Rate this post
Hàng năm, sau dịp Tết Nguyên đán. Mọi người thường tham gia những lễ hội truyền thống thu hút đông đảo khách hành hương. Nhưng Lễ hội truyền thống là gì? Không hẳn ai cũng hiểu hết về khái niệm này. Cũng như giá trị mà nó mang lại đối với tinh thần và văn hóa người Việt.
Lễ hội truyền thống là gì?
Khái niệm lễ hội truyền thống
Lễ hội truyền thống là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng được tổ chức theo nghi lễ dân gian. Nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân. Được hình thành và phát triển từ rất lâu đời. Lễ hội là sự kiện thể hiện truyền thống ” uống nước nhớ nguồn” của ông cha ta. Nhằm tôn vinh, tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức với những anh hùng, những vị tướng, những vị thần… Những người đã có công giúp dân, chống giặc, mang phước lành đến cho mọi người. Lễ hội là dịp con người trở về nguồn cội, nơi thể hiện tinh thần dân tộc, sức mạnh của cộng đồng.
Giá trị của lễ hội truyền thống mang lại
Mỗi lễ hội truyền thống đều có những giá trị nhất định đối với đời sống tinh thần. Nó là nền tảng gắn kết cộng đồng với nhau. Lễ hội truyền thống mang lại giá trị hướng về nguồn cội. Hướng về cội nguồn xa xưa của mình, nhằm tỏ lòng tri ân, tôn vinh và tưởng nhớ những gì ông cha ta ngày xưa để lại.
Ngoài ra, lễ hội truyền thống còn có giá trị cân bằng đời sống tâm linh. Đó là hướng về cái cao cả, thiêng liêng. Hướng về ước vọng may mắn, bình an, tài lộc trong niềm tin tôn giáo. Như là nơi giải tỏa phiền muộn, mong được thần linh giúp đỡ, chở che.
Lễ hội truyền thống còn có giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa. Lễ hội không chỉ là tấm gương phản chiếu nền văn hóa của dân tộc mà còn có giá trị bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị truyền thống của ông cha ta.
Quy trình của lễ hội truyền thống
Chuẩn bị
Công tác chuẩn bị cho lễ hội truyền thống thường được làm từ trước đó nhiều tháng. Bao gồm các hoạt động như: Kiểm tra lại đồ tế lễ, trang phục, quét dọn và mở cửa di tích. Lên danh sách khách mời ở các địa phương lân cận. Đặc biệt là lễ rước nước làm lễ tắm tượng. Hầu hết công việc chuẩn bị này được ban quản lí di tích phân công và thực hiện trước khi mùa lễ hội diễn ra.
Vào hội
Nhiều hoạt động diễn ra khi vào hội. Bao gồm các nghi thức theo trình tự: tế lễ, lễ rước và dâng hương. Tổ chức các trò chơi, biểu diễn nghệ thuật. Hầu hết các lễ hội truyền thống, không thể bỏ qua màn biểu diễn nghệ thuật múa Lân Sư Rồng của các đoàn múa. Đây là màn biểu diễn đi vào văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Với nhiều ý nghĩa mong muốn một năm may mắn, bình an và thịnh vượng. Các trò chơi dân gian cũng được ban tổ chức thực hiện như: Kéo co, đua thuyền… Đây là những hoạt động giúp thu hút nhiều khách đến với lễ hội, được diễn ra nhiều ngày, với nhiều trò chơi hấp dẫn và lôi cuốn.
Kết thúc lễ hội
Kết thúc những ngày lễ hội thường gọi là ngày dã đám. Thường có buổi đại tế cuối cùng gọi là buổi tế giã đám. Nghi thức này được thực hiện đầy đủ các bước. Tùy theo quy định của từng lễ hội. Lúc này ban tổ chức làm lễ tạ thần. Sau đó là dọn dẹp và đóng cửa di tích.
Các lễ hội truyền thống được mong chờ nhất năm
1/ Lễ hội chùa Hương – Hà Nội
Đây là lễ hội lớn nhất và dài nhất của Việt Nam. Diễn ra từ đầu tháng 1 đến hết tháng 3 âm lịch. Lễ hội chùa Hương diễn ra thuộc xã Hương Sơn ở huyện Mỹ Đức – Hà Nội. Đây là lễ hội được mong chờ nhất năm với số lượng lớn các phật tử tham gia hành hương. Chùa Hương có kết cấu nhiều hang động. Các ngôi chùa nằm xen với núi rừng. Với khung cảnh hùng vĩ với sông và núi. Thu hút nhiều người đến tham quan và lễ hội. Đây không những là lễ hội văn hóa tâm linh mà còn là di sản văn hóa quốc gia.
2/ Lễ hội Bái Đính – Ninh Bình
Lễ hội Bái Đính thuộc địa phận xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Đây là một quần thể chùa có diện tích lớn nhất nước. Ngoài ra đây là quần thể chùa được xác lập nhiều kỉ lục, như kỉ lục quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á. Với nhiều công trình kiến trúc phật giáo quy mô lớn. Lễ hội Bái Đính thường khai hội vào ngày mùng 6 tháng giêng.
3/ Lễ hội đền Trần – Nam định
Đền Trần thuộc phường Lộc Vượng – thành phố Nam Định thờ anh hùng Trần Hưng Đạo và 14 vị vua nhà Trần. Nhắc đến đền Trần người dân thường nghĩ ngay đến Lễ hội khai ấn đền Trần diễn ra vào giữa đêm 14 và mở đầu cho ngày 15 tháng Giêng hàng năm.
Theo thông lệ, trước khi lễ khai ấn được tổ chức, vào ngày mồng 2 tháng Giêng, những vị có chức trách trong lễ hội đền Trần sẽ thực hiện nghi lễ xin mở ấn để in các lá ấn phục vụ lễ khai ấn. Sau khi lễ khai ấn được thực hiện bởi 14 cụ cao niên thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng kết thúc. Khách thập phương vào đền Thiên Trường để tế lễ, xin lá ấn với mong muốn một năm mới thành đạt và phát tài. Hàng năm, lễ hội này thu hút rất đông người dân và du khách thập phương về dự hội, xin ấn.
4/ Lễ hội Yên Tử – Quảng Ninh
Lễ hội Yên Tử được tổ chức tại núi Yên Tử, TP Uông Bí, Quảng Ninh từ ngày mùng 9 tháng Giêng và kéo dài cho đến hết tháng 3 Âm Lịch. Yên Tử là trung tâm Phật giáo của nước Đại Việt thuở trước, nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm. Du khách đến lễ hội chùa Yên Tử để được tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ.
5/ Lễ hội đền Hùng – Phú thọ
Lễ hội truyền thống được mong chờ nhất năm. Phải kể đến lễ hội đền Hùng – Phú Thọ. Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức từ ngày mùng 9 đến ngày 13 tháng 3 Âm lịch, chính hội là ngày mùng 10 tháng 3. Đây là lễ hội lớn. Ngày nay là quốc giỗ của cả nước nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.
Với những thông tin trên đây. Hi vọng các bạn hiểu hơn về lễ hội truyền thống là gì? Cũng như giá trị văn hóa mà nó mang lại cho chúng ta. Các lễ hội tiêu biểu của miền bắc, phần nào giúp các bạn có thêm tham khảo để mỗi dịp đầu năm lại có dịp hành hương, tham gia vào các lễ hội truyền thống của dân tộc.