Trong tình yêu, chia tay là điều không ai mong muốn. Bởi những cảm xúc đau khổ, day dứt khi chia tay có thể dẫn đến những ảnh hưởng nặng nề trong tâm lý, nhất là trầm cảm. Vậy, bạn phải vượt qua trầm cảm sau khi chia tay người yêu như thế nào? Sau đây là những gợi ý của Vững Trí bạn có thể tham khảo.
Trầm cảm sau chia tay người yêu là gì?
Tình yêu luôn là thứ mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng dành rất nhiều thời gian và công sức để theo đuổi. Những cảm xúc trong tình yêu luôn vô cùng phức tạp, hạn phúc có, đau buồn cũng có. Nhưng, điều làm chúng ta cảm thấy khó nhất để vượt qua chính là 2 từ “chia tay”.
Việc lựa chọn kết thúc một mối quan hệ tình cảm luôn là điều khó khăn với rất nhiều người, thậm chí khiến họ phải đối mặt với chứng trầm cảm sau chi tay. Đây cũng được coi là khoảng thời gian nhạy cảm khiến bạn khó kiểm soát được cảm xúc, tâm trạng buồn bã, thậm chí đau lòng, day dứt những hoài trong dĩ vãng.
Trầm cảm sau chia tay là những tổn thương về mặt tâm lý và tình cảm sau một cú sốc lớn về mối quan hệ yêu đương của 2 người. Thông thường, nó sẽ xuất hiện ở những người đã đặt kỳ vọng lớn vào tình yêu, có mối quan hệ yêu đương lâu năm, còn yêu nhưng bị cản trở bởi nhiều lý do, bị người kia phản bội. Trầm cảm sau chia tay là sự vỡ vụn, tổn thương quá lớn dẫn đến suy nghĩ tiêu cực, tự hành hạ bản thân, thậm chí nảy sinh ý nghĩ làm hại bản thân và người kia.
Theo thống kê có đến hơn 75% người bị trầm cảm sau chia tay là giới nữ. Đây vốn là phái yếu, dễ bị tổn thương và suy nghĩ tiêu cực hơn so với nam giới. Nam giới cũng dễ bị trầm cảm sau chia tay, nhưng nhờ ý chí mạnh mẽ và có nhiều thú vui để giải tỏa tâm lý hơn nên họ có thể dễ dàng vượt qua, chỉ một số ý bị tổn thương quá nặng, bệnh trầm cảm sẽ có nhiều biểu hiện rõ rệt hơn.
>> Để hiểu hơn về trầm cảm, đọc thêm thông tin: Thế nào là trầm cảm
Những dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau chia tay
Chia tay trong tình yêu có thể là cú sốc lớn về tinh thần, vết thương lòng mà họ sẽ mang theo suốt cả cuộc đời. Trong số này, có ít nhất 50% sẽ trải qua trầm cảm sau chia tay với những biểu hiện như:
1/ Không chấp nhận việc đã chia tay: Họ thường cố chấp, chỉ xem việc chia tay là giận hờn cãi vã và có thể quay lại dù cho đối phương đã chấm dứt liên hệ
2/ Buồn chán, khóc lóc: Họ thường khóc rất nhiều, bất cứ khi nào nghĩ về người kia hoặc những kỷ niệm đã qua đều có thể khóc. Lúc nào cũng cảm thấy buồn bã, chán nản mọi thứ xung quanh, không muốn làm bất kỳ điều gì.
3/ Tự cô lập bản thân: Không muốn tiếp xúc với bất kỳ ai, không muốn bước ra khỏi nhà, thậm chí chỉ thích ngồi trong bóng tối, sợ ánh sáng.
4/ Mất ngủ kéo dài: Những tổn thương về tinh thần hoặc những hình ảnh khó chấp nhận ám ảnh vào tâm trí, dẫn đến tình trạng mất ngủ, ngủ rất ít và gặp ác mộng thường xuyên.
5/ Suy nghĩ tiêu cực: Đổ lỗi cho bản thân, tự xem mình là người tạo ra các nguyên nhân dẫn đến chia tay. Mặc cảm, tự ti về bản thân và cảm thấy không hoàn toàn cô độc.
6/ Sợ các mối quan hệ tình cảm: Do những lý do, tổn thương dẫn đến tan vỡ, người bị trầm cảm sau chia tay mất niềm tin, thậm chí là sợ hãi khi nghĩ đến những mối quan hệ mới.
7/ Tự làm tổn thương mình: Dễ có những suy nghĩ dại dột , muốn tìm đến cái chết để chấm dứt cuộc sống hoặc để trả thù đối phương, muốn họ phải dằn vặt, hối hận.
