Điển cố là gì? Điển tích là gì? Đặc điểm, ý nghĩa và ví dụ –

Văn học nói chung, đặc biệt là văn học thời kỳ trung đại được xem là một thời kỳ vàng son, với nhiều thành tựu và dấu mốc đáng nhớ. Văn học và nghệ thuật, ở mỗi một giai đoạn khác nhau sẽ có những đặc trưng riêng. Nhắc tới văn học thời kỳ trung đại, chúng ta sẽ nhớ đến những điển tích, điển cố, thủ pháp so sánh ước lệ. Cùng maynenkhikhongdau.net tìm hiểu xem điển tích là gì, điển cố là gì nhé!

Điển tích là gì? Điển cố là gì?

Khái niệm điển tích xuất phát từ tên gọi Hán Việt, nhằm gọi tên những tích truyện, những điển cố xưa cũ. Vì vậy những điển tích, điển cố này thường sẽ kể về các tấm gương như: người con hiếu thảo, anh hùng liệt sĩ, những câu chuyện có triết lý nhân văn trong lịch sử hoặc các tấm gương đạo đức trong lịch sử Trung Quốc.

Văn học truyền thống luôn quan niệm rằng, việc nhìn người cũng chính là một cách để cá nhân mỗi người tự soi xét mình. Đó chính là lý do vì sao các tác giả trung đại thường sử dụng những điển tích, điển cố trong lịch sử làm công cụ tham chiếu cũng như luận giải tốt nhất khi muốn làm sáng tỏ ý cần biểu đạt. Cũng vì thế mà chúng ta thường thấy những điển cố điển tích này được sử dụng rất nhiều trong thơ ca và văn học, tựa như một chuẩn mực của xã hội.

Tìm hiểu về điển cố, điển tíchTìm hiểu về điển cố, điển tích

Các tấm gương thường được sử dụng trong điển cố, điển tích nhằm mục đích giáo dục và khuyến khích con người ta học tập và noi theo những tấm gương hiếu thảo hay tấm gương về các bậc phụ mẫu, vua tôi trung thành… 

Những điển tích, điển cố này được lấy để xây dựng các câu văn, câu thơ nhằm ám chỉ những nội hàm thâm sâu, tạo bối cảnh cho câu văn, chất chứa nhiều tâm tư, nguyện vọng.

Lấy điển tích, điển cố để xây dựng các câu thơ, câu văn, tạo bối cảnh cho câu văn, ám chỉ những hàm nghĩa sâu xa, chứa đựng nhiều tâm tư, nguyện vọng của tác giả. Điển tích thường có dạng rất ngắn gọn, thường chỉ gói gọn trong 2 từ nên việc nhận biết khá dễ dàng.

Ví dụ: Trong câu thơ “Sân lai cách mấy nắng mưa, có khi gốc tử đã vừa người ôm”. Nguyễn Du đã sử dụng tố điển tích “Sân lai” và “gốc tử”. Sân lai ở đây là một điển tích ám chỉ sân nhà cha mẹ (để minh chứng cho lòng hiếu thảo), được lấy từ tích sân nhà Lão Tử. Còn “gốc tử” là điển tích dùng để ám chỉ những bậc sinh thành, ý của câu nói này theo điển tích cũ là cha mẹ đã già rồi (vì cây tử chính là cây thị, cùng với cây dâu là những cây do ba mẹ trồng quanh nhà). 

Đặc điểm của điển tích điển cố trong Văn học

Điển tích và điển cố trong văn học trung đại thường có đặc điểm và ý nghĩa như sau:

* Tính liên tưởng

Các câu chuyện trong điển tích thường là những câu chuyện xưa được móc nối với nhau nên bối cảnh của nó thường khiến cho người đọc liên tưởng đến những câu chuyện nổi bật thời xưa.

* Tính cô đọng, giàu hàm súc

Chỉ chứa đựng trong hai từ cũng như vô vàn cái nghĩa ở trong đó.

* Tính linh hoạt

* Đôi khi cùng diễn đạt một nội dung nhưng điển tích, điển cố lại có nhiều hình thức biểu hiện khác nhau.

Ví dụ: 

“Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”

Câu thơ trên đã sử dụng một điển cố là “bể dâu”. Điển cố này được lấy từ nguyên gốc câu chuyện “thương hải tang điền” nhằm ám chỉ sự thay đổi của cuộc đời. 

Và câu chuyện được mượn từ sách Liệt tiên truyện. Còn từ “bể dâu” được sử dụng trong đoạn trích dẫn thực chất là bản dịch chữ Nôm của từ “Tang điền” trong chữ Hán, kết hợp với yếu tố cấu thành danh ngữ “cuộc” đã tạo nên một cụm danh ngữ “cuộc bể dâu”. 

