Nên hay không nên nghe nhạc trong lúc học?

Tuy nhiên, các nghiên cứu sau này đã hoàn toàn phủ định hiệu quả của “hiệu ứng Mozart”. Lần này, câu trả lời chỉ đơn giản là: “Thực tình thì chúng chẳng hề liên quan gì đến khả năng tính toán của bạn cả, đơn giả là tâm trạng của bạn tốt hơn khi nghe nhạc mà thôi.”

Một nghiên cứu khoa học khác cũng được thực hiện trong thập niên 90 của thế kỉ trước phát hiện ra “hiệu ứng Blur”. Về mặt lý thuyết, “hiệu ứng Blur” và “hiệu ứng Mozart” là giống nhau. Tuy nhiên, hiệu quả của “hiệu ứng Blur” thậm chí còn vượt trội hơn cả người đàn anh, đơn giản vì giới trẻ thích nghe nhạc Pop hơn là nhạc thính phòng. (Blur là một BritPop band tại thời điểm diễn ra nghiên cứu).

Một tâm trạng tốt thường tạo ra động lực giúp con người cố gắng hơn trong việc phải đương đầu với các thử thách khó khăn hoặc nhẫn nại hơn trong quá trình làm việc. Qua đó, dẫn tới hệ quả là sự đề thăng trong kết quả học tập.

file-20191014-135509-xpdud2.jpg

…Nhưng cũng đồng thời khiến ta xao nhãng

Một mặt khác của vấn đề, âm nhạc khiến con người trở nên xao nhãng…dưới một số tình huống cụ thể như sau.
Trong quá trình học tập, bạn sử dụng “bộ nhớ làm việc” của bản thân – đồng nghĩa với việc não bạn đang chạy đa tác vụ với nhiều tuyến thông tin trong cùng một thời điểm.Dẫn chứng từ một số báo cáo khoa học chỉ rõ rằng một bản nhạc nền, đặc biệt là nhạc có lời có tác động xấu đến hiệu suất làm việc của “bộ nhớ làm việc”.

Như một hệ quả tất yếu thì khả năng đọc hiểu giảm thiểu rõ rệt khi con người nghe nhạc có lời. Đồng thời, có vẻ như người hướng nội sẽ bị xao nhãng bởi âm nhạc nhiều hơn người khác, đây có lẽ là kết quả từ xu hướng dễ bị kích thích quá mức của người hướng nội. Một nhà nghiên cứu đến từ Úc, Bill Thompson và đồng nghiệp của mình đã thực hiện một số thí nghiệm nhằm tìm ra mối tương quan giữa hai yếu tố đầy tính xung đột trên – tâm trạng và sự xao nhãng.

Các tình nguyện viên trong quá trình được yêu cầu thực hiện một nhiệm vụ đòi hỏi sự tập trung cao độ trong khi nghe nhạc cổ điển, bản nhạc có thể được phát chậm hoặc nhanh, to hoặc nhỏ nhằm theo dõi và đánh giá sự ảnh hưởng của nó lên người tham gia nghiên cứu.

Tuy nhiên, các nghiên cứu sau này đã hoàn toàn phủ định hiệu quả của “hiệu ứng Mozart”. Lần này, câu trả lời chỉ đơn giản là: “Thực tình thì chúng chẳng hề liên quan gì đến khả năng tính toán của bạn cả, đơn giả là tâm trạng của bạn tốt hơn khi nghe nhạc mà thôi.”Một nghiên cứu khoa học khác cũng được thực hiện trong thập niên 90 của thế kỉ trước phát hiện ra “hiệu ứng Blur”. Về mặt lý thuyết, “hiệu ứng Blur” và “hiệu ứng Mozart” là giống nhau. Tuy nhiên, hiệu quả của “hiệu ứng Blur” thậm chí còn vượt trội hơn cả người đàn anh, đơn giản vì giới trẻ thích nghe nhạc Pop hơn là nhạc thính phòng. (Blur là một BritPop band tại thời điểm diễn ra nghiên cứu).Một tâm trạng tốt thường tạo ra động lực giúp con người cố gắng hơn trong việc phải đương đầu với các thử thách khó khăn hoặc nhẫn nại hơn trong quá trình làm việc. Qua đó, dẫn tới hệ quả là sự đề thăng trong kết quả học tập.

Rate this post

Viết một bình luận