩn: kiểm tra trứng gián và gián ở khăn trai giường, quần áo bẩn, thùng đựng rác,…
  • Lấp kín các rãnh nước, ống thoát nước, ống dẫn nước, các lỗ nhỏ, vết nứt, khe hở dọc tường và chân tường…
  • Khi sắp xếp xoong nồi, bát đĩa… trên giá, nên úp ngược để những vật này không trở thành nơi đựng phân hay trứng gián.

► Biện pháp hóa học hiệu quả và an toàn:

  • Phun hóa chất tồn lưu diệt gián
  • Sử dụng bả, bẫy gián
  • Gel diệt gián

►Công ty vệ sinh công nghiệp A2Z – Kiểm soát côn trùng cung cấp dịch vụ kiểm soát côn trùng bay như ruồi muỗi, dịch vụ kiểm soát côn trùng bò như kiến gián, dịch vụ kiểm soát mối, dịch vụ kiểm soát chuột và các loài côn trùng gây hại khác.

HÃY LIÊN HỆ NGAY CHO CHÚNG TÔI:

Hotline vệ sinh: 034.7951.595
 Hotline côn trùng: 089.6674.089

 

 

Rate this post

Viết một bình luận