1. Sẹo lồi là gì?
– Sẹo lồi và sẹo phì đại được đặc trưng bởi sự tăng sinh tại chỗ nguyên bào sợi và sản xuất collagen quá mức trong quá trình lành vết thương.
– Thường xảy ra sau tổn thương da như: vết rách da, xăm, bỏng, chích ngừa, sau phẫu thuật… hay do những bất thường của da do quá trình viêm như mụn trứng cá, nhiễm trùng da, côn trùng cắn.
– Sẹo phì đại: thường xuất hiện trong vòng 6 tháng sau khi bị thương, có giới hạn trong vết thương ban đầu và có thể tự thoái triển sau 12 – 24 tháng.
– Sẹo lồi: thường xuất hiện sau 6 tháng kể từ khi bị thương, vượt ra ngoài ranh giới vết thương ban đầu và không bao giờ tự thoái triển. Xu hướng tái phát sau phẫu thuật cắt bỏ.
2. Nguyên nhân nào gây ra sẹo lồi?
Nguyên nhân chưa rõ, có thể liên quan đến các yếu tố sau:
– Yếu tố di truyền.
– Yếu tố hệ thống: Tuổi trưởng thành, tăng huyết áp, mang thai, hormone, cytokines, nhóm máu A, hội chứng tăng IgE.
– Yếu tố tại chỗ:
+ Viêm nhiễm kéo dài. Vết thương chậm lành.
+ Tác động cơ học: Sẹo lồi thường xuất hiện ở những vị trí có sức căng da cao, vùng da di động, sự cọ sát thường xuyên
3. Các phương pháp điều trị sẹo là gì?
– Các thuốc bôi chống sẹo.
– Miếng dán silicone (SGS – Silicone gel sheeting): phương pháp này được sử dụng để làm giảm nguy cơ hình thành sẹo tăng sinh.
– Liệp pháp băng ép.
– Liệu pháp Laser CO2: là phương án lựa chọn tốt dành cho những trường hợp sẹo mới hình thành tuy nhiên kém đáp ứng hơn với những sẹo cũ, xơ hóa nhiều.
– Laser mạch máu (PDL, Nd:YAG xung dài) hoặc IPL: hỗ trợ điều trị làm giảm tối đa số lượng các tổn thương mạch máu tân sinh, mạch máu giãn trong mô sẹo lồi.
– Laser xâm lấn tối thiểu (laser fractinal CO2): là phương pháp có thể chó thấy hiệu quả trong việc đưa thuốc qua mô sẹo, tại tạo bề mặt sẹo, phục hồi các vấn đề xuất hiện sau điều trị sẹo lồi.
– Áp lạnh bằng ni tơ lỏng.
– Phẫu thuật chỉnh sẹo:với những sẹo phì đại gây co kéo ảnh hưởng chức năng đã qua hơn 1 năm và bước sang giai đoạn ổn định thì có thể cân nhắc được cắt chỉnh sẹo.
– Tiêm trong sẹo: Có nhiều loại thuốc tiêm sẹo đã được sử dụng cho đến nay gồm có Triamcinolone, 5-FU, Bleomycine, Verapamil, Botulinum Toxin…
Tuy nhiên, thuốc tiêm đầu tay vẫn là tiêm Triamcinolone vào mô sẹo.
4. Thuốc tiêm sẹo lồi có tác dụng như thế nào?
Triamcinolone là một corticoid tác động thông qua ức chế các chất trung gian của quá trình viêm và sự tăng trưởng của các nguyên bào sợi và cũng đồng thời làm tăng thoái biến các collagen. Thuốc sẽ giảm tổng hợp mô sợi mới hạn chế tiến triển của sẹo, làm phá vỡ các mô sơ sẹo, làm phẳng và mờ tổ chức sẹo.
5. Chống chỉ định tiêm sẹo lồi trong trường hợp nào?
– Tuyệt đối không sử dụng khi đang có bệnh lý ung thư, mang thai, cho con bú.
– Khách hàng bị rối loạn kinh nguyệt, bị mụn trứng cá nặng.
– Cân nhắc thận trọng trong những bệnh lý tăng huyết áp, tim mạch, suy thận, viêm loét dạ dày tá tràng.
– Thận trọng khi tiêm sẹo vùng quanh mắt.
6. Quy trình tiêm sẹo lồi ra sao?
– Bước 1: Bác sỹ khám, kiểm tra sẹo lồi trước khi điều trị.
– Bước 2: Bôi ủ tê trong 50 – 60 phút trong trường hợp sẹp lồi nhiều, diện rộng.
– Bước 3: Làm sạch vùng tiêm bằng cồn 70*/ Povidine 10%.
– Bước 4: Bác sỹ tiến hành tiêm thuốc vào trong mô sẹo.
– Bước 5: Thoa kem kháng sinh vào các vị trí kim tiêm để phòng tránh nhiễm trùng.
– Bước 6: Dặn dò khách hàng chăm sóc tại nhà trước khi ra về.
7. Liệu trình tiêm sẹo lồi như thế nào?
– Liệu trình thực hiện nhiều lần mỗi 4-6 tuần cho đến khi sẹo cải thiện.
– Thông thường có thể thực hiện khoảng 4-9 lần tiêm. Nếu sau 4 lần tiêm mà không thấy sẹo cải thiện thì nên ngưng tiêm.
8. Điều trị bằng triamcinolon có thể gây ra biến chứng gì?
– Đau khi tiêm (hầu hết các trường hợp, cho nên một số trường hợp sẽ được sử dụng lidocaine kèm theo).
– Bầm máu sau tiêm.
– Teo da.
– Thay đổi màu sắc da (mất sắc tố da có thể tự hồi phục sau khoảng 6-12 tháng mà không cần điều trị, đôi khi một số trường hợp vẫn còn dai dẳng sau đó).
– Xuất hiện các tổn thương giãn mạch da (nó không tự biến mất mà cần kết hợp điều trị với laser mạch máu như PDL, laser yag xung dài hoặc IPL…).
9. Chăm sóc sau điều trị với triamcinolon thế nào?
– Sau tiêm sẹo lồi có thể sưng nề nhẹ, xuất hiện bầm máu trong vài ngày. Có thể sử dụng túi lạnh chườm tích cực trong ngày đầu sau tiêm.
– Hạn chế sờ, nặn, cào gãi hoặc tác động mạnh vào vùng điều trị.
– Tránh mang các vật dụng tác động lên vùng sẹo như vòng cổ (đối với sẹo ở ngực), vòng tay (đối với sẹo ở cổ tay)…
– Hạn chế tiếp xúc ánh mặt trời, mặc áo quần găng tay khẩu trang che chắn vùng sẹo.
– Sử dụng kem chống nắng phổ rộng cho cả vùng điều trị.
– Kết hợp với thuốc bôi sẹo hoặc miếng dán SGC để tăng hiệu quả điều trị.
– Hạn chế các loại đồ ăn: nếp, thịt gà, rau muống, hải sản…
– Giữ vệ sinh vùng điều trị.
– Hạn chế để dính nước vào vùng điều trị ngay sau khi thực hiện.
– Tái khám và điều trị theo lịch hẹn của bác sĩ cho đến khi sẹo thoái triển hoàn toàn.