Tình trạng trẻ 2 tuổi hay khóc đêm, thức giấc, trằn trọc và khó ngủ thường có nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, đây có thể là những hành vi phản xạ tự nhiên của cơ thể ở trẻ 2 tuổi nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu bất thường về sức khỏe mà trẻ đang gặp phải. Để hiểu rõ và giúp trẻ xử lý những vấn đề trên, mời các bạn cùng tham khảo bài viết cùng sonno.vn chi tiết dưới đây nhé.
Mục lục
- 1. Trẻ 2 tuổi ngủ không đủ giấc gây hậu quả thế nào?
- 2. Tại sao trẻ 2 tuổi thường xuyên bị khóc đêm, trằn trọc khó ngủ?
- 2.1. Trẻ 2 tuổi khóc đêm do lo lắng sợ hãi
- 2.2. Trẻ quấy khóc đêm bởi lịch ngủ đột ngột thay đổi
- 2.3. Trẻ 2 tuổi khóc đêm trằn trọc khó ngủ do bị nhiễm giun
- 2.4. Do khủng hoảng tâm lý ở trẻ lên 2 tuổi
- 2.5. Trẻ 2 tuổi khóc đêm khó ngủ do bị đói
- 2.6. Cột mốc đánh dấu sự phát triển ở trẻ 2 tuổi
- 2.7. Trẻ 2 tuổi khóc đêm vì không có cha mẹ bên cạnh
- 2.8. Bị ra rìa khi cha mẹ sinh em bé mới
- 2.9. Trẻ 2 tuổi quấy khóc do mọc răng hàm
- 2.10. Quấy khóc đêm ở trẻ 2 tuổi do các bệnh lý
- 2.11. Bệnh về hô hấp
- 2.12. Trẻ bị căng thẳng thần kinh
- 2.13. Bệnh rối loạn tiêu hóa
- 2.14. Trẻ 2 tuổi khóc đêm do thiếu vitamin D
- 3. Cha mẹ cần làm gì để trẻ 2 tuổi bớt khóc đêm và ngủ ngon hơn?
- 4. Sonno Bimbi – Thảo dược Châu âu giúp trẻ ngủ ngon giấc, hết quấy khóc đêm
Trẻ 2 tuổi ngủ không đủ giấc gây hậu quả thế nào?
Theo nhiều nghiên cứu về thời gian ngủ, ở trẻ em từ 1 đến 2 tuổi cho thấy: Những trẻ có thời gian sinh hoạt lộn xộn, giờ giấc thất thường và ngủ không đủ giấc có thể hay gặp phải các hành vi như quấy khóc đêm, cơ thể luôn mệt mỏi, cáu gắt vô cớ, bứt rứt do thiếu ngủ.
Điều này dễ dẫn đến suy giảm trí tuệ, thể chất và tinh thần cũng như gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe ở trẻ 2 tuổi. Một giấc ngủ chất lượng của mỗi trẻ là khác nhau, tuy nhiên nhu cầu ngủ ở trẻ 1-2 tuổi (bao gồm cả giấc ngủ trưa) khoảng từ 11 đến 14 tiếng/ngày.
Vì vậy, giấc ngủ chất lượng ở trẻ 2 tuổi đóng vai trò quan trọng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện về tinh thần, thể chất và trí tuệ. Giai đoạn này, cha mẹ cần phải đảm bảo được về cả chất và số lượng, để mang lại thói quen tốt khi ngủ, giúp trẻ ghi nhớ và tiếp thu tốt hơn những trẻ thường bị thiếu ngủ.
Tại sao trẻ 2 tuổi thường xuyên bị khóc đêm, trằn trọc khó ngủ?
Tại sao trẻ 2 tuổi thường xuyên lại khóc đêm, trằn trọc khó ngủ, khiến không ít nhiều cha mẹ bất an và lo lắng như vậy? Bởi mỗi tiếng khóc lại có một ý nghĩa, biểu hiện khác nhau. Nhưng nếu hiện tượng này kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, mà còn liên lụy tới cả cha mẹ nếu không nắm rõ được các nguyên nhân sau:
Trẻ 2 tuổi khóc đêm do lo lắng sợ hãi
Việc trẻ 2 tuổi khóc đêm do lo lắng, sợ hãi một điều gì đó cũng có thể xuất hiện từ sự phát triển tính tự lập tâm lý ở trẻ, cho tới trí tưởng tượng mà trẻ nghĩ ra. Nguyên nhân có khi việc trẻ tiếp nhận thực tế, hoặc do sợ bóng tối cũng dễ khiến trẻ đang ngủ đột nhiên tỉnh giấc, quấy khóc đêm dai dẳng mà không thể ngủ trở lại.
