Cuộc sống càng hiện đại thì tốc độ cập nhật từ ngữ của giới trẻ càng trở nên nhanh chóng. Từ mượn có nguồn gốc từ những quốc gia khác xuất hiện ngày một nhiều trong quá trình hội nhập văn hóa. Với sự lan truyền của phim ảnh, truyện đọc, các clip Tik Tok và mạng xã hội Facebook, hiện tượng cẩu lương đã gây bão trong cộng đồng giới trẻ. Cùng tìm hiểu ý nghĩa cẩu lương là gì và cách sử dụng từ này qua bài viết sau.
Cẩu lương là gì?
Cẩu lương là thuật ngữ trong tiếng Trung, được viết là 狗粮. Dịch sát nghĩa đen sang tiếng Việt thì cẩu lương có nghĩa là thức ăn cho chó. Nghĩa bóng của từ này chỉ những cặp đôi đang yêu và hay thể hiện những tình cảm ngọt ngào, thân mật, tình tứ cho nhau, khiến những người độc thân cảm thấy khó chịu, ghen tị và tủi thân.
Tại sao gọi những hành động như vậy là cẩu lương? Từ này khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh ẩn dụ một chú chó đáng thương đang thèm thuồng ngồi nhìn chủ của nó ăn uống ngon lành mà bản thân lại bị bỏ đói, không được cho ăn. Hình tượng này cũng tương tự như những người đang đắm chìm hạnh phúc trong tình yêu ngập tràn, khiến những người đang FA chỉ biết ghen tị đứng nhìn, thèm khát được như vậy mà thôi.
Thuật ngữ cẩu lương có nguồn gốc xuất phát từ những bộ truyện ngôn tình Trung Quốc, trong đó thường xuất hiện những chi tiết mùi mẫn, tình cảm, đậm đặc mùi “ngôn tình sến súa” nhằm thu hút, gây ấn tượng với những độc giả trẻ tuổi còn nhiều mơ mộng.
Cẩu huyết là gì? Sự khác nhau giữa cẩu huyết và cẩu lương
Khái niệm cẩu huyết là gì trong ngôn tình và trong đời sống?
Nếu dịch sát nghĩa tiếng Việt thì cẩu huyết có nghĩa là máu chó, vậy máu chó là gì? Nhiều người chưa biết thường nhầm tưởng đây là thuật ngữ kinh dị ám chỉ bộ phim có tình tiết ghê rợn, bê bết máu hay con người đội lốt chó. Tuy nhiên, ý nghĩa của thuật ngữ mới mẻ và kì lạ này không khiến người ta sợ hãi chút nào. Đây là thuật ngữ mà những ai yêu thích ngôn tình cũng đều thuộc lòng.
Để trả lời câu hỏi cẩu huyết là gì, thuật ngữ này chỉ những tác phẩm có nội dung lặp đi lặp lại, từ ngữ không mạch lạc, không lôi cuốn và khô cứng khiến người khác thấy nhàm chán, không có sức hút. Những truyện ấy thường được sáng tác bởi những tác giả trẻ mới tập chắp bút hoặc những tác giả không chịu thay đổi lối tư duy sáng tạo của mình, không cập nhật phong cách mới để lôi cuốn độc giả.
Các tác phẩm truyện hoặc phim về tra nam/tra nữ có cái kết quá ngược tâm, không được lòng độc giả gọi là cẩu huyết. Nội dung cốt truyện nam chính sủng ái tiểu tam và hành hạ tàn bạo, gây ra nỗi đau cả thể xác – tinh thần nữ chính,… khiến người đọc bực tức, day dứt, ám ảnh gọi là cẩu huyết.
Tình tiết trong truyện quá ngớ ngẩn, phi logic, khiến độc giả ức chế, không bằng lòng, cảm thấy thừa thãi được gọi là tình huống truyện cẩu huyết. Những tác phẩm được dân mọt ngôn tình cho là cẩu huyết cũng có thể là những truyện mà người khác thấy hay, nhưng với họ thì không.
Cẩu huyết không chỉ xuất hiện trong ngôn tình mà còn ở cả trong đam mỹ và bách hợp.
Ý nghĩa máu chó là gì thậm chí đã len lỏi vào trong nhịp sống hiện đại thường ngày, được người ta sử dụng như một từ bình thường khi giao tiếp ngoài đời. Cẩu huyết trong cuộc sống chỉ những con người, sự vật, hiện tượng khiến người nói không thích, không ưa, hoặc cảm thấy không thể chấp nhận được, dù nó có đúng hay sai.
Sự khác nhau giữa cẩu huyết và cẩu lương là gì?
Như vậy, qua tất cả những lý giải trên, bạn đã phân biệt được sự khác nhau giữa cẩu huyết và cẩu lương là gì chưa? Hai thuật ngữ thoạt nghe tưởng là đồng nghĩa này lại mang ý nghĩa rất khác nhau.
Cẩu lương thì mang ý nghĩa chỉ những hành động tình tứ, ngọt ngào của những cặp đôi đang yêu nhau trước mắt những người độc thân. Còn cẩu huyết thì chỉ nội dung của các tác phẩm ngôn tình khiến độc giả không thích, hoặc những hiện tượng khiến người khác thấy ghét trong cuộc sống hàng ngày.
Nguồn gốc của từ cẩu lương là gì?
Theo quan niệm của người dân Việt Nam hoặc một số quốc gia khác, việc con người nào đó bị so sánh với loài chó được cho là không văn minh, thậm chí là bất lịch sự đối với họ. Tuy nhiên, với những người trẻ ở Trung Quốc, việc so sánh hình ảnh con chó với một ai đó lại hoàn toàn bình thường, nếu không muốn nói là rất thịnh hành. Họ thường sử dụng hình ảnh của loài chó vào ngôn ngữ nói trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày.
