Luật sư là gì?

Theo quy định của Luật Luật sư thì Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

>> Học Thạc sĩ Luật hay học Luật sư?

>> Lương của luật sư tại Việt Nam

>> Nghề Luật sư ở Việt Nam có dễ sống hay không?

1. Tiêu chuẩn của Luật sư là gì?

Công dân Việt Nam muốn trở thành Luật sư phải đáp ứng được những tiêu chuẩn sau:

  • Trung thành với Tổ quốc;
  • Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật;
  • Có phẩm chất đạo đức tốt;
  • Có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư;
  • Đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư;
  • Có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.

2. Xã hội nghĩ gì về nghề Luật sư?

Nghề Luật sư trong xã hội thường được gọi là “Thầy cãi” – tên vị trí chức danh tương tự như Luật sư vào thời phong kiến. Luật sư bảo vệ cho thân chủ tại Tòa thì Thầy cãi bảo vệ cho thân chủ tại Công đường. Chính vì vậy, có những thiên kiến cho rằng Luật sư là người chuyên đi “cãi” hay còn gọi là tranh tụng tại tòa. Nhưng thực tế không phải vậy. Luật sư còn có thể thực hiện nhiều dịch vụ pháp lý khác như đại diện ngoài tố tụng, tư vấn…  

3. Luât sư được thực hiện những dịch vụ pháp lý nào?

Dịch vụ pháp lý mà Luật sư cung cấp cho khách hàng bao gồm:

  • Tham gia tố tụng;
  • Tư vấn pháp luật;
  • Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng,
  • Các dịch vụ pháp lý khác.

 

Rate this post

Viết một bình luận