Quá trình khiến trẻ 2 tuổi khóc đêm, lo lắng và sợ hãi còn biểu hiện qua việc trẻ tiếp xúc với người lạ, hay tỏ ra sợ sệt, giật mình, gào khóc mà không muốn rời xa cha mẹ dù một giây. Trẻ chỉ dừng lại khi người lạ rời đi khỏi tầm mắt của mình. Đôi khi, lại là cảm giác sợ tè dầm, sợ bị ướt, sợ bẩn trong quá trình mẹ đang tập bỏ dần đeo bìm ở trẻ.
Trẻ quấy khóc đêm bởi lịch ngủ đột ngột thay đổi
Trẻ 2 tuổi quấy khóc đêm, trằn trọc không chịu ngủ rất có thể do nhiều nguyên nhân khác tác động từ bên ngoài. Tuy nhiên, có hai trường hợp mà cha mẹ cần theo dõi sát sao trẻ hơn đó là trẻ 2 tuổi đang có xu hướng dậy quá sớm và không chịu ngủ hoặc ngủ quá nhiều vào buổi trưa.
Đối với trẻ 2 tuổi đây chính là giai đoạn mà trẻ có sự đôt phá phát triển về nhận thức, ngôn ngữ, cảm xúc, hành vi với môi trường xung quanh khiến trẻ luôn cảm thấy bị kích thích, muốn khám phá và học hỏi tất cả, điều này làm trẻ bị thay đổi lịch ngủ đột ngột, trong khi trẻ vẫn đang ham chơi, đến thời gian ngủ không chịu ngủ.
Trẻ 2 tuổi khóc đêm trằn trọc khó ngủ do bị nhiễm giun
Một trong số các đối tượng dễ dàng bị nhiễm giun nhất được liệt kê là trẻ em, dù ở bất kì độ tuổi nào. Nguyên nhân chính là đường ruột của trẻ còn yếu, trẻ không ý thức được đồ chơi và đồ vật mà trẻ cầm nắm thiếu vệ sinh, hay để đồ chơi lên miệng vô tình tạo điều kiện tốt cho giun kí sinh phát triển.
Khi trẻ bị nhiễm giun sẽ gặp phải một số triệu chứng như hay trằn trọc khó ngủ, hay quấy khóc đêm do ngứa vùng hậu môn, trẻ hay tỏ ra khó chịu đau bụng vùng rốn, đối với trẻ em gái có thể bị ngứa và mẩn đỏ quanh vùng âm đạo.
Do khủng hoảng tâm lý ở trẻ lên 2 tuổi
Khủng hoảng tâm lý có thể xảy ra ở trẻ trước khi lên 2 hoặc muộn hơn là 3 tuổi, giai đoạn này trẻ 2 tuổi rất dễ phá vỡ các quy tắc mà cha mẹ đưa ra. Các kỹ năng về ngôn ngữ, thể chất và cảm xúc luôn mâu thuẫn với nhau, làm trẻ trở nên thất vọng khi không thể trao đổi suy nghĩ và hành động được với cha mẹ.
Khủng hoảng tâm lý ở trẻ lên 2 đôi khi cũng làm nhiều cha mẹ dở khóc dở cười bởi các yêu sách và thái độ ương bướng, thích đòi hỏi từ con. Thậm chí là ăn vạ, bỏ ăn, quấy khóc đêm, kèm các hành vi (cắn, ném đồ chơi, đánh, đá…), lăn lộn trên sàn nhà khi không được đáp ứng nhu cầu đó.
Trẻ 2 tuổi khóc đêm khó ngủ do bị đói
Một số trẻ nhỏ, hoạt động vui chơi nhiều trong ngày làm tiêu hao nhiều năng lượng và nhanh đói hơn. Vì vậy, mà các cha mẹ cũng cần chia các bữa ăn dặm cho trẻ bằng 3 bữa ăn chính và kèm thêm 1-2 bữa ăn phụ có đủ các giá trị dinh dưỡng tốt cho tiêu hóa ở trẻ.
