Trò chơi điện tử (Electronic game) là gì? Trò chơi điện tử tiếng Anh là gì? Lợi ích và tác hại của việc chơi điện tử quá nhiều? Điều kiện, thủ tục xin giấy phép kinh doanh trò chơi điện tử? Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1, G2, G3, G4?
Trò chơi điện tử từ lâu đã quá quen thuộc với giới trẻ, đây là một trò chơi mang tính giải trí cao. Không chỉ tại Việt Nam mà đa số các quốc gia khác đều rất ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ khái niệm trò chơi điện tử và điều kiện, thủ tục xin giấy phép kinh doanh trò chơi điện tử.
Tư vấn pháp luật về thủ tục xin giấy phép kinh doanh trò chơi điện tử: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
- Thông tư 24/2014/TT-BTTT quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng;
- Thông tư số 09/2014/TT-BTTTT ngày 19 tháng 8 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội
1. Trò chơi điện tử là gì?
Khi nghe từ trò chơi điện tử chắc hẳn ai cũng biết đây là một trò chơi giải trí nhưng ít ai biết hết những hình thức hay các trò chơi này, vì chúng rất đa dạng. Để hiểu hết khái niệm này, chúng ta có thể hiểu trước tiên trò chơi tức là những thứ giúp con người giải trí bằng nhiều hình thức khác nhau, điện tử ở đây chính là những trò chơi dựa trên máy móc, phụ kiện chơi như máy tính, máy đánh, điện thoại…
Theo đó, trò chơi điện tử là trò chơi sử dụng thiết bị điện tử để tạo ra một hệ thống tương tác mà người chơi có thể chơi. Hình thức phổ biến nhất hiện giờ của trò chơi điện tử là trò chơi video (video game) và vì lý do này các thuật ngữ thường bị nhầm lẫn khi sử dụng. Các hình thức phổ biến khác của trò chơi điện tử bao gồm cả những thiết bị không dùng cho việc tạo ra hình ảnh như các loại trò chơi điện tử cầm tay, các hệ thống độc lập và các sản phẩm cụ thể không tạo ra hình ảnh trực quan.
2. Trò chơi điện tử tiếng Anh là gì?
Trò chơi điện tử tiếng Anh là: Electronic game
Trò chơi điện tử Electronic game Liên minh League Điều khiển Control Người máy Android Người chơi Player Đăng nhập Log in Đăng ký Register Tác hại Damage
3. Lợi ích và tác hại của việc chơi điện tử quá nhiều
Thứ nhất, lợi ích
Đối với những người khi có áp lực bởi công việc, căng thẳng, suy nghĩ nhiều mà gây ra mệt mỏi, chán nản thì điện tử được xem như một công cụ giúp chúng ta giải tỏa mệt mỏi, quên đi những lo lắng, muộn phiền của cuộc sống.
- Trò chơi điện tử cũng là một hình thức giúp cho con người kết nối với nhau, bày tỏ những sở thích, gắn kết tình cảm con người, làm quen được với nhiều người.
- Một lợi ích mà đối với những người có sở thích chơi điện tử đó chính là giúp con người nâng cao khả năng nhanh tay, nhanh mắt và phản ứng nhanh.
- Thông thường những người thích chơi game thường khá thông minh, trò chơi điện tử được xem như cách để giúp tăng trí thông minh, giảm lão hóa và cải thiện tầm nhìn.
