Xây dựng gia đình hạnh phúc tạo nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc

     Gia đình là môi trường quan trọng để hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

      Tuy nhiên, thực tế hiện nay, định kiến giới và tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, “chồng chúa vợ tôi”  vẫn còn tồn tại ở một bộ phận dân cư trong xã hội tiếp tục là hệ quả xấu có thể dẫn đến bạo lực gia đình, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về thể chất, tinh thần cho các thành viên trong gia đình, nhất là phụ nữ và trẻ em,

không ít gia đình rơi vào cảnh “tan đàn xẻ nghé”, ảnh hưởng đến hạnh phúc, sự phát triển bền vững của gia đình.

     Bình đẳng giới là vấn đề hết sức lớn lao và rất quan trọng đối với mỗi quốc gia, là một trong những mục tiêu phấn đấu của các quốc gia trên thế giới nhằm hướng đến một xã hội tiến bộ, bình đẳng và phát triển bền vững.

     T

rong gia đình, v

ợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình; có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình; vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.

Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.

     Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình với nhau.

Gia đình có trách nhiệm t

ạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới; giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình; chăm sóc sức khoẻ sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn; đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác.

     Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, môi trường lưu giữ, giáo dục, trao truyền các giá trị văn hoá dân tộc cho các thành viên trong gia đình. Xây dựng gia đình hạnh phúc chính là tạo nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc, là vấn đề hết sức hệ trọng của dân tộc ta. Công tác xây dựng gia đình vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững đất nước.

     Vì vậy, bản thân mỗi người phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình; c

hăm lo hạnh phúc gia đình; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam

; k

ính trọng, hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ và tôn trọng các thành viên khác trong gia đình; chăm sóc, giáo dục con em trong gia đình

; t

ích cực phòng, chống bạo lực gia đình, xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình.

/.   

                                                 Anh Tuyết

Rate this post

Viết một bình luận