Ví dụ:
累成狗 /lèi chéng gǒu/: cảm thấy mệt phát điên, mệt như con chó!
热成狗 /rè chéng gǒu/: nóng đến phát điên lên được, cảm thấy nóng như chó đây này!
单身狗 /dān shēn gǒu /: FA, chưa có người yêu hoặc thô hơn thì là “đồ chó độc thân”, nó giống như một hình ảnh ẩn dụ để trêu những người đã đến tuổi cập kê mà vẫn không có bạn trai hoặc bạn gái.
Cẩu lương là từ ẩn dụ cho hình ảnh những người đang “độc toàn thân” đã cô đơn lắm rồi mà lại còn phải ngậm ngùi đứng nhìn những cặp đôi tình tứ bên nhau, ngập tràn hạnh phúc khi thể hiện tình cảm ngọt ngào. Những người “ăn” cẩu lương chỉ biết ghen tị, tủi thân chứ không thể làm gì khác, giống như chú chó đáng thương phải ngồi im thin thít, nhìn chủ ăn ngon lành dù bụng rất đói nhưng vẫn phải chầu chực cạnh mâm.
Cẩu lương sử dụng trong tình huống nào?
Hành động những người độc thân ăn cẩu lương là gì?
Phát cẩu lương:
Phát cẩu lương, hay còn được gọi là rải cẩu lương nghĩa là hành động thể hiện tình cảm ngọt ngào, hạnh phúc trước mắt những người độc thân.
Ăn cẩu lương:
Để giải thích hành động ăn cẩu lương là gì, đây chính là trạng thái của những người cô đơn phải ngắm nhìn cảnh những cặp đôi đang yêu trao nhau tình cảm thắm thiết.
Mua cẩu lương:
Cũng tương tự như ăn cẩu lương, mua cẩu lương cũng là trạng thái bất đắc dĩ phải chứng kiến những khoảnh khắc tình tứ mà những cặp đôi trao cho nhau, phải nhìn họ đắm chìm trong hạnh phúc của tình yêu.
Ngược cẩu:
Những cử chỉ, lời nói, hành động âu yếm, tình tứ, ngọt ngào và lãng mạn mà những người đang yêu dành cho nhau có thể gọi là đang hành hạ, ngược đãi trái tim cô đơn đầy yếu đuối của người độc thân. Đó chính là hoàn cảnh ngược cẩu, những người đang FA chỉ biết tự an ủi bản thân mà thôi.
Một số từ liên quan đến cẩu lương thường được giới trẻ sử dụng
– Cẩu độc thân: Từ này được dùng để nói về những người đang trong trạng thái độc thân, chưa có người yêu.
– Rải, phát cẩu lương: Hành động, cử chỉ ngọt ngào mà các đôi lứa cố ý thể hiện hạnh phúc trước mắt các cẩu độc thân.
Một số cụm từ như: cẩu độc thân, rải, phát cẩu lương có nghĩa là gì?
Ví dụ: Trong ngày Lễ tình nhân – Valentine 14/2, người ta rất dễ bắt gặp những dòng trạng thái như “Đề nghị các cặp đôi không phát cẩu lương trong ngày này”.
– Sắc nữ là những cô nàng có sở thích ngắm những anh chàng điển trai, mê mẩn các chàng trai đẹp, các soái ca đời thường vốn chỉ xuất hiện trong truyện tiểu thuyết. Những cô gái này còn có sở thích đọc truyện ngôn tình hoặc đam mỹ, thường có nội dung chỉ dành cho người 18+.
– Trạch nữ là những cô nàng chỉ thích ở trong nhà, chỉ muốn đọc truyện, xem phim và chơi đùa với thú cưng.. chứ không thích đi ra ngoài vui vẻ với bạn bè.
– Hủ nữ hoặc hủ nam là những người có sở thích đọc những tác phẩm truyện hoặc xem phim có nội dung xoay quanh chuyện tình yêu đồng giới nam – nam.
– Bách nữ/bách nam là những cô gái, chàng trai có sở thích tương tự như các hủ nam, hủ nữ. Tuy nhiên thay vì tình yêu nam – nam thì họ lại quan tâm đến nội dung xoay quanh tình yêu của nữ – nữ.
– Tiểu tam là kiểu người bị cả xã hội lên án, chỉ trích và ghét bỏ vì là người chỉ thích xen vào chuyện tình cảm giữa hai người đang yêu nhau hạnh phúc để giành giật, tranh cướp tình yêu.
– Thẳng nam là chỉ những người bạn trai có giới tính bình thường, hoàn toàn mạnh mẽ, nam tính và đàn ông.
– Trà xanh là những người có vẻ ngoài giả vờ hiền lành, dễ thương, lúc nào cũng tỏ ra ngây thơ, vô tội nhưng kỳ thực bên trong tâm địa lại cực kỳ gian xảo, xấu xa, giỏi tâm kế, thích đùa giỡn với tình cảm của người khác. Họ sẵn sàng biến thành tiểu tam, ve vãn những người đã có người yêu hoặc kết hôn để thỏa mãn ý thích của mình.
Một số từ lóng tiếng Trung, tiêu biểu như: cẩu lương, trà xanh, tiểu tam… đã trở thành những từ ngữ quen thuộc và được sử dụng nhiều trên các mạng xã hội tại Việt Nam. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn đã hiểu rõ nguồn gốc của từ cẩu lương là gì cùng những ý nghĩa thú vị mà nó mang lại.