Nếu cha mẹ không tinh ý phát hiện vấn đề này, rất có thể trẻ sẽ bị đói và thường trằn trọc khó ngủ dẫn tới trẻ 2 tuổi thường quấy khóc vào ban đêm. Để ngăn chặn tình trạng này xảy ra, trước khi ngủ mẹ có thể nên cho trẻ ăn nhẹ sữa chua, sữa tươi hoặc sữa công thức ấm.
Cột mốc đánh dấu sự phát triển ở trẻ 2 tuổi
Khi trẻ bước vào giai đoạn 2 tuổi, trẻ đã bắt đầu được học hỏi và khám phá môi trường xung quanh bằng chính đôi mắt của mình. Mặc dù, khả năng giao tiếp của trẻ vẫn còn hạn chế và chưa biết cách diễn tả mong muốn của mình đối với cha mẹ.
Trẻ 2 tuổi hay trở nên ương bướng vì chưa biết kiểm soát cảm xúc của mình, khó chịu và cáu gắt mỗi khi cha mẹ bắt phải lên giường đi ngủ. Khiến trẻ 2 tuổi thường xuyên bị ức chế tâm lý do cha mẹ không làm theo ý của trẻ, dẫn tới các biểu hiện dễ nhận ra khi trẻ đang ngủ tự dưng bật khóc, gào thét, trằn trọc khó ngủ trở lại.
Trẻ 2 tuổi khóc đêm vì không có cha mẹ bên cạnh
Hầu hết, các cha mẹ trong quá trình chăm sóc con nhỏ đều có thói quen cho trẻ nằm chung giường, nhất là đối với trẻ từ 0-2 tuổi. Mặc dù ngủ chung không phải là giải pháp được các chuyên gia khuyến cáo, song phương pháp này đem lại một số lợi ích giúp gắn kết trẻ với mẹ nhiều hơn, tạo cho trẻ cảm giác an toàn, ấm áp và thoải mái khi ngủ.
Một số cha mẹ, đã bắt đầu tập cho con ngủ riêng trong nôi, hoặc giường bên cạnh cho trẻ 2-3 tuổi, bởi một số lo ngại khi nằm chung giường có thể xảy ra tình trạng nguy hiểm đến sức khỏe ở trẻ. Điều này vô tình làm trẻ sẽ không quen, luôn cảm thấy lo lắng khi phải ngủ 1 mình, dẫn tới trẻ 2 tuổi hay quấy khóc vào ban đêm.
Bị ra rìa khi cha mẹ sinh em bé mới
Tâm lý trẻ 2 tuổi có những nhận thức và thay đổi rõ rệt, trẻ dễ dàng bị ức chế bất kể một việc nào đó xảy ra trước mắt, hay tỏ ra cáu kỉnh và bực tức vô cớ. Đặc biệt là trẻ sắp được lên chức làm anh/chị nữa chứ. Bao nhiêu sự quan tâm trước kia của cha mẹ đều dành cho mình, bỗng chốc khiến trẻ 2 tuổi cảm thấy hơi bị hụt hẫng.
Vào khoảnh khắc này, đối với trẻ 2 tuổi mà nói hoàn toàn là một sự xáo trộn lớn khi mình không còn là trung tâm chú ý của mọi thành viên trong gia đình nữa… Bất kể một hành động hay thái độ phản ứng tiêu cực nào của cha mẹ lúc này cũng khiến trẻ 2 tuổi có cảm giác bị tổn thương, bị ra rìa.
Trẻ 2 tuổi quấy khóc do mọc răng hàm
Trẻ 2 tuổi bắt đầu mọc răng hàm là chuyện khá bình thường, có trẻ mọc còn sớm hơn. Tuy nhiên, quá trình mọc răng còn phụ thuộc phần lớn vào việc bổ sung đủ dinh dưỡng và chất canxi cho trẻ trong khi mang thai ở mẹ. Nên lý giải vì sao có trẻ lại mọc sớm hoặc muộn hơn
Tình trạng trẻ 2 tuổi quấy khóc do mọc những chiếc răng đầu tiên hoặc là răng hàm không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, mà còn gây hoang mang đến tinh thần của trẻ về đêm. Khi đó, cơ thể của trẻ có thể bị sốt và kèm các biểu hiện đau nhức khi bị sưng đau lợi, dẫn đến trằn trọc khó ngủ, nửa đêm giật mình tỉnh giấc và hay cáu gắt.
