Aquadetrim Vitamin D3 10Ml Bổ Sung Vitamin D

Lưu ý của Aquadetrim Vitamin D3

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc AQUADETRIM vitamin D3 chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc;

  • Thừa vitamin D;

  • Tăng nồng B2 độ calci trong máu và nước tiểu;

  • Sỏi calci thận;

  • Suy thận nặng;

  • Giảm năng tuyến cận giáp giả do nhu cầu vitamin D có thể giảm trong các thời kỳ nhạy cảm thông thường với vitamin D, liên quan đến nguy cơ dùng quá liều kéo dài. Trong trường hợp này, có thể dùng các dẫn xuất dễ kiểm soát hơn của vitamin D;

  • Bệnh nhân rối loạn dung nạp fructose di truyền hiếm, kém hấp thu glucose-galactose hoặc thiếu hụt saccharase-isomaltase không nên dùng thuốc này.

Thận trọng khi sử dụng

Tránh dùng quá liều. 

Thuốc cần dùng thận trọng cho các bệnh nhân bị bất động, bệnh nhân dùng thuốc lợi tiểu thiazid, bệnh nhân bị sỏi thận, bị bệnh tim và bệnh nhân đang dùng thuốc glycosid tim (bao gồm digitalis). 

Kê đơn thận trọng Vitamin D cho bệnh nhân mắc bệnh sarcoid, do có thể làm tăng chuyển hóa vitamin D dạng hoạt tính. Ở những bệnh nhân này, nồng độ calci máu và calci niệu cần được theo dõi.

Tổng liều vitamin D bổ sung nên tính đến các điều trị đã dùng vitamin D, thức ăn giàu vitamin D, sữa giàu vitamin D và mức độ tiếp xúc ánh nắng mặt trời của bệnh nhân.

Không có bằng chứng rõ ràng về mối quan hệ nguyên nhân kết quả giữa việc bổ sung vitamin D và sỏi thận, tuy nhiên nguy cơ là có, đặc biệt khi bổ sung đồng thời cả calci. Nhu cầu bổ sung calci nên xem xét ở từng bệnh nhân. Khi bổ sung calci phải giám sát y tế chặt chẽ.

Uống liều cao vitamin D (500.000 IU liều hàng năm) đã được báo cáo gây tăng nguy cơ gãy xương ở người già, nguy cơ cao nhất trong 3 tháng đầu sau khi uống.

Khi điều trị thuốc này, calci và phosphat máu và niệu cần được kiểm soát định kỳ. Khi điều trị dài ngày với liều vượt quá 1.000 IU vitamin D mỗi ngày, cần theo dõi nồng độ calci máu.

Không dùng liều cao calci đồng thời với vitamin D3. 

Nhu cầu hàng ngày và cách dùng vitamin D ở trẻ em phải dựa trên từng cá thể và được xác định lại sau mỗi lần thăm khám định kỳ, đặc biệt với trẻ ở những tháng đầu sau sinh. 

Hết sức thận trọng khi dùng Vitamin D cho trẻ sơ sinh có thóp trước nhỏ.

Liều quá cao vitamin D, trong thời kỳ dài hoặc liều khởi đầu cao có thể dẫn tới ngộ độc vitamin mạn tính.

Thuốc này có chứa tá dược cồn benzyl (benzyl alcohol) có thể gây dị ứng.

Thuốc này có chứa tá dược macrogolglycerol ricinoleat có thể gây dị ứng.

Bệnh nhân mắc chứng cường cận giáp cần phải xin tư vấn từ bác sỹ.

Quyết định bổ sung vitamin D mỗi trường hợp cụ thể đều tùy thuộc vào mối tương quan nguy cơ và lợi ích cho bệnh nhân.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Aquadetrim không ảnh hưởng lên khả năng lái xe hay vận hành máy móc.

Thời kỳ mang thai 

Không hoặc có ít dữ liệu về việc sử dụng cholecalciferol ở phụ nữ mang thai. Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy độc tính lên sinh sản. Liều hàng ngày cho phụ nữ mang thai được khuyến nghị là 500 IU, tuy nhiên, ở những phụ nữ bị xem là thiếu hụt vitamin D có thể cần liều cao hơn (lên đến 2000 IU/ngày).

Trong thời kỳ mang thai phụ nữ nên tuân thủ yêu cầu của bác sỹ do nhu cầu của họ có thể thay đổi theo mức độ thiếu hụt và đáp ứng với điều trị. Tránh dùng quá liều vitamin D khi mang thai, vì việc làm tăng calci máu có thể dẫn đến chậm phát triển thể chất và tâm thần, như hẹp lỗ động sản mạch chủ và bệnh võng mạc ở đứa trẻ.

Thời kỳ cho con bú

Phụ nữ đang cho con bú có thể được kê Vitamin D nếu cần thiết. Tuy nhiên việc bổ sung này không thể thay thế bổ sung trực tiếp vitamin D ở trẻ. Vitamin D và các chất chuyển hóa được bài tiết qua sữa mẹ. Chưa thấy có quá liều trẻ do bú sữa mẹ, tuy nhiên khi kê bổ sung cho trẻ đang bú sữa, bác sỹ cần tính đến cả liều đang bổ sung cho mẹ.

Tương tác thuốc

Thuốc chống động kinh, đặc biệt phenytoin và phenobarbital (và các thuốc khác có thể tác động lên enzym gan) cũng như rifampicin làm giảm hấp thu vitamin D3. 

Dùng vitamin D3 đồng thời với thuốc lợi niệu thiazid làm tăng nguy cơ bị tăng calci máu, do vậy cần theo dõi nồng độ calci máu. 

Khi dùng đồng thời với glycosid tim, vitamin D có thể làm tăng độc tính của chúng (tăng nguy cơ loạn nhịp tim). Cần giám sát y tế chặt chẽ, đồng thời theo dõi nồng độ calci máu và điện tâm đồ nếu yêu cầu.

Dùng đồng thời với các glucocorticoid có thể giảm tác dụng của vitamin D. 

Khi thuốc dùng đồng thời với các thuốc trung hòa acid có chứa nhôm và magnesi, có thể dẫn đến độc tính nhôm trên xương và tăng magnesi máu ở bệnh nhân suy thận. 

Dùng đồng thời với các thuốc tương tự vitamin D sẽ dẫn tới tăng nguy cơ độc tính. Bất kỳ sản phẩm nào có chứa hàm lượng cao calci hoặc phospho đều làm tăng nguy cơ tăng phosphat máu. Vitamin D có thể có hoạt tính đối kháng với các thuốc điều trị tăng calci máu, như calcitonin, etidronat, pamidronat. 

Điều trị đồng thời với các resin trao đổi ion như cholestyramin, colestipol hydrochlorid, orlistat hoặc thuốc nhuận tràng như dầu paraffin có thể làm giảm hấp thu vitamin D ở đường tiêu hóa. 

Dùng đồng thời với rifampicin hoặc isoniazid có thể giảm tác dụng của vitamin D.

Tác nhân gây độc tế bào actinomycin và thuốc chống nấm imidazol can thiệp vào hoạt động của vitamin D bằng cách ức chế chuyển 25-hydroxyvitamin D thành 1,25-dihydroxyvitamin D xúc tác bởi enzym 25-hydroxyvitamin D-1-hydroxylase ở thận.

Rate this post

Viết một bình luận