Các vết thương hở thường có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Chính vì vậy, để giúp vết thương hở mau lành cần phối hợp đảm bảo cách xử lý vết thương hở chính xác và bổ sung dinh dưỡng giúp tái tạo tế bào mới. Vậy làm sao để vết thương hở mau lành?
Đối với các vết thương hở có diện tích nhỏ, không quá sâu, tình trạng nhẹ thì có thể tự điều trị tại nhà mà không cần phải đến các cơ sở y tế. Nhưng phải đảm bảo thực hiện đủ và đúng trình tự các bước sau đây để vết thương hở mau lành:
Ngược lại, có các món ăn không nên ăn trong khi có vết thương hở , vì nó sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt cho quá trình hồi phục vết thương. Các món liên quan đến thịt gà, đồ nếp,… có thể gây ngứa ngáy, mưng mủ khi vết thương đang trong giai đoạn lên da non. Đặc biệt là thịt bò và rau muống nếu ăn trong khi có vết thương hở rất dễ tạo thành sẹo lồi và sẹo thâm .
Để giúp vết thương hở mau lành cần bổ sung dinh dưỡng từ bên trong, giúp kích thích sản sinh tế bào mới giúp làm lành vết thương hở một cách nhanh chóng. Những người có vết thương hở nên bổ sung một số thực phẩm sau vào bữa ăn hàng ngày:
Để giúp vết thương hở mau lành, ngoài cách sử dụng thuốc kháng sinh ra có thể phối hợp với các nguyên liệu dễ kiếm tại nhà như:
3.1 Nha đam
Chất nhầy bên trong nha đam rất giàu khoáng chất và vitamin có thể thúc đẩy quá trình làm lành vết thương hở.
Hơn nữa nha đam còn chứa nhiều chất Glucomannan là nguyên liệu quan trọng để tái tạo tế bào, sản xuất collagen. Nha đam đặc biệt dịu nhẹ lành tính nên có thể sử dụng phần thịt nha đam trực tiếp bôi lên vết thương hở mà không lo kích ứng.
3.2 Giấm táo
Nếu bạn có quá nhiều vết thương hở trên cơ thể, có thể pha loãng giấm táo để tắm. Cách này sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ vết thương bị nhiễm khuẩn cũng như kiểm soát sự lây lan của vi khuẩn. Giấm táo còn có ứng dụng giúp vết thương hở khô nhanh hơn.
Cách sử dụng khá đơn giản, chỉ cần pha loãng giấm táo với nước rồi dùng băng sạch thấm dung dịch để đắp lên vết thương.
3.3 Dầu tràm trà
Dầu tràm trà có tác dụng giảm viêm và giảm đau cho vết thương hở. Nó cũng được sử dụng như một dung dịch sát khuẩn vết thương. Dầu tràm khá lành tính nên có thể thoa trực tiếp lên vết thương hở.
3.4 Bột nghệ
Trong nghệ có chứa Curcumin giúp chống viêm, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương và tính kháng khuẩn mạnh. Sau khi làm sạch vết thương có thể sử dụng bột nghệ pha với nước ấm như một loại thuốc bôi lên vết thương và băng kín vết thương bằng băng gạc.
Thông thường những chấn thương nhẹ gây chảy máu ít thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu thương ở những vị trí nguy hiểm, có nguy cơ nhiễm trùng lớn, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra và có hướng can thiệp kịp thời.