Quấy khóc đêm ở trẻ 2 tuổi do các bệnh lý
Việc trẻ 2 tuổi quấy khóc thường xảy ra vào thời điểm nhất định, kéo dài hàng giờ, thường là vào ban đêm thì cha mẹ chớ nên coi thường và cần tìm hiểu rõ nguyên nhân. Bởi có thể trẻ đang mắc phải một số bệnh lý như:
Bệnh về hô hấp
Theo thống kê trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ cao dễ mắc bệnh về hô hấp kèm theo các triệu chứng như cảm cúm, sổ mũi, ho, nghẹt mũi, thở khò khè, có thể sốt hoặc không… nguyên nhân gây ra là do dị ứng thời tiết, khí hậu nóng lạnh thất thường, cộng với hệ miễn dịch của trẻ còn yếu khiến virut, vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể hơn.
Trẻ bị căng thẳng thần kinh
Khi trẻ 2 tuổi bắt đầu bước vào giai đoạn tiếp thu và học hỏi, khám phá các thông tin, mới lạ qua đôi mắt của mình với môi trường xung quanh. Hệ thần kinh ở trẻ rất nhạy cảm và dễ dàng bị thu hút bởi một âm thanh, đồ vật, màu sắc của quần áo, hay với ánh sáng quá mạnh… thì phản xạ tự nhiên là trẻ sẽ quấy khóc bộc phát.
Bệnh rối loạn tiêu hóa
Đối với trẻ 2 tuổi, chế độ ăn uống không chỉ giúp phát triển thể chất, trí tuệ, mà còn giúp trẻ tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng của trẻ không đầy đủ, hoặc ăn uống sai cách khiến trẻ bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu kéo dài trẻ dễ dàng mắc phải bệnh rối loạn tiêu hóa. Đây chính là nguyên nhân trẻ hay khóc đêm.
Trẻ 2 tuổi khóc đêm do thiếu vitamin D
Việc thiếu hụt vitamin D ở trẻ nhỏ là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ 2 tuổi khóc đêm, ngủ không sâu giấc, hay giật mình, làm trẻ khó ngủ trở lại. Đồng thời, còn ảnh hưởng tới sức khỏe, khiến trẻ có thể bị còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn, làm giảm hệ miễn dịch, gây ức chế đường hô hấp nếu trẻ khóc dai dẳng liên tục trong nhiều giờ.
Cha mẹ cần làm gì để trẻ 2 tuổi bớt khóc đêm và ngủ ngon hơn?
Thật khó kiềm lòng khi con khóc đêm, trằn trọc và ngủ không ngon giấc thường xuyên, không chỉ khiến nhiều cha mẹ luôn trong tình trạng mệt mỏi, lo lắng, mất ngủ để chăm sóc cho con. Dưới đây là một vài kinh nghiệm mà cha mẹ nên áp dụng để cải thiện như:
➤ Cha mẹ cần giữ bình tĩnh
Tiếng khóc là phản xạ tự nhiên ở trẻ, tuy nhiên với trường hợp trẻ 2 tuổi quấy khóc dai dẳng vào ban đêm thì cha mẹ cần học cách điều tiết cảm xúc của mình, giúp trẻ trấn tĩnh trở lại bằng cách vỗ nhẹ, bế trẻ đi lại, suỵt vào tai trẻ, dùng ti giả… Hãy nhớ rằng, đây là cơ hội giúp trẻ luyện tập cách giữ bình tĩnh khi trẻ đang khó chịu vấn đề nào đó.
➤ Nói chuyện với con càng nhiều càng tốt
Thay vì tỏ ra bực tức và tạo áp lực lên trẻ 2 tuổi, các cha mẹ hãy hòa mình vào cảm xúc của con, rồi kể một câu chuyện bất kì nào đó, miêu tả về càng nhiều sự vật, sự việc không chỉ giúp trẻ tập luyến láy ngôn ngữ, mà còn giúp trẻ mang lại cảm giác an toàn, háo hức, và thú vị giống như thời kì trẻ còn đang trong bụng mẹ.
➤ Tìm hiểu rõ nguyên nhân
Khi tinh thần của trẻ được xoa dịu trở lại, cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân tại sao trẻ 2 tuổi thường xuyên lại khóc đêm bằng cách quan sát các hành vi và biểu hiện cơ thể, thậm chí là môi trường sống có bị ẩm thấp, nhiệt độ phòng quá nóng hoặc lạnh, nơi ngủ của trẻ có kém vệ sinh không, để có cách xử lý và phòng ngừa triệt để.
