Thực hành về thành ngữ, điển cố – Ngữ văn 11

Loại

Thành ngữ

Điển cố

Định nghĩa

Thành ngữ là loại cụm từ cố định, đã hình thành từ trước, thuộc loại đơn vị có sẵn, chứ không phải sản phẩm nhất thời trong giao tiếp như cụm từ

Điển cố chính là những sự việc trước đây, hay câu chữ trong sách thời trước được dẫn ra và sử dụng lồng ghét vào bài văn, vào lời nói để nói với những điều tương tự.

Đặc điểm

  • Tính hình tượng: Thành ngữ thường dùng cách nói có hình ảnh cụ thể, thông qua những hình ảnh cụ thể
  • Tính khái quát về nghĩa: có mục đích nói về những điều có tính khái quát cao, có chiều sâu và bề rộng. Nghĩa của thành ngữ thường mang tính triết lí sâu sắc, thâm thúy, hàm súc.
  • Tính biểu cảm: Mỗi thành ngữ thường có sắc thái biểu cảm, thể hiện cả thái độ đánh giá và tình cảm của con người
  • Tính cân đối, có nhịp và có thể có vần làm cho thành ngữ dễ đọc, dễ nhớ
  • Hình thức ngắn gọn
  • Nội dung, ý nghĩa hàm súc, thâm thúy

Tác dụng

Việc vận dụng thành ngữ tạo nên tính chất dân dã, mộc mạc, bình dị mà vẫn sâu sắc

Việc sử dụng điển cố, điển tích tạo nên tính chất bác học, ước lệ tượng trưng, tính trang nhã, cổ kính cho những sáng tác thơ văn của tác giả

 

Rate this post

Viết một bình luận