Thứ hai, tác hại của việc lạm dụng trò chơi điện tử quá nhiều
Xem thêm: Phân loại độ tuổi chơi trò chơi điện tử
- Chơi games tốn thời gian;
- Chơi games tốn tiền;
- Chơi games làm đầu óc trở nên mê muội;
- Chơi games online làm bạn học tệ đi;
- Chơi games làm hẹp mối quan hệ của bạn;
- Chơi games làm bạn dễ dẫn đến tâm trạng dễ cáu gắt, lầm lì và ít nói;
- Khi bạn đã bỏ được games online, bạn dễ rơi vào cảm giác hụt hẫng, trống rỗng;
4. Điều kiện, thủ tục xin giấy phép kinh doanh trò chơi điện tử
Thứ nhất, đối với cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1
Một, điều kiện
- Tổ chức, nhân sự phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Có trụ sở chính với địa chỉ và số điện thoại liên hệ rõ ràng
+ Có đội ngũ nhân sự quản trị trò chơi điện tử phù hợp với quy mô hoạt động, bảo đảm tối thiểu 01(một) nhân sự quản trị 2 (hai) máy chủ.
+ Có nhân sự tốt nghiệp đại học trở lên chịu trách nhiệm về quản lý hoạt động cung cấp trò chơi điện tử.
- Về kỹ thuật cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1
+ Hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử cho tất cả các trò chơi của doanh nghiệp bảo đảm đáp ứng các điều kiện sau:
- Có khả năng lưu trữ, cập nhật đầy đủ thông tin cá nhân của người chơi theo quy định tại Điều 6 Thông tư 24/2014/TT-BTTT;
- Hệ thống quản lý thanh toán cho các trò chơi điện tử của doanh nghiệp phải đặt tại Việt Nam và kết nối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán của Việt Nam, bảo đảm cập nhật, lưu trữ chính xác, đầy đủ và cho phép người chơi có thể tra cứu được thông tin chi tiết về tài khoản thanh toán của mình;
- Quản lý thời gian chơi của người chơi từ 00h00 đến 24h00 hàng ngày và bảo đảm tổng thời gian sử dụng tất cả các trò chơi điện tử G1 của một doanh nghiệp đối với mỗi người chơi dưới 18 tuổi không quá 180 phút trong 24 giờ mỗi ngày;
- Hiển thị được kết quả phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi đối với tất cả các trò chơi do doanh nghiệp cung cấp khi giới thiệu, quảng cáo trò chơi, cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử; có thông tin khuyến cáo với nội dung “Chơi quá 180 phút một ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe” tại vị trí dễ nhận biết ở diễn đàn của trò chơi và trên màn hình thiết bị của người chơi trong suốt quá trình chơi.
- Có phương án bảo đảm chất lượng dịch vụ, bảo đảm quyền lợi của người chơi.
- Có biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý nội dung diễn đàn trò chơi (nếu có), tuân thủ theo quy định tại Thông tư số 09/2014/TT-BTTTT ngày 19 tháng 8 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội.
- Có phương án dự phòng về thiết bị và kết nối, phương án sao lưu dữ liệu để bảo đảm an toàn hệ thống khi có sự cố xảy ra.
- Có phương án bảo đảm an toàn, an ninh thông tin và bí mật thông tin cá nhân của người chơi.
Hai, hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 1.
- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư, trong đó có ngành nghề cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng.
- Sơ yếu lý lịch nhân sự chịu trách nhiệm quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
- Văn bản xác nhận sử dụng tên miền hợp pháp.
- Đề án cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử bao gồm các nội dung chính sau đây:
Ba, trình tự thủ tục cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1
Xem thêm: Điều kiện hoạt động của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng
– Doanh nghiệp nộp 01 (một) bộ hồ sơ gốc đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 cho Bộ Thông tin và Truyền thông (qua Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) theo một trong các hình thức sau:
+ Nộp trực tiếp;
+ Nộp qua đường bưu chính.
– Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử tiến hành thẩm định hồ sơ, trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1. Trường hợp từ chối cấp giấy phép, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời trong đó nêu rõ lý do từ chối.
– Trước khi chính thức cung cấp dịch vụ 10 (mười) ngày làm việc, doanh nghiệp phải gửi thông báo cụ thể về thời gian chính thức cung cấp dịch vụ tới Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử), Sở Thông tin và Truyền thông tại địa phương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở hoạt động và nơi doanh nghiệp có hệ thống thiết bị cung cấp dịch; thông báo tới doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thuê máy chủ, cho thuê chỗ đặt máy chủ, doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán trong trò chơi điện tử. Khi nhận thông báo, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm gửi giấy biên nhận cho doanh nghiệp trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.
– Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 không còn hiệu lực khi doanh nghiệp bị giải thể, bị phá sản hoặc sau 06 (sáu) tháng kể từ ngày giấy phép có hiệu lực mà doanh nghiệp không triển khai trên thực tế việc cung cấp dịch vụ.
– Trường hợp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 không còn hiệu lực, bị thu hồi hoặc doanh nghiệp thay đổi các nội dung quy định tại Khoản 6 Điều 16 Thông tư này, việc cấp lại giấy phép thực hiện như thủ tục cấp mới theo quy định tại Điều 14, Điều 15 Thông tư 24/2014/TT-BTTT
Thứ hai, cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4
Xem thêm: Phân loại trò chơi điện tử trên mạng
Một, điều kiện
- Có trụ sở chính với địa chỉ và số điện thoại liên hệ rõ ràng.
- Có nhân sự chịu trách nhiệm về quản lý hoạt động cung cấp trò chơi điện tử tốt nghiệp đại học trở lên.
- Có đội ngũ nhân sự quản trị trò chơi điện tử phù hợp quy mô hoạt động và loại hình cung cấp dịch vụ.
- Hệ thống quản lý thanh toán cho các trò chơi điện tử (nếu có) của doanh nghiệp phải đặt tại Việt Nam và kết nối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán của Việt Nam, bảo đảm tính chính xác, đầy đủ và cho phép người chơi có thể tra cứu được thông tin chi tiết về tài khoản thanh toán của mình.
- Có phương án bảo đảm chất lượng dịch vụ và quyền lợi của người chơi.
Hai, hồ sơ bao gồm
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử;
- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư trong đó có ngành nghề cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử;
- Sơ yếu lý lịch nhân sự chịu trách nhiệm quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;
- Văn bản xác nhận sử dụng tên miền hợp pháp (đối với trò chơi cung cấp trên Internet);
- Đề án cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử;
Ba, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4
- Doanh nghiệp nộp 01 (một) bộ hồ sơ gốc đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 cho Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử theo một trong các hình thức sau:
+ Nộp trực tiếp;
+ Nộp qua đường bưu chính.
– Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử cho doanh nghiệp theo Mẫu số 6. Trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử có văn bản trả lời, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
– Trước khi doanh nghiệp chính thức bắt đầu cung cấp trò chơi cho công cộng 10 (mười) ngày làm việc, doanh nghiệp phải gửi thông báo cụ thể về thời gian chính thức cung cấp dịch vụ đến Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Sở Thông tin và Truyền thông tại địa phương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở hoạt động, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thuê máy chủ, cho thuê chỗ đặt máy chủ, doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán trong trò chơi điện tử. Khi nhận thông báo, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm gửi giấy biên nhận cho doanh nghiệp trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.
– Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 không còn hiệu lực khi doanh nghiệp bị giải thể, bị phá sản hoặc sau 12 (mười hai) tháng kể từ ngày giấy chứng nhận có hiệu lực nhưng doanh nghiệp không triển khai trên thực tế việc cung cấp dịch vụ.
Xem thêm: Điểm mốc để tính khoảng cách từ quán điện tử đến trường học
– Trường hợp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 không còn hiệu lực, bị thu hồi hoặc doanh nghiệp thay đổi những nội dung quy định tại Khoản 6 Điều 25 Thông tư 24/2014/TT-BTTTT; việc cấp lại giấy chứng nhận thực hiện như thủ tục cấp mới quy định tại Điều 23, Điều 24 Thông tư 24/2014/TT-BTTTT;
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về trò chơi điện tử là gì và điều kiện, trình tự thủ tục để xin cấp Giấy phép kinh doanh trò chơi điện tử. Trường hợp quý khách có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.