Tại sao người nghèo càng tiết kiệm vẫn hoàn nghèo, người giàu càng vay tiền lại càng giàu hơn? Suy cho cùng là bởi người nghèo và người giàu khác nhau ở “Tư duy làm giàu”.
Tại sao người nghèo càng tiết kiệm lại càng nghèo, người giàu càng vay tiền lại càng giàu? Suy cho cùng là bởi người nghèo và người giàu khác nhau ở “tư duy”. Người nghèo rất coi trọng tiền bạc, mỗi ngày chỉ biết tiết kiệm, không tiếc thời gian và sinh mạng đi tiết kiệm; còn người giàu lại dùng thời gian để theo đuổi sự giàu có, họ luôn thành công trong việc tránh được cái bẫy “dùng thời gian đổi lấy tiền bạc”.
Người nghèo coi tiền là phương tiện duy trì cuộc sống, người giàu coi tiền là một phương tiện sản xuất. Phương thức tư duy không giống nhau nên khi đối mặt với tiền trong cùng một hoàn cảnh, người giàu dễ dàng thao túng được tiền bạc, còn người nghèo ngược lại lại bị tiền bạc thao túng. Cứ như vậy, đã nghèo lại càng nghèo, giàu lại càng giàu.
Tiêu tiền, việc này ai chẳng biết, nhưng tiêu sao cho đúng thì không phải ai cũng biết. Đôi khi, tiền bạc khống chế chúng ta, đó là khi nó ngự trị bộ não của ta, nhưng có những lúc chúng ta có thể tiêu tiền theo cách của mình, đó là lúc bộ não của chúng ta ngự trị được tiền bạc.
Tiền bạc ảnh hưởng đến tâm lý, cảm xúc và hành vi của chúng ta. Cùng đối mặt với tiền nhưng người nghèo bị tiền thao túng, người giàu lại thao túng tiền bạc.
Tại sao tiêu càng nhiều tiền lại càng không xót?
Giả sử bạn đang trong một kì nghỉ, bạn định sẽ thuê xe để đạp dọc bờ biển. Cửa hàng cho thuê thứ nhất, giá thuê 1 ngày là 120 đồng, bạn lại nhìn thấy một biển quảng cáo, trên đó có ghi cho thuê xe đạp với giá 80 đồng. Nhưng để đến được cừa hàng đó, bạn phải đi thêm 10 phút, đổi lại giá tiền lại rẻ hơn, đáng để đi xem. Đến đó, bạn sẽ tiết kiệm được 40 đồng, 40 đồng này đủ để bạn uống một cốc cà phê ngon trên đường đạp xe quay trở về.
Bây giờ, giả sử bạn về nhà rồi, bạn dự định mua một chiếc xe mới. Cửa hàng thứ nhất bán chiếc xe bạn thích với giá 150000 đồng. Bạn vẫn muốn tham khảo thêm giá của nơi khác nên đã đi thêm 10 phút đến cửa hàng thứ 2, cùng là một loại xe, nhưng ở đây bán 150040 đồng. Quay lại cửa hàng thứ nhất mua để tiết kiệm 40 đồng, như vậy có đáng không? Gần như chắc chắn là bạn sẽ không quay trở lại. Chênh lệch dù sao cũng chỉ là số tiền lẻ.
Tuy nhiên nghĩ mà xem, số tiền 40 đồng đó lại chính bằng số tiền bạn tiết kiệm được khi thuê được chiếc xe đạp giá 80 đồng. Lúc thuê xe đạp, tại sao khi tiết kiệm được 40 đồng bạn lại vui như vậy, còn lúc mua xe thì lại không để ý đến 40 đồng đó.
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy chúng ta luôn không ngừng đưa ra những phán đoán tương tự như vậy, ta thường xem số tiền tiết kiệm được là một phần của toàn bộ chi phí mà không xem nó là một số tiền thực cũng có khả năng tiêu dùng nhất định. Đây gọi là “tư duy đối lập”, nó khác phổ biến ở những người giàu.