➤ Bổ sung dinh dưỡng khoa học cho trẻ
Đây là giai đoạn trẻ 2 tuổi bắt đầu cai sữa và chuyển dần sang tập ăn dặm, các cha mẹ cần bổ sung đủ 4 nhóm thực phẩm cơ bản cho trẻ mỗi ngày như chất đạm (thịt đỏ, cá, trứng gia cầm…), chất béo thực vật (đầu nành, lạc, vừng, bơ thực vật…), chất xơ ( rau xanh, củ tươi, quả chín), tinh bột (cơm nhão, cháo đặc, bún, phở).
➤ Thiết lập không gian phòng ngủ sạch thoáng
Không gian phòng ngủ của trẻ sạch sẽ và thoáng mát bao nhiêu sẽ giúp trẻ có cảm giác an tâm và dễ chịu hơn bấy nhiêu. Bên cạnh đó, cha mẹ cần tắt các thiết bị điện tử gần đó, chỉnh lại nhiệt độ phòng 27-29 độ, đặt đồ vật yêu thích bên cạnh trẻ để trẻ luôn cảm thấy an toàn khi ngủ.
➤ Khi nào nên đưa trẻ 2 tuổi gặp bác sĩ?
Tùy vào từng trường hợp, nếu mẹ đã thực hiện một trong số các cách trên mà trẻ 2 tuổi vẫn không ngừng quấy khóc, thậm chí kèm theo các triệu chứng bất thường như khóc mỗi lúc càng lớn, khóc cả ngày lẫn đêm có kèm theo sốt thì cần chuyển trẻ tới trung tâm y tế gần nhất.
Nhiều cha mẹ không nên tự ý áp dụng các bài thuốc có trong dân gian. Mặc dù mang lại nhiều kết quả tốt, làm giảm các triệu chứng mà trẻ đang trải qua, cũng nên trao đổi thêm với bác sĩ về vấn đề này.
Sonno Bimbi – Thảo dược Châu âu giúp trẻ ngủ ngon giấc, hết quấy khóc đêm
Sonno Bimbi là dòng sản phẩm duy nhất được chuẩn hóa từ Châu Âu, chăm sóc toàn diện cho trẻ giúp ngủ ngon giấc, hết quấy khóc, hay thức đêm, ngủ không sâu giấc, trẻ dễ bị căng thẳng và khó ngủ. Với thành phần chiết xuất 100% từ thảo dược hữu cơ từ thiên nhiên, không dùng đường Lactose, giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả và an toàn với cơ thể của trẻ.
➤ Thành phần có trong Siro Sonno Bimbi
- Chiết xuất lá Tía tô đất (Melissa officinalis): 1g.
- Tinh dầu Tía tô đất (Melissa officinalis): 15mg.
- Chiết xuất hoa Lạc tiên tây (Passiflora incarnate): 4g.
- Chiết xuất hoa Đoạn lá bạc (Tilia tomentosa): 2g.
- Nước khử khoáng, potassium sorbate, glycerol, axit citric vừa đủ 30ml.
➤ Công dụng
- Giúp trẻ giảm căng thẳng, giúp tinh thần khỏe mạnh.
- Giúp trẻ thư giãn, tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn diện.
- Bình ổn hệ tiêu hóa, xoa dịu đường ruột, giúp có giấc ngủ ngon sâu giấc.
- Giảm tình trạng khó chịu quấy khóc đêm, khóc dạ đề, mang tới cơn buồn ngủ tự nhiên.
➤ Đối tượng nên dùng
Dùng cho trẻ từ 1 ngày tuổi trở lên
- Trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc, trẻ quấy khóc, hay tình giấc ban đêm.
- Trẻ bị căng thằng thần kinh.
- Trẻ khóc dạ đề (hội chứng colic).
Lời kết
Hy vọng, bài phân tích này phần nào sẽ giúp các cha mẹ giải tỏa những lo lắng về việc trẻ 2 tuổi thường xuyên khóc đêm, trằn trọc khó ngủ là nguyên nhân gì gây ra. Giúp các bạn nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm làm cha mẹ lần đầu của mình được suôn sẻ và thuận lợi hơn. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe để có những trải nghiệm tuyệt vời trong công cuộc chăm sóc con, và đừng quên luôn đồng hành cùng sonno.vn bạn nhé!