Khi bệnh nhân chăm sóc cuối đời không thể ăn hay uống

Phải làm gì khi bệnh nhân chăm sóc cuối đời không thể ăn hay uống

Chẳng có gì khó khăn hơn việc phải giương mắt bất lực nhìn người thân của mình đi dần vào cõi chết vì bệnh hiểm nghèo. Trải nghiệm này thậm chí còn khó khăn hơn khi các thành viên trong gia đình và người chăm sóc nhận thấy bệnh nhân chăm sóc cuối đời của mình không còn ăn uống được ở giai đoạn cuối đời.

Nhu cầu về thức ăn và nước uống của một bệnh nhân đến thời điểm cuối của cuộc đời rất khác so với những người khỏe mạnh, còn hoạt động bình thường.

Các gia đình có thể lo rằng:

  • Chúng ta có đang từ bỏ người thân của mình nếu không cố gắng cho họ ăn hoặc cấp nước/truyền dịch cho họ?
  • Cơ hội sống sót cho người thân của mình khi không ăn uống trong lúc chăm sóc cuối đời là gì? Một bệnh nhân được chăm sóc cuối đời có thể sống được bao lâu khi không ăn uống?
  • Truyền thống gia đình chúng ta coi đồ ăn, thức uống chính là một hình thức thể hiện sự chăm sóc yêu thương. Phải chăng chúng ta đang vứt bỏ yêu thương khi không cung cấp nước và đồ ăn cho họ? Phải chăng chúng ta đang bỏ đói người thân của mình tới chết?
  • Việc không dùng đồ ăn, thức uống vào giai đoạn cuối đời có làm cho người thân của chúng ta đau đớn?
  • Chúng ta có thể làm gì để đảm bảo người thân của minh không phải chịu đựng?

Tại sao dịch vụ chăm sóc cuối đời ngừng cho bệnh nhân ở giai đoạn cuối đời ăn uống?

Việc tiếp tục cung cấp thức ăn, nước uống, hoặc chọn cung cấp dinh dưỡng nhân tạo hoặc cấp nước (ANH), chẳng hạn qua ống xông mũi (NG) hoặc ống xông dạ dày (PEG) hay truyền dịch tĩnh mạch để cấp nước thực sự có thể gây khó khăn cho quá trình hấp hối và dẫn tới một số vấn đề sức khỏe khác.

Người bệnh gần đất xa trời, những người đang được cho ăn qua phương thức nhân tạo có thể bị nôn ọe, những biến chứng từ ống xông (vd. bị tắc nghẽn hoặc nhiễm trùng), khó chịu, viêm phổi do hít phải, lở loét do nằm quá lâu, đầy hơi, cảm giác “chết đuối” hoặc có cảm giác bị “mắc kẹt”.

Hơn nữa, các nghiên cứu cho thấy cấp dinh dưỡng nhân tạo có tác động rất nhỏ tới sự sống của bệnh nhân được chăm sóc cuối đời. Ví dụ, các nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt nào về khoảng thời gian sống còn lại theo dự kiến giữa các bệnh nhân mắc bệnh mất trí nhớ đang được cho ăn qua ống xông và những người được đút cho ăn từ từ.

Thách thức về ống xông

Dịch vụ chăm sóc cuối đời sẽ không bị từ chối đối với bệnh nhân đang có sẵn ống xông. Nhóm y tế chăm sóc cuối đời sẽ làm việc chặt chẽ với bệnh nhân, gia đình và người chăm sóc để đưa ra quyết định liệu có thể tiếp tục cho ăn qua ống không. Về mặt kỹ thuật người ta có thể rút ống xông nhưng thường thì quyết định đưa ra chỉ là dừng sử dụng chúng.

Thường thì ống xông không được đặt cho bệnh nhân mắc bệnh nan y. Nhưng người ta sẽ thực hiện tất cả các bước cần thiết nhằm đảm bảo sự thoải mái và giảm đau cho bệnh nhân khi giai đoạn cuối đời đến gần kề. Trong một trường hợp hiếm khi xảy ra, nhóm chăm sóc y tế của VITAS có thể chỉ định truyền dịch tĩnh mạch tạm thời nhằm tránh mất nước hoặc mang lại sự thoải mái cho người bệnh nhưng việc ăn uống chủ yếu được thực hiện qua đường miệng.

Khi nào là thời điểm thích hợp để ngừng cho bệnh nhân chăm sóc cuối đời ăn uống?

Nhu cầu về thức ăn và nước uống của một bệnh nhân đến thời điểm cuối của cuộc đời rất khác so với những người khỏe mạnh, còn hoạt động bình thường. Khi cận kề cái chết, cơ thể dần mất đi khả năng tiêu hóa, xử lý thức ăn và nước uống. Khi các cơ quan và chức năng cơ thể ngừng hoạt động, bệnh nhân có thể cần một lượng tối thiểu dinh dưỡng hoặc giữ nước/chất lỏng, nếu thực sự cần. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng sự suy giảm dần dần của cơ thể như là một chỉ báo về thời điểm ngừng ăn uống cho bệnh nhân được chăm sóc cuối đời.

VITAS Healthcare luôn làm việc với bệnh nhân và các gia đình để xây dựng các kế hoạch chăm sóc theo từng cá nhân riêng, giúp hỗ trợ các giá trị và ước nguyện của bệnh nhân. Các kế hoạch này có bao gồm việc thảo luận về vai trò của việc cấp dinh dưỡng nhân tạo và cấp nước.