Đây chính là một dạng biến thể của các điển tích, điển cố thường dùng trong văn học. Song vẫn có một số điển ngữ khác được hình thành thông qua việc trích nội dung từ chính chuyện gốc Hán và tóm lược nội dung của từ điển Hán. 

Ví dụ như điển ngôn Nôm Án họ Mạnh được lấy từ  nguyên gốc điển Hán “tề mi” hay “cử án tề mi” trong sách Hậu Hán thư. Là 1 câu chuyện nói về tình cảm, sự tôn trọng của người phụ nữ tên Mạnh Quang đối với chồng mình.

* Tính khái quát

Điển cố dẫn người đọc vào thế giới cổ xưa thông qua một từ ngữ ngắn gọn, đi đến một ý nghĩa chung, khái quát. Tính khái quát ở đây có thể hiểu một cách đơn giản là khả năng bao quát nhiều ý nghĩa, khái quát cho các tính chất và hình tượng khác nhau có tính gần gũi.

Các điển cố hay trong văn học

Con ngựa thành Tơ – roa: Là một điển tích thường được xuất hiện trong thần thoại Hy Lạp. Theo đó, để chiếm được thành này thì quân Hy Lạp đã sử dụng một con ngựa gỗ có nhiều binh lính mai phục trong bụng ngựa. 

Đội quân này khi đêm xuống sẽ chui từ trong bụng ngựa ra để gửi ám hiệu cho đại quân tiến vào thành, chiếm lấy thành Tơ-roa. Vì vậy mà sau nay người ta sử dụng điển tích “con ngựa thành Tơ – roa” nhằm muốn ám chỉ những việc làm có nội ứng hay những điều bên ngoài đẹp đẽ những bên trong chứa đầy âm mưu. 

Hình ảnh ngựa sắt Tơ – roaHình ảnh ngựa sắt Tơ – roa

Ngựa Xích thố: Là tích được lấy từ tiểu thuyết nổi tiếng Trung Hoa là “Tam Quốc diễn nghĩa”, đây là một con ngựa nổi tiếng của Quan Công do Tào Tháo tặng, rất giỏi chinh chiến ngoài mặt trận và đặc biệt rất trung thành với chủ. Khi Quan Công mất ngựa thì Xích Thố cũng buồn bã mà chết. Từ đó trở đi, mỗi khi thấy con ngựa nào có lông đỏ thì người ta sẽ gọi nó là con ngựa Xích Thố.

Kiếp ngựa trâu: Hình ảnh trâu và ngựa trong dân gian được xem là đại diện cho sự thấp kém, gắn với lao động chân tay cực nhọc. Do đó, kiếp ngựa trâu thường được dùng trong văn học dân gian để ám chỉ những thân phận nô lệ, bị áp bức.

Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ: là một thành ngữ ca ngợi tinh thần đoàn kết tương thân tương ái của một cộng đồng con người. Từ “tàu xuất hiện trong câu thành ngữ là tên gọi dân gian của cái chuồng ngựa. Người xưa đã mượn hình ảnh con ngựa, một con vật vô cùng gắn bó với con người ở thời kỳ trước để chiêm nghiệm một cách sâu sắc về đạo lý cũng như lối sống.

Ngựa quen đường cũ: Ngoan cố, chứng nào tật ấy, không chịu sửa đổi.

Điển tích, điển cố trong văn học được khai thác như thế nào?

Các điển tích, điển cố xuất hiện trong văn học thường được khai thác ở 2 khía cạnh chính đó là nguồn gốc xuất xứ và ý nghĩa. Cụ thể:

* Nghĩa đen: là nghĩa thiên về mặt điển ngữ, chủ yếu dùng để ghi lại những hình ảnh cụ thể và sinh động về sự vật.

* Nghĩa bóng: Nghĩa thường dùng trong điển cố, có tính khái quát, trừu tượng hoặc ám chỉ một sự vật, tính chất nào đó.

Điển cố điển tích có vai trò gìĐiển cố điển tích có vai trò gì

Hy vọng rằng những lý giải và trình bày về điển tích, điển cố mà maynenkhikhongdau.net mang đến trong bài viết lần này đã giúp cho bạn đọc có thể hiểu hơn về điển tích điển cố. Đặc biệt là những em học sinh THCS, THPT cũng có thể sử dụng như một kênh tham khảo hữu ích để phục vụ cho việc học Ngữ Văn trong nhà trường.

Rate this post

Viết một bình luận