4.7/5 – (7 votes)
Bạn đang là sinh viên năm cuối? Bạn đang là sinh viên mới tốt nghiệp ra trường? Vậy thì chào mừng bạn đến với thế giới của người lớn, chào mừng bạn đến với thế giới của sự “tự do là phải tự lo”.
Và rồi đây, tương lai gần đang chờ đón bạn là hành trình tìm kiếm việc làm cực kỳ gay gắt và khó khăn. Bạn đang luôn tự tìm câu trả lời cho câu hỏi “Mới ra trường cần chuẩn bị gì cho tốt?”. Bạn đang cảm thấy đắn đo với nhiều lựa chọn: tìm việc đi làm, đi du học, học lên cao học, ở lại hay về nhà, … Nếu như bạn đang gặp phải tình trạng này thì 7 lời khuyên JobsGO đưa ra sau đây sẽ giúp giải đáp các thắc mắc và giúp định hướng cho con đường tương lai của bạn.
1. Ý thức rằng thời gian đối với bạn không còn nhiều
Bạn mới ra trường, mở một cánh cửa mới, thấy một chân trời mới, bạn còn rất trẻ và bạn thấy bạn đang có nhiều thời gian trong tương lai, chẳng việc gì phải vội và bạn cảm thấy thật tuyệt vời. Đúng, đây là thời điểm rất đẹp, tuy nhiên để mà nói bạn còn nhiều thời gian thì thật SAI LẦM.
Giả dụ, tuổi thọ bình quân của một người là 80 tuổi x 12 tháng vậy thì chúng ta chỉ sống được khoảng 960 tháng thôi.
Một ngày có 24h, bạn dành 8h để ngủ, 2h vệ sinh cá nhân và ăn uống thì bạn đã mất đi 10h mỗi ngày. Vậy có nghĩa là bạn chỉ sống được thực sự 500 THÁNG mà thôi. Vì vậy ở thời điểm này, bạn phải ý thức rất sâu sắc rằng thời gian ở phía trước không còn nhiều. 500 tháng để bạn sống, để làm việc, để được tỏa sáng với nghề nghiệp mà bạn chọn.
>> Tâm thư của một CEO dành cho sinh viên mới tốt nghiệp
>> Muốn thành công – Nói không với trì hoãn
2. Hãy có định hướng cho riêng mình
Hầu hết nhiều bạn trẻ yêu thích các công việc khác với mong muốn của bố mẹ, được định hướng đi theo con đường mà gia đình đã vạch sẵn, mới ra trường là có việc ngay. Nghe thì có vẻ tốt đẹp, đường công danh rộng mở, thế nhưng chính bạn đã đánh mất đi con đường tìm kiếm, hành trình trải nghiệm niềm đam mê của bản thân bạn. Bạn chẳng biết mình thích gì, mình cần phải làm gì, sống một cuộc sống tẻ nhạt và thiếu động lực, không có định hướng.
Đây không phải thời điểm để người khác sắp đặt bạn làm theo kể cả người đó là bố mẹ hay họ hàng của bạn. Bạn nên nhớ rằng, chính bạn làm công việc đó chứ không phải người khác, do đó ý kiến của gia đình hay những người xung quanh chỉ mang tính chất tham khảo thôi. Cho đến dưới 30 tuổi, bạn được quyền THỬ VÀ SAI, bạn được quyền làm những gì bạn cảm thấy hứng thú và yêu thích. Thời điểm này, sai càng sớm thì bạn càng rút ra nhiều bài học, kinh nghiệm cho mình. Từ đó bạn sẽ vượt xa so với người khác.
3. Hãy tìm một công ty và sếp thật tốt
Bạn cần phải tìm hiểu và làm việc ở một công ty có giá trị văn hóa tốt, hơn hết là có một người sếp thật tốt để làm việc cùng dù ở bất kể ngành nghề nào.