Bệnh nhân được chăm sóc cuối đời sống được bao lâu khi không ăn?

Xem xét nhiều biến số, mọi người có thể tự hỏi một người nào đó có thể sống bao lâu mà không ăn trong giai đoạn chăm sóc cuối đời”. Do việc ngừng ăn, bệnh nhân có thể qua đời sớm trong vài ngày. Đối với hầu hết mọi người, khoảng thời gian không ăn này thường kéo dài khoảng 10 ngày, nhưng trong một số trường hợp hiếm gặp, giai đoạn này có thể kéo dài vài tuần.

Những cách khác thể hiện sự quan tâm của quý vị với bệnh nhân được chăm sóc cuối đời gồm âm nhạc, chuyến thăm của thú cưng, hát hò, cầu nguyện, thơ ca, sự hài hước, mát-xa nhẹ nhàng, trò chuyện và tiếp xúc yêu thương.

Cách thức các thành viên gia đình và người chăm sóc có thể giúp đỡ

Yếu tố quan trọng là kim chỉ nam cho mọi quyết định về vấn đề dinh dưỡng và cấp nước vào giai đoạn cuối đời chính là lựa chọn của bệnh nhân. Những bệnh nhân ưu tiên chất lượng cuộc sống vào giai đoạn cuối đời thường không muốn mình bị bao bọc bởi quá nhiều ống dẫn và thiết bị vào những giây phút cuối đời, để họ có thể gần gũi về mặt thể chất với các thành viên gia đình và có thể tiếp nhận chăm sóc tạo sự thoải mái mà họ mong muốn.

Các thành viên gia đình, người chăm sóc có vai trò quan trọng bằng cách hỗ trợ người thân nhẹ nhàng đi qua giai đoạn hấp hối đó:

  • Nếu người bệnh vẫn còn có thể ăn hoặc uống, hãy dùng thìa cho họ nhấp từng ngụm nhỏ nước/dịch, chút đá bào, viên kẹo cứng hay một chút thức ăn. Chú ý dấu hiệu từ bệnh nhân để biết khi nào nên dừng lại.
  • Nếu người bệnh không còn có thể uống được nữa, hãy giữ ẩm cho môi và miệng của họ bằng tăm bông, khăn ẩm, son dưỡng hoặc kem dưỡng ẩm.
  • Nếu người bệnh không còn có thể ăn hoặc từ chối ăn, hãy mang đến những hình thức nuôi dưỡng khác: trò chuyện, tiếp xúc yêu thương, âm nhạc, hát hò, thơ ca, sự hài hước, chuyến thăm của thú cưng, mát-xa nhẹ nhàng, đọc sách, cầu nguyện, hay những hành động yêu thương, chăm sóc khác.

Chấp nhận các biến chứng tiềm tàng ANH có thể xảy ra

Người bệnh gần đất xa trời, những người đang được cho ăn qua phương thức nhân tạo có thể bị nôn ọe, những biến chứng từ ống xông (vd. bị tắc nghẽn hoặc nhiễm trùng), khó chịu, viêm phổi do hít phải, lở loét do nằm quá lâu, đầy hơi, cảm giác “chết đuối” hoặc có cảm giác bị “mắc kẹt”.

Hơn nữa, các nghiên cứu cho thấy cấp dinh dưỡng nhân tạo có tác động rất nhỏ tới sự sống của bệnh nhân được chăm sóc cuối đời. Ví dụ, các nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt nào về khoảng thời gian sống còn lại theo dự kiến giữa các bệnh nhân mắc bệnh mất trí nhớ đang được cho ăn qua ống xông và những người được đút cho ăn từ từ.

Xây dựng và tôn trọng kế hoạch chăm sóc cuối đời đầy tận tâm

Lý tưởng nhất là các quyết định về chăm sóc lúc kề cận giai đoạn cuối đời được thiết lập khi mọi người còn đang khỏe mạnh và có khả năng nói lên ý kiến của mình. Đó là thời điểm nên ghi lại và chia sẻ chỉ dẫn trước với gia đình và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Thực tế thì các quyết định đó thường bị trì hoãn đến khi bệnh nhân không còn có thể trao đổi về ước nguyện của mình, buộc các thành viên trong gia đình và nhóm chăm sóc y tế am tường mọi việc phải đưa ra quyết định. Các chuyên gia chăm sóc cuối đời thường đưa ra các hình thức chăm sóc và hỗ trợ cụ thể xung quanh vấn đề dinh dưỡng và cấp nước cho người thân của quý vị khi cái chết đang cận kề:

  • Nhóm chăm sóc cuối đời sẽ tiếp tục giảm đau và kiểm soát các triệu chứng
  • Các giá trị, đức tin tôn giáo, niềm tin văn hóa và của cá nhân xung quanh vấn đề dinh dưỡng và cấp nước sẽ được tôn trọng.
  • Các thành viên gia đình và người chăm sóc sẽ được chỉ dẫn đầy tận tâm cách kiểm soát cơn khát và cơn đói và không cần dùng các phương tiện nhân tạo trong những ngày tháng cuối đời của bệnh nhân
  • Trong những tuần lễ, ngày tháng và thời khắc cuối cùng, các gia đình sẽ luôn được trấn an rằng tình trạng suy giảm của bệnh nhân và cái chết cuối cùng là do diễn tiến bệnh tật tiềm ẩn chứ không phải là sự suy giảm tự nhiên và việc dừng ăn uống.

Rate this post

Viết một bình luận