Cách vượt qua trầm cảm sau chia tay
Chấp nhận sự thật, đối diện với nỗi đau
Với những trường hợp bị trầm cảm sau chia tay, để vượt qua những khó khăn này, người bệnh cần nhận ra mình không phải là người duy nhất gặp chuyện buồn trong vấn đề tình cảm. Trước hết, cần chấp nhận chia tay trong tình yêu là chuyện hết sức bình thường. Hầu như ai cũng phải trải qua ít nhất 1 lần như vậy trong cuộc đời.
Chính vì vậy, thay vì suy nghĩ tiêu cực, bạn hãy bộc lộ cảm xúc của mình và chấp nhận mọi chuyện. Có thể khóc thoải mái, làm những gì bản thân thấy dễ chịu hơn để giải thoát cho bản thân khỏi những suy nghĩ tồi tệ, tiêu cực.
Dẫu biết rằng, những nỗi đau do tình yêu gây ra không dễ gì có thể lãng quên, nhưng hãy làm những gì để có thể dịu đi những đau đớn đó. Dũng cảm, chấp nhận sự thật rằng đã chia tay, đường ai nấy đi, dù nguyên nhân là gì cũng nên xem đó là chuyện đã rồi. Bạn không cần phải che đậy cảm xúc, muốn khóc cứ khóc, muốn hét cứ hét nhưng phải đặt ra một khoảng thời gian nhất định, chỉ cho phép mình buồn 2 ngày, 3 ngày hay 1 tuần. Hết thời gian đó phải quay trở lại với cuộc sống bình thường.
Ngoài ra, bạn hãy tự động viên mình rằng:
- Yêu nhau, chia tay, không đến được với nhau là do duyên số cho chúng ta gắn kết chỉ ngần đó thời gian.
- Bản thân mình cần được trân trọng, xứng đáng được yêu thương nhiều hơn
- Cuộc đời còn rất nhiều điều tươi đẹp phía trước
- Mình xứng đáng được yêu thương hơn
- Mình còn nhiều người cần quan tâm đó là cha mẹ, bạn bè
- Mình cần sống tốt hơn và vượt qua tất cả
Khi cảm thấy tất cả quá sức chịu đựng, bạn cần có sự giúp đỡ, hãy tìm đến người thân, hoặc bác sĩ tâm lý, họ sẽ đưa ra cho bạn lời khuyên và giải pháp tốt nhất, cùng bạn vượt qua tất cả.
Phải làm những điều cần làm
- Sẵn sàng đối điện để làm rõ mọi khúc mắc với người kia nếu còn điều gì khiến bạn không thoải mái khi chia tay
- Dũng cảm cắt đứt liên lạc sau khi chia tay
- Đừng ở một mình, sau vài ngày cho phép bản thân buồn, hãy về với gia đình hoặc rủ một người bạn (ưu tiên những người độc thân) tụ họp nói chuyện
- Hãy quay trở lại với công việc, học tập thường ngày. Sự bận rộn sẽ phần nào kéo bạn ra khỏi sự u ám của trầm cảm sau chia tay
Bày tỏ tâm trạng, cảm xúc thật của mình
Bạn hãy chia sẻ tâm trạng, cảm xúc thật của mình với bạn bè, người thân, người bạn tin tưởng thay vì che dấu cảm xúc của mình mà cố gắng gồng mình cố gắng tỏ ra mình đang ổn. Bạn hãy kể cho họ những suy nghĩ hiện tại của bạn, bạn cảm thấy ra sao, chắc chắn bạn sẽ nhận được những lời động viên tích cực để có thể vượt qua trầm cảm sau chia tay từ những người thương yêu xung quanh.
Tâm sự với người thân
Hãy chia sẻ, nói ra tâm sự với những người thân yêu là cách giúp bạn được trải lòng, giải tỏa được cảm xúc và ý nghĩa tiêu cực sau khi chia tay. Bạn hãy tâm sự với những người thân yêu, họ có thể thấu hiểu tâm tư, tình cảm của bạn. Chính những điều này sẽ giúp bạn có thêm sức mạnh, nghị lực để vượt qua những đau buồn, tổn thương trong cuộc sống.
Viết nhật kí
Viết lại những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân là phương pháp điều trị trầm cảm mà các nhà khoa học khuyên bạn. Bạn hãy viết ra giấy những suy nghĩ của bản thân và những cảm xúc, tổn thương mà bạn đang phải chịu. Qua 1 thời gian, bạn hãy xem lại chúng, đọc lại để suy nghĩ, nhìn nhận lại mọi vấn đề.
