Theo các chuyên gia, trẻ bị quấy khóc vào đêm do rất nhiều nguyên nhân, trong đó việc thiếu hụt vi chất là nguyên nhân chính. Vậy trẻ hay quấy khóc đêm thiếu chất gì, cách khắc phục ra sao? Mẹ hãy dành thời gian tìm hiểu trong bài viết sau để có được đáp án chi tiết nhé.
Giải đáp – Trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì?
Trẻ nhỏ thường hay khóc đêm, nhất là trẻ từ 1- 3 tháng tuổi. Đây được coi là hệ quả của việc bị đói, ướt bỉm hoặc trẻ đòi bế. Tuy nhiên còn một nguyên nhân sâu xa, thường được các chuyên gia đề cập đến chính là sự thiếu hụt vi chất. Dưới đây là những chất khi bị thiếu có thể gây ra hiện tượng khóc vào đêm của trẻ nhỏ:
1. Thiếu Vitamin D
Vitamin D có vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hoạt chất này không chỉ tham gia vào quá trình phân phối mà còn tăng cường khả năng hấp thụ canxi và phospho cho xương. Từ đó cân bằng nội môi, hỗ trợ bé tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh về thể chất. Đối với trẻ, việc thiếu hụt vitamin D lâu ngày có thể gây ra loãng xương, chân vòng kiềng, thậm chí là bị biến dạng xương sọ mềm. Dấu hiệu đầu tiên giúp nhận biết tình trạng thiếu hụt vitamin D ở trẻ thường liên quan đến hệ thần kinh bao gồm: Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, ra mồ hôi trộm về ban đêm ngay cả khi thời tiết mát mẻ.
2. Thiếu Canxi
Cũng có thể trẻ hay quấy khóc đêm thiếu Canxi. Giống như vitamin D hoạt chất này có vai trò quan trọng với hệ xương khớp và răng của trẻ. Ngoài ra còn một vai trò nữa mà ít ai biết đến đó chính là khả năng tác động lên hệ thần kinh giúp dẫn truyền tín hiệu cho các tế bào. Việc thiếu hụt Canxi trong thời gian dài sẽ cản trở quá trình trao đổi chất của hệ thần kinh, khiến vỏ não luôn hưng phấn. Từ đó làm chậm dẫn truyền thần kinh, khiến trẻ khó ngủ, hay giật mình, khi ngủ hay mơ màng, bất an.
3. Thiếu Kẽm
Nằm trong danh sách các dưỡng chất bị thiếu khi trẻ quấy khóc về đêm phải kể đến kẽm. Hoạt chất này không chỉ tham gia vào các thành phần của enzym mà còn nổi tiếng với vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc bổ sung kẽm thường xuyên sẽ giúp trẻ tăng cảm giác ngon miệng, phát triển chiều cao và cân nặng tốt đa. Không chỉ thế, kẽm còn tham gia vào hệ thần kinh, giúp duy trì và ổn định trí não của trẻ, đồng thời giúp giảm căng thẳng, stress.
Khi cơ thể trẻ thiếu kẽm sẽ trở nên chán ăn, sụt cân, người mệt mỏi, lờ đờ. Thậm chí một số trường hợp còn có thể gây rối loạn tâm thần, khiến giấc ngủ trằn trọc, không ngon, hay quấy khóc về đêm.
4. Thiếu sắt
Trẻ khóc đêm thiếu chất gì? Đáp án không thể bỏ qua chính là nguyên tố vi lượng sắt. Dù chỉ chiếm một tỉ trọng rất nhỏ 0.004% nhưng hoạt chất này lại có vai trò vô cùng quan trọng trong các tế bào. Sắt có chức năng chính là vận chuyển oxy đến các bộ phận trong cơ thể, đảm bảo quá trình nuôi sống bé. Nó còn có khả năng dự trữ oxy cho cơ bắp, đồng thời vô hiệu hóa thành phần lạ khi xâm nhập.
Việc thiếu sắt có thể khiến bé phải đối mặt với tình trạng mệt mỏi, da xanh sao, mất ngủ, quấy khóc thường xuyên. Ngoài ra thiếu sắt, còn khiến oxy vận chuyển hồng cầu bị giảm, bé có thể bị suy tim với các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, cơ bắp yếu. Trường hợp thiếu máu nghiêm trọng còn có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, ngủ gật, mất tập trung, móng tay móng chân nhợt nhạt, còi cọc, chậm lớn.