Jack Ma cũng từng nói rằng: “Khi bạn tốt nghiệp từ một trường nào đó và bắt đầu tìm việc. Công việc đầu tiên quan trọng vô cùng. Không cần nhắm đến những công ty có tên tuổi lớn làm gì, quan trọng là bạn phải tìm được một người sếp tốt, sẵn sàng dạy cho bạn nên người, dạy bạn cách làm mọi thứ đúng đắn, thích đáng…”
4. Đừng quan tâm tới lương ở thời điểm này
Khoảng thời gian mới ra trường các bạn trẻ nên dành để học hỏi, đa dạng hóa những kỹ năng cứng và mềm hơn là hướng ngay đến một vị trí được trả lương cao. Đừng nghĩ rằng tiền bạc là quan trọng ở thời điểm này. Tùy theo năng lực, khả năng trong khi phỏng vấn và làm việc, bạn không thể đòi hỏi mức lương quá cao để công ty phải trả cho bạn. Vì bạn chưa tạo ra các giá trị đủ xứng đáng để công ty sẵn sàng trả cho bạn.
5. Thích gì làm nấy
Nhiều bạn trẻ thường nghĩ mới ra trường phải làm đúng ngành nghề. Tuy nhiên không phải cứ học chuyên ngành gì là phải làm đúng chuyên ngành đó. Hãy làm những gì bạn thích vì đây là lúc thích hợp để làm những điều mà trước kia việc học hành đã chiếm hết quỹ thời gian của bạn.
Hãy nhớ rằng “Nếu bạn làm việc liên quan đến sở thích của bạn, thì cả cuộc đời bạn không phải đi làm”. Có rất nhiều bạn trẻ đã khởi nghiệp một tiệm bánh từ một chiếc lò nướng, mở một studio chụp hình từ một chiếc máy ảnh, mở một chuỗi nhà hàng ẩm thực từ một quán ăn vỉa hè… Hãy làm những gì mình thích và nếu có thể, hãy khởi nghiệp từ chính những sở thích của bạn.
>> Làm trái ngành không có nghĩa là uổng phí 4 năm đại học
6. Hãy trải nghiệm và phá bỏ vùng an toàn
Để bước ra khỏi vùng an toàn, bạn phải thực hiện công việc bạn chẳng hề thoải mái. Bạn phải đề ra việc cần làm và ép mình thực hiện, sau đó bạn nhận ra rằng việc này chẳng đáng sợ chút nào.
Mới ra trường, bạn có thể sẽ vấp váp, nhưng không sao, vì đó là cách bạn tự phát triển bản thân mình, là một phần trong quá trình học hỏi. Nếu bạn cảm thấy yếu ớt và tổn thương, không sao đâu, bạn mạnh mẽ hơn bạn nghĩ nhiều đấy. Hãy thành thật với bản thân, điều chỉnh hành vi và can đảm để vượt qua.
>> Phá bỏ Rat Race – đừng làm chú chuột trong phòng thí nghiệm của cuộc đời
7. Hãy trở thành người bán hàng giỏi
Dù là bất kỳ ngành nghề gì, hãy là người bán hàng giỏi, là người bán sức lao động giỏi nhất mà bạn có thể. Làm sao để thuyết phục người khác là “hãy mua tôi đi”, hãy chuẩn bị CV xin việc, chuẩn bị một thái độ tích cực để gặp những lãnh đạo tiềm năng của bạn trong tương lai.
Kết luận:
Dù bạn có quyết định thế nào, đi du lịch trải nghiệm, theo đuổi con đường học vấn để kéo dài thời sinh viên, hay cống hiến cho xã hội, tất cả đều khiến bạn trưởng thành. Và 7 điều trên để bạn thấy rằng bạn cần tích lũy rất nhiều điều vì cuộc đời là không dễ dàng, rất nhiều chông gai gian khó ở phía trước. Nhưng dù sao, bạn hãy tin rằng làm việc bằng chính những nỗ lực không ngừng , thành quả sẽ sớm đến với bạn. Chúc các bạn thành công!
Theo dõi app tìm việc nhanh JobsGO để cập nhật những thông tin tuyển dụng mới nhất.