Luôn bận rộn
Luôn bận rộn là phương pháp giúp bạn quên đi những buồn đau và tránh suy nghĩ tiêu cực. Bạn hãy làm những việc mà trước đó bạn không có thời gian làm, tham gia những hoạt động xã hội, những câu lạc bộ có nhiều người. Chính những điều này sẽ giúp bản thân có nhiều việc ỹ nghĩa, thấy mình có ích trong cuộc sống, quên đi những đau buồn trong quá khứ, không có thời gian nhớ đến những chuyện cũ.
Tìm lại niềm vui cho bản thân
Tạo niềm vui cho bản thân để bằng các dịch vụ vui chơi, tham gia các câu lạ bộ để có thêm nhiều bạn, chia sẻ với họ những câu chuyện trong cuộc sống thường ngày. Những điều này cũng được coi là giải pháp tốt để thoát khỏi được căn bệnh trầm cảm.
Trau dồi, phát triển bản thân tốt hơn
Khi bạn mắc trầm cảm sau khi chia tay người yêu, điều bạn cần làm là tự hoàn thiện bản thân, làm những việc mới lạ chưa bao giờ bạn thử sức để thấy bản thân tiến bộ từng ngày. Ngoài ra, bạn có thể trải nghiệm du lịch, khám phá những điều mới mẻ, tham gia các trò chơi, yoga, nấu ăn, khiêu vũ…Để thấy khả năng vô tận của chính mình, làm mới mình, bạn sẽ thấy yêu bản thân hơn, mình có sức hút hơn.
Làm đẹp cho bản thân
Làm đẹp bản thân, làm mới bản thân mà rất nhiều người lựa chọn sau khi chia tay. Điều này giúp cho bạn mới mẻ, tràn đầy năng lượng và quên đi những chuyện buồn. Ngoài ra, bạn cũng sẽ tăng độ tự tin lên cao khi thay đổi, hình thành phong cách sống mới cho bản thân. Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên lạm dụng phương pháp này quá nhiều bởi nó có thể ảnh hưởng đến kinh tế của bạn, nó có thể khiến bạn căng thẳng hơn nếu kinh tế rơi vào khủng hoảng quá độ khi mua sắm nhiều.
Xóa tất cả những gì liên quan đến người cũ
Đầu tiên của việc hậu chia tay là bạn cần xóa đi hình ảnh người yêu cũ ra khỏi điện thoại và các tài khoản mạng xã hội. Sau đó hãy vứt bỏ đi những món đồ vật gắn liền với ký ức cũ, nếu những món đồ quá trị bạn có thể bán đi hoặc đem tặng cho các tổ chức từ thiện. Bởi việc lưu giữ những kỷ niệm với người cũ như những món quà hay các bức ảnh sẽ khiến bạn không thể tiến bước và chữa lành được vết thương trong lòng, nó có thể khiến bạn cảm thấy cô đơn và đau buồn hơn.
Ngoài ra, bạn cũng đừng nên lặp lại và thực hiện những việc mà cả hai trước đây đã từng làm như nghe một bài hát quen thuộc hoặc đi tới những khu vực hẹn hò ngày xưa thường lui tới.
Hướng tới những điều tích cực
Các nhà nghiên cứu cho rằng, việc cho đi lòng tốt và bày cảm sự thông cảm tới người khác sẽ giúp việc điều trị bệnh trầm cảm có tiến triển tốt hơn. Nếu bạn mắc bệnh trầm cảm hãy bước ra ngoài xã hội và thực hiện nhiều điều tốt đẹp như: tham gia tình nguyện, làm những việc thiện nguyện thật nhiều để góp thêm những điều tốt đẹp cho xã hội. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống tươi đẹp hơn, tự nhiên bạn cũng cảm thấy vui hơn, yêu đời hơn.
Nhờ sự giúp đỡ từ chuyên gia
Khi những cách trên bạn đã thực hiện để cải thiện chứng trầm cảm mà không mang lại kết quả, tình trạng bệnh của bạn có chiều hướng xấu đi, bạn hãy tới phòng khám, bệnh viện tâm lý uy tín. Các chuyên gia và bác sĩ sẽ khám tổng quát đưa ra tình trạng bệnh và các giải pháp điều trị tâm lý hợp lý.
Xem thêm: Cách chữa trầm cảm không cần dùng thuốc
Trên đây là những thông tin về bệnh trầm cảm sau chia tay và những giải pháp cải thiện người bệnh có thể tham khảo. Bạn có thể lựa chọn giữa việc sống với quá khứ đau buồn hãy vươn tới một tương lai, cuộc sống tươi đẹp hơn là tùy thuộc ở bạn. Tuy nhiên, điều quan trọng, bạn hãy cố gắng tự đứng dậy, nhìn ra cuộc sống xung quanh, mở lòng mình ra và đón nhận những mối quan hệ mới khi bạn đã thật sự sẵn sàng.
Viết bình luận