5. Thiếu Magie
Magie là một trong những đáp án của câu hỏi trẻ hay quấy khóc đêm thiếu chất gì? Vốn nổi tiếng với vai trò tham gia vào quá trình chuyển hóa hệ thần kinh, tim mạch, hoạt chất này được coi là ‘‘nữ hoàng của vi khoáng’’. Một trong những vai trò của magie đối với sức khỏe bé mà mẹ cần lưu ý chính là vai trò hoàn thiện chức năng não, đảm bảo cho hệ tim mạch được khỏe mạnh. Việc cung cấp đủ magie sẽ giúp con nhỏ thư giãn tinh thần, hỗ trợ vào giấc và ngủ sâu hơn. Bên cạnh đó, các nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng, hoạt chất này có khả năng tăng nồng độ GABA , giúp dẫn truyền thần kinh hóa học. Do đó nếu bị thiếu hụt, vấn đề giấc ngủ của bé sẽ gặp rất nhiều trở ngại. Đây cũng là lý do giải thích cho đáp án trẻ hay quấy khóc đêm thiếu chất gì.
Cụ thể khi bị thiếu magie, cơ thể trẻ sẽ phải đối mặt với các biểu hiện như khó ngủ, mất ngủ, buồn chán, cơ thể mệt mỏi, quấy khóc về đêm. Để bổ sung vi chất này cho con, mẹ có thể tăng cường sử dụng các loại rau xanh, ngũ cốc, thịt, cá,…
6. Thiếu chất béo
Chất béo cũng là một trong những đáp án quan trọng của câu hỏi trẻ quấy đêm thiếu chất gì? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chất béo đặc biệt là omega 3 có vai trò rất lớn trong việc cân bằng hormone, ổn định hoạt động của não bộ. Đây cũng là hoạt chất có tỉ trọng lớn trong cơ thể, chiếm từ 18% – 24%. Việc thiếu chất béo có thể khiến cơ thể phải đối mặt với tình trạng mệt mỏi, mất sức, khó chịu, không đi vào được giấc ngủ. Để bổ sung hoạt chất này mẹ nên tăng cường cho con sử dụng các loại thực phẩm như phô mai, dầu thực vật, thịt động vật,… Đồng thời hạn chế những thức ăn nhanh, giàu chất béo có hại, khiến trẻ đối mặt với nguy cơ béo phì từ sớm.
7. Thiếu Vitamin B12
Thiếu vitamin B12 cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ nhỏ quấy khóc vào đêm. Lý giải điều này các chuyên gia cho biết, vitamin B12 có vai trò rất lớn trong việc điều hòa hệ thần kinh, làm giảm các rối loạn tâm thần. Do đó việc cung cấp đầy đủ hoạt chất này sẽ giúp trẻ nhỏ ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Ngoài biểu hiệu mất ngủ, quấy khóc về đêm thì mẹ cũng có thể nhận biết tình trạng trẻ thiếu vitamin B12 thông qua các triệu chứng như nhạy cảm với ánh sáng, mắt có vệt đỏ, cổ họng sưng hay loét miệng. Trường hợp này mẹ cần nhanh chóng bổ sung cho con bằng các loại vitamin tổng hợp hoặc qua chế độ dinh dưỡng có nhiều thực phẩm như gan, thận, trứng, sữa,…
Trẻ quấy khóc đêm có phải chỉ do thiếu chất?
Không chỉ thiếu chất, trẻ quấy khóc trong đêm còn do các nguyên nhân sau:
- Nhiệt độ phòng: Không khí trong phòng quá nóng hoặc lạnh sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, không thể yên giấc.
- Sự tác động của môi trường ngủ: Những yếu tố bên ngoài như ánh sáng, tiếng ồn cũng có thể khiến bé không đi vào được giấc ngủ. Lý giải điều này các chuyên gia cho biết, khi tiếng ồn tác động đủ lớn não bộ của bé sẽ trở lên kích thích và không được nghỉ ngơi. Từ đó giấc ngủ của con sẽ không sâu, thường xuyên giật mình vào đêm.
- Tã hoặc bỉm ướt: Một trong những nguyên nhân khiến trẻ hay quấy khóc vào đêm chính là tình trạng ướt bỉm. Khi đó da trẻ sẽ bị kích ứng, bé cảm thấy khó chịu.
