Bán hàng ký gửi là gì? Những kiến thức về mô hình kinh doanh cần biết
25/04/2022
4201
//= $img_src[1]; ?>
//= $img_src[2]; ?>
//= $img_src[1]; ?> //= $img_src[2]; ?>
Nếu dạo qua một vòng Facebook hay Instagram bạn chắc chắn sẽ thấy những shop bán đồ ký gửi với lượt tương tác cực “khủng”. Hình thức này tuy mới phát triển nhưng nhận được rất nhiều sự quan tâm bởi nó đáp ứng được cả nhu cầu mua và bán của hàng nghìn người hiện nay. Cùng tìm hiểu thêm về bán hàng ký gửi là gì và tiềm năng phát triển kinh doanh tại Việt Nam nhé.
Bắt đầu từ khái niệm bán hàng ký gửi là gì?
Ký gửi là gì? Dưới góc độ luật pháp, ký gửi là việc chuyển giao quyền quản lý, định đoạt tạm thời đối với tài sản của bên sở hữu tài sản cho bên nhận ký gửi thông qua hợp đồng. Ở đây nếu bạn là chủ sở hữu sản phẩm, bạn ủy thác, giao lại cho một người (hoặc tổ chức) sản phẩm của bạn thì có thể gọi là bạn đang ký gửi hàng hóa.
Nói nôm na: Ký gửi là việc bên ký gửi nhờ bên nhận ký gửi bán hộ hàng và có trả thù lao theo thỏa thuận.
Vậy bán hàng ký gửi là việc bạn nhận sản phẩm ký gửi từ những người sở hữu sau đó đem đi bán hoặc đấu giá. Sau khi hoàn thành giao dịch, bạn sẽ giao lại cho họ tiền hàng theo thỏa thuận trước đó và nhận lấy số tiền tương ứng với phí dịch vụ.
Các cửa hàng ký gửi rất phổ biến tại nước ngoài, nhưng mới xuất hiện tại Việt Nam vài năm trở lại đây. Ở đây ký gửi là một loại hình kinh doanh dịch vụ. Và cửa hàng ký gửi chính là địa điểm giao dịch, nơi người cần bán (người ký gửi) tìm đến các đầu mối (bên nhận ký gửi) bán sản phẩm hộ mình cho những người có nhu cầu. Ở nước ngoài nổi tiếng nhất là chuỗi cửa hàng Buffalo Exchange, còn ở Việt Nam có Bazan, Give Away, Swallow, Tí tách, You&Me Exchange,…
Lưu ý: Chủ sở hữu vẫn có quyền sở hữu hợp pháp cho đến khi vật liệu/hàng hóa được bán thành công.
Bán hàng ký gửi những loại sản phẩm gì?
Các cửa hàng nhận ký gửi thường sẽ quy định một số sản phẩm nhất định để mọi người mang đến bán. Thông thường phổ biến nhất là quần áo, giày dép, túi xách, tranh ảnh, truyện tranh,.. Một số nơi quy mô lớn hơn sẽ mở kho kí gửi để nhận mua bán các sản phẩm giá trị. Bao gồm các loại đồ điện tử, nội thất, đồ trang trí, đồ gia dụng, đồ cổ, nhạc cụ, các loại thiết bị sang nhượng của quán cafe, văn phòng, phòng gym,…
Những đồ đi ký gửi là những thứ không còn sử dụng nữa mới đem đi để bán lại. Tuy nhiên không phải tất cả những mặt hàng trưng bày trong shop bán hàng ký gửi đều là đồ cũ. Đó có thể là đồ còn mới, nguyên tag, chưa dùng lần nào. Tuy nhiên chủ nhân của chúng không muốn dùng/không biết dùng làm gì thì mang đến ký gửi để thu về 1 khoản tiền. Và những người có nhu cầu mua đồ rẻ nhưng chất lượng sẽ tìm thấy thứ họ cần tại đây. Chung quy lại là “cũ người – mới ta”, bên nào cũng có lợi.
Các hình thức và thủ tục ký gửi tại các cửa hàng
Về hình thức ký gửi:
Thường áp dụng 2 hình thức ký gửi như sau
- Kí gửi trực tiếp: người ký gửi đến cửa hàng/địa điểm giao dịch thỏa thuận giá, giao sản phẩm và ghi hợp đồng.
- Kí gửi gián tiếp (cách thức bán hàng ký gửi online): cả người ký gửi và bên nhận ký gửi đều thương lượng trên mạng thông qua hình thức chat hoặc gọi điện (không gặp mặt). Sau khi thỏa thuận xong, người ký gửi chuyển hàng đến cho người nhận ký gửi để họ rao bán.
Về thủ tục ký gửi:
Người ký gửi đưa đồ đến cửa hàng để nhân viên xem xét, kiểm tra tình trạng. Nếu đồ không bị những khuyết điểm quá trầm trọng và có thể bán được sẽ tiến hành định giá. Bên ký gửi đưa ra giá muốn bán, bên nhận ký gửi có thể đồng ý hoặc hạ xuống. Sau cùng sẽ đi đến chốt giá, thời gian ký gửi tối đa và ghi hợp đồng.
Về cách chiết khấu tiền dịch vụ:
– Bên nhận ký gửi được hưởng chiết khấu X% trên giá bán.
– Bên nhận ký gửi thanh toán cho bên ký gửi đúng với mức giá đã thỏa thuận. Còn bên nhận ký gửi bán với giá bao nhiêu là do họ quyết định.
Ưu nhược điểm khi kinh doanh ký gửi là gì?
Lợi ích của hình thức ký gửi
Đối với người ký gửi: thu lại được số tiền từ những đồ vật cũ hoặc không dùng đến nữa. Chỉ cần là đồ còn nguyên vẹn, hình thức tạm ổn và vẫn còn sử dụng được thì đều đáng giá.
Đối với bên nhận ký gửi: kiếm lời mà không cần bỏ vốn (hoặc bỏ rất ít vốn). Đồng thời nhanh chóng mở rộng mạng lưới thông qua các bên ký gửi và người mua hàng. Đặc biệt đây là ngành kinh doanh mà chủ shop hoàn toàn có thể tự định giá. Vì vậy khả năng ăn lãi gấp nhiều lần nếu bán được mặt hàng giá trị cao. Ngoài ra không giới hạn sản phẩm kinh doanh nên sẽ đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng. Hàng chất lượng ổn (do bạn đích thân kiểm tra), giá lại rẻ. Không có lý do gì mà bán không chạy.
Nhược điểm của bán hàng ký gửi là gì?
Quản lý các mặt hàng phức tạp hơn thông thường. Bởi vì bạn ngoài việc theo dõi sản phẩm bán còn phải theo dõi giao nhận hàng hóa, thời hạn ký gửi, tình trạng hàng hóa (đối với hàng mau hỏng). Đồng thời thường xuyên update số lượng bán được cho người ký gửi. Công việc thanh toán cũng khá rắc rối với mỗi khách hàng có khi ký gửi cả chục sản phẩm nhưng không phải cái nào cũng bán được ngay,..
Trên đây là những thông tin về bán hàng ký gửi là gì, đặc điểm của bán hàng ký gửi đại lý. Hy vọng bạn sẽ có thêm những kiến thức cần thiết để tìm ra ý tưởng mới lạ trong kinh doanh. Chúc bạn thành công và may mắn.
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG ĐA KÊNH (FANPAGE, SÀN
TMĐT),
QUẢN LÝ TỒN
KHO.
//= $alt; ?> //= $width;?> //= $height; ?>