Gần đây, lúc cùng chồng chuyển nhà, tôi càng cảm nhận rõ hơn điều này. Lần chuyển nhà này là cuộc giao dịch lớn nhất trong cuộc đời chúng tôi. Chúng tôi mua một căn hộ ở London với giá tiền lên đến mấy trăm ngàn bảng Anh, đây là một khoản đầu tư khổng lồ, vì vậy chúng tôi đã phải cân nhắc rất kĩ lưỡng. Tuy nhiên, hành vi của chúng tôi và kết quả nghiên cứu trên là giống nhau: chi phí mua sắm càng lớn, ta càng có xu hướng xem nhẹ những chi phí liên quan.
Căn hộ vốn dĩ đã tốn một số tiền khá lớn, cho nên lúc chuyển nhà và làm những việc khác, chúng tôi nên tiết kiệm từng đồng một. Thế nhưng chúng tôi lại chẳng hề để ý đến việc chi phí trả cho luật sư có hợp lý hay không mà trực tiếp tìm đến vị luật sư mà lần mua nhà trước chúng tôi đã thuê.
Tương tự, khi tìm công ty vận chuyển, chúng tôi thay vì tìm công ty vận chuyển giá rẻ thì lại nghe theo lời một người bạn: “Mặc dù giá vận chuyển của công ty này không phải là rẻ nhất nhưng dịch vụ rất tốt, như vậy mình cũng sẽ phải lo lắng nhiều”. Thông thường chúng ta sẽ rất tiếc mấy trăm bảng Anh chi cho những việc đó, nhưng trong lúc mua nhà lại không quá bận tâm đến nó.
Tất nhiên không phải ai cũng không bận tâm như vậy. Nhà kinh tế học người Ấn Độ Sendhil Mullainathan đã hỏi những người nghèo ăn cơm ở những nhà ăn từ thiện rằng nếu đi mua đồ gia dụng trong nhà, họ có bằng lòng đi thêm 45 phút để tiết kiệm 50 USD hay không.
Trong tình huống này, nếu giá của vật dụng đó trước khi giảm là 100 USD thì để mua chỉ với giá 50 USD mà đi xa như vậy cũng đáng, nhưng nếu giá gốc của vật dụng đó là 1000 USD, vậy thì đi những 45 phút chỉ để tiết kiệm 50 USD lại không đáng chút nào.
Sendhil Mullainathan nói với chúng tôi rằng những người nghèo đó lại không nghĩ như vậy. Bọn họ sẽ không bị giá gốc của vật dụng đó ảnh hưởng, bởi cho dù giá có là bao nhiêu đi chăng nữa thì 50 USD đối với họ chưa bao giờ là con số nhỏ, bọn họ không muốn bỏ lỡ cơ hội tiết kiệm số tiền đó.
Nhìn bên ngoài, hành vi của những người nghèo này có phần lý tính, nhưng nó nói lên rằng người giàu thì không lý tính? Chưa chắc. Khi suy nghĩ, chúng ta không chỉ xem xét đến vấn đề tiết kiệm tiền mà còn phải tính đến giá trị của thời gian. Không giống như những người nghèo ở các nhà ăn từ thiện đó, chúng ta thường cho rằng mình là người “giàu tiền bạc nhưng nghèo thời gian”, thời gian đôi lúc đối với chúng ta là một thứ vô cùng quý giá.
Tư duy làm giàu: “Càng lo lắng chuyện tiền bạc thì trí lực càng giảm sút?”
Những ngày trước mùa thu hoạch đối với những hộ dân trồng mía ở Tamil Nadu, Ấn Độ mà nói đều là mùa đói kém. Mỗi năm vào lúc này, họ chỉ có thể mượn đồ hoặc đi cầm đồ để trang trải chi phí. Năm 2004, cũng vào giai đoạn đói kém này, một tổ chuyên gia tâm lý học đã yêu cầu 500 người dân trồng mía vùng này làm một loạt trắc nghiệm nhận thức. Mấy tháng sau, sau khi những người dân đã có tiền từ vụ thu hoạch mía, các chuyên gia tâm lý lại tiến hành trắc nghiệm một lần nữa.
Kết quả cho thấy, thức ăn hàng ngày và phương thức sinh hoạt của những người nông dân này sau 4 tháng về cơ bản không có gì thay đổi, thứ thay đổi chính là những lo âu của họ về tiền bạc. Nghiên cứu phát hiện ra lo lắng về tiền bạc sẽ ảnh hưởng tới năng lực nhận thức của những người nông dân này. Trước khi thu hoạch, khi mà chưa có tiền, chỉ số IQ của họ thấp hơn so với lúc đã có tiền 9-10 điểm.
Nghiên cứu này tuy cho thấy một thực tế rất quan trọng: lúc thiếu tiền, kiếm tiền là ưu tiên số 1. Nhà tâm lý học Seidhill Mullinson của đại học Harvard là một học giả hàng đầu trong việc nghiên cứu về tác động của đói nghèo đối với nhận thức và là một trong những nhà nghiên cứu trong thí nghiệm về nông dân trồng mía, ông nói: “Những người đang lo lắng về tiền bạc rất ít khi có tâm trạng để ý đến những chuyện khác”.
Như mọi người đều biết, nếu một người mất ngủ cả đêm, ngày hôm sau họ khó mà có thể suy nghĩ sáng suốt như mọi ngày. Trong nghiên cứu của Mullinson, ảnh hưởng đến tư duy trong giai đoạn thiếu tiền và ảnh hưởng do mất ngủ cả đêm có đến 80% là tương đồng.
Tưởng tượng một người cô đơn nhìn thấy ảnh người khác tụ tập rất vui vẻ với bạn bè của mình, hay một người vừa mới xảy thai lại biết tin bạn mình vừa có em bé. Trong những tình huống này, thực ra những người khác không phải ngày nào cũng đi chơi với bạn bè, những người bạn xung quanh không phải ai ai cũng vừa có em bé, chỉ là những người mang những đặc điểm này bỗng dưng trở nên nổi bật, trở nên đáng chú ý trong mắt bạn, bọn họ nhận được sự chú ý, còn người khác thì lại không.
Tiền bạc cũng vậy. Lúc không có tiền, bạn lúc nào cũng mong muốn nó, suốt ngày chỉ nghĩ đến nó. Tồi tệ hơn đó là theo nghiên cứu của Seidhill Mullinson và đồng nghiệp của ông, Eldar Shafir tại Đại học Princeton, bạn càng lo lắng về tiền bạc thì càng không thể đưa ra những phương hướng giúp thoát nghèo đúng đắn.
Dưới đây là 22 gợi ý, mỗi một điều đều có căn cứ dựa trên các nghiên cứu đã làm. Tôi không nói rằng những gợi ý này có thể thay đổi cuộc đời của bạn, nhưng nếu bạn biết vận dụng chúng một cách hợp lý, bạn sẽ có thể dễ dàng biết cách đối xử với đồng tiền hơn, nói cách khác, bạn sẽ trở nên giàu có hơn.
1. Nếu không muốn mua quá nhiều đồ ăn vặt, khi đi siêu thị hãy chỉ mang tiền mặt.
2. Lúc dùng thẻ để thanh toán, tưởng tượng một chút lúc bạn ở cây ATM phải rút ra ngần đó tiền để tiêu, bạn có còn muốn mua nữa không? Nếu lúc đó bạn vẫn muốn mua thì cứ mua thôi.
3. Đừng có tuần nào cũng mua một tờ vé số giống nhau, nếu không thì bạn mãi mãi sẽ không thể dừng lại được.
4. Đừng đi đến những lớp học thưởng thức rượu vang đắt đỏ. Nếu bạn quá hiểu về những loại rượu đắt tiền, bạn sẽ rất bận tâm đến những đồ mà bạn uống. Nếu như bạn không biết gì thì rượu giá bình dân cũng vẫn rất thơm, đặc biệt là khi bạn bè lừa bạn rằng đó là rượu đắt tiền.
5. Nếu bạn quá đau đầu, hãy mua những loại thuốc giảm đau của những thương hiệu nổi tiếng, dù bạn biết đắt hay rẻ thì thành phần cũng như nhau.
6. Nếu bạn muốn thưởng thức những món ăn ngon nhưng lại không muốn ăn quá nó, hãy gọi những món đắt tiền.
7. Lần tới, khi mở một gian hàng, hãy viết trên tờ quảng cáo dòng chữ “Hãy dành một chút thời gian…”, như vậy sẽ có nhiều người dừng lại gian hàng của bạn hơn.
8. Lúc bạn mua đồ, cửa hàng thường đưa ra cho bạn nhiều sự lựa chọn, suy nghĩ một chút về món đồ mà bạn muốn, nhắm mắt cho qua những món đồ nhìn thì ổn nhưng lại chẳng có ích gì. Trước khi quyết định mua, tưởng tượng một chút nếu đặt nó trong nhà thì trông sẽ ra sao.
9. Lúc các cửa hàng đại hạ giá, hãy tính trước một chút giá trị thực của món đồ bạn muốn mua, bởi giá giảm đôi khi chưa hẳn đã là ưu đãi như bạn nghĩ.
10. Trước khi các đại lý hay người môi giới nói cho bạn biết ước tính giá nhà của họ, đừng nói với anh ta/cô ta ước tính của người khác.
11. Khi đàm phán thương lượng, nhất định phải đi trước đối phương một bước, đưa ra giá mà bạn muốn.
12. Nghiêm túc suy nghĩ xem lúc nào nên mua bảo hiểm. Bạn mua bảo hiểm là vì không muốn sau này phải hối hận hay là sợ mình bất lực nếu gặp chuyện không hay?
13. Nếu muốn con cái trưởng thành hơn, hãy giao cho chúng một vài nhiệm vụ nhỏ, rồi hướng dẫn chúng cách hoàn thành, sau khi hoàn thành, hãy khen ngợi chúng. Đừng chỉ đợi được thành tích tốt rồi mới khen.
14. Nếu bạn có ý định mua chuộc ai đó, hãy đảm bảo bạn có nhiều tiền và một hoàn cảnh thích hợp.
15. Nhờ bạn bè giúp đỡ, nhất định không được trả tiền cho họ, làm vậy dễ tổn thương tình cảm.
16. Khi định giá thứ gì đó mà bạn muốn bán, hãy nghĩ rằng nó không phải là của bạn.
17. Nếu bạn bỗng dưng trở thành phú ông, đừng theo đuổi những thứ tốt nhất có thể mua được bằng tiền. Nếu làm vậy, bạn sẽ chẳng bao giờ thấy nó tốt bởi bạn sẽ lại đi so sánh chúng với những thứ tương tự, ngược lại hãy tiêu tiền vào những niềm vui nho nhỏ.
18. Nếu bạn muốn bù đắp cho sự cô đơn của mình bằng cách theo đuổi vật chất và tiền bạc, bạn sẽ chẳng thể hạnh phúc hơn.
19. Hãy mở một tài khoản ở nơi càng xa bạn càng tốt, như vậy bạn sẽ luôn cảm thấy số tiền đó ở rất xa vời, cho dù có thể rút tiền online, nhưng cũng sẽ bớt đi khả năng bạn động vào số tiền đó.
20. Thường xuyên tự thưởng cho mình một bữa ăn ngon, xem như là kỉ niệm.
21. Giả sử lương của bạn được tính theo giờ, lúc này có người rủ bạn đi làm việc khác thú vị hơn công việc hiện tại, hãy tính toán xem bạn sẽ tổn thất bao nhiêu tiền. Nhưng, nếu bạn thích thì hãy cứ làm thôi.
22. Bạn luôn muốn thay đổi công việc, nhưng công việc mới có thể không thú vị như công việc hiện tại của bạn. Trước khi quyết định, bạn phải nhớ rằng kiếm nhiều tiền hơn chưa chắc đã khiến bạn hạnh phúc hơn.
Nguồn cafebiz
Rate this post