- Trẻ đang bị nhiễm khuẩn: Trẻ quấy khóc đêm khuya còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về đường hô hấp hoặc nhuẫn khuẩn. Khi amidan hoặc cổ họng bị kích ứng trẻ sẽ luôn cảm thấy buồn bực và khó chịu. Đó là nguyên nhân khiến con hay quấy khóc.
- Trẻ bị khóc dạ đề: Là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, con số thống kê cho thấy tỷ lệ chiếm tới 20%. Khi mắc căn bệnh này bé sẽ khóc kéo dài hơn 3 tiếng một ngày, kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng.
- Đói bụng: Thông thường trẻ sơ sinh sẽ bú mẹ liên tục, thời gian giữa các lần ăn rất ngắn. Do đó khi trẻ quấy khóc giữa đêm có thể là dấu hiệu con đang bị đói hoặc khát.
Mẹ cần làm gì để cải thiện tình trạng quấy khóc vào đêm của con?
Trẻ hay quấy khóc đêm thiếu chất gì, cha mẹ phần nào đã biết được đáp án. Tuy nhiên làm sao để khắc phục thì không phải ai cũng rõ. Theo các chuyên gia, để con nhỏ có thể ngủ ngon và sâu giấc vào ban đêm, mẹ cần:
Bổ sung các chất dinh dưỡng đang thiếu hụt?
Thiếu hụt dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng quấy khóc về đêm. Do đó khi gặp tình trạng này, mẹ cần quan sát triệu chứng tìm ra vi chất thiếu hụt và bổ sung nhanh chóng cho con.
- Cách 1: Mẹ có thể cho con sử dụng các loại vitamin tổng hợp trên thị trường. Tuy nhiên ở phương pháp này mẹ cần tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia, đảm bảo đúng liều lượng và cách sử dụng.
- Cách 2: Một số loại dưỡng chất có thể được bổ sung thông qua đường tắm nắng như vitamin D, canxi,… Tuy nhiên với cách làm này mẹ không nên áp dụng với những trẻ sơ sinh vì làn da của con còn rất non nớt, dễ tổn thương.
- Cách 3: Sử dụng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày cũng là cách giúp mẹ bổ sung vi khoáng hiệu quả. Mẹ có thể cho bé sử dụng các loại thực phẩm như sữa, trứng, súp lơ để bổ sung vitamin D và canxi. Sử dụng gan động vật, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt,… để tăng cường kẽm và sắt. Sử dụng cá hồi, thịt bò và các chế phẩm từ sữa để tăng cường vitamin B12.
Tạo điều kiện ngủ thuận lợi cho con
Xây dựng thói quen tốt khi đi ngủ cũng sẽ giúp mẹ khắc phục được tình trạng quấy khóc của con. Cụ thể mẹ cần:
- Tập ngủ sớm: Cha mẹ nên xây dựng cho con thói quen ngủ sớm vào khoảng 10h vì đây là thời điểm các hormon tăng trưởng sản sinh. Việc ngủ sớm cũng sẽ giúp trẻ thư giãn, ít bị tỉnh giấc giữa đêm.
- Tạo cho con không gian ngủ phù hợp: Để trẻ ít quấy khóc vào đêm mẹ nên để nhiệt độ phòng từ 26-28 độ. Đồng thời sử dụng gối và đệm làm từ sa tanh nhằm mang lại cảm giác mát mịn.
- Vỗ về con: Một trong những cách giúp bé ít bị giật mình và quấy khóc đêm khuya chính là sự vỗ về từ mẹ. Bạn chỉ cần hát ru hoặc vuốt nhẹ lưng con để tạo cảm giác an toàn.
- Thay tã lót khi cần: Hãy đảm bảo bỉm hoặc tã của bé đã được thay trước giờ vào giấc tránh tình trạng ẩm ướt, khó chịu.
- Cho con chơi đồ chơi: Mẹ có thể giúp con giảm bớt bất an bằng các món đồ chơi quen thuộc hoặc sử dụng núm vú giả để bé ngậm khi ngủ.
Trẻ hay quấy khóc đêm thiếu chất gì, chúng tôi đã giúp mẹ giải đáp chi tiết trong bài viết trên. Hy vọng với những thông tin này mẹ sẽ tìm cách khắc phục hiệu quả để mang lại giấc ngủ sâu cho con.
Xem thêm: