Tất cả những quy tắc để ứng xử lịch thiệp hơn trong đời sống hàng ngày

Trong cuộc sống hàng ngày, có những nguyên tắc tồn tại trong giao tiếp, thói quen, ứng xử… khiến một người luôn trông lịch thiệp và hấp dẫn hơn trong mắt người khác. Chúng ta vẫn luôn cố gắng để mình có thể trở thành một người lịch thiệp. Thật ra đó không phải là những gì quá khó khăn để đạt được, chỉ cần bạn để tâm chú ý, suy nghĩ vì những người xung quanh thì bạn chắc chắn sẽ dễ dàng trở thành một người lịch thiệp.

Thế nào là một người lịch thiệp? Đó là người có thái độ nhã nhặn lịch sự, lễ độ khi tiếp xúc, hành vi phù hợp với quan niệm về phép tắc xã giao của xã hội; có cách ứng xử tử tế, tế nhị để tỏ lòng nhân hậu của mình, hoặc có thể nói đó là nghệ thuật “tự quên mình vì người khác” – đây vừa là sự thiện tâm, sự khéo léo của lý trí, vừa là sự trong sáng của lời nói có ngôn từ đẹp và sự duyên dáng của thái độ cư xử.

Người lịch thiệp là người khoan dung, không gây phiền toái và luôn làm vừa lòng mọi người. Đứng đắn mà không kiêu ngạo, kín đáo mà không thâm hiểm, mọi cử chỉ đều đúng mực, mọi lời nói đều minh bạch rõ ràng.

Hiểu rõ và thực hiện được theo những quy tắc dưới đây sẽ giúp bạn trở thành người lịch thiệp hơn và phần nào hoàn thiện thêm cách ứng xử của bản thân.

Phép lịch sự ở nơi công cộng

Ở nơi công cộng, hãy để ý âm lượng, giọng nói và hành động của mình có ảnh hưởng tới người khác hay không.

Tránh cười nói lớn tiếng, nhìn chằm chằm vào người khác, đặc biệt là những người có khiếm khuyết về ngoại hình.

Khi nghe nhạc hay sử dụng điện thoại đừng nên mở loa ngoài.

Xem phim, nghe nhạc, chơi game… bạn nên sử dụng tai nghe hoặc ít nhất là nên điều chỉnh âm thanh nhỏ lại tránh làm phiền người bên cạnh.

Nếu bạn là người hút thuốc lá, bạn nên di chuyển đến nơi trống trải, thoáng khí để không làm ảnh hưởng đến phụ nữ, trẻ em và những người xung quanh.

Khi người phía trước giữ cổng giúp bạn, thì chạy tới, khi mình đã tới cổng, đưa tay ra giữ, và nói cảm ơn.

Khi đi qua một con đường chật hẹp, đừng chen chúc, mà hãy xếp hàng đi theo thứ tự.

Ở ga tàu, bến xe đông người, hãy bỏ ba lô xuống. Hãy giúp người khác cất hành lý trên máy bay hay tàu hỏa.

Trên xe buýt, nếu bạn không xuống xe thì hãy đứng gọn sang bên cửa, đừng đứng chắn trước cửa xe.

Trời mưa, đi vào phòng, cửa tiệm hoặc những nơi công cộng khác, hãy cụp ô lại rồi bỏ vào túi.

Ở những tiệm ăn nhanh, khi ăn xong hãy để gọn những đồ thừa trên bàn.

Khi rời khỏi thư viện, quán cafe hay nơi công cộng, hãy xếp ghế trở lại vị trí ban đầu.

Khi lái xe dưới trời mưa cần giảm tốc độ, hoặc đi chậm lại nếu thấy có người già, trẻ em, thú vật ở phía trước.

Khi đậu xe, hãy quan sát để chừa lại lối đi cho xe khác.

Khi ra vào khu chung cư hay những nơi công cộng, hãy giữ cửa giúp người khác để tiện cho họ ra vào, đặc biệt là những người có dắt theo trẻ nhỏ hoặc tay cầm đồ.

Đối với đồ vật của người khác, hay đồ công cộng, sau khi dùng xong hãy cố hết sức để nó về trạng thái ban đầu, tiện cho người sau sử dụng.

Phép lịch sự trong giao tiếp và các mối quan hệ

Khi đeo tai nghe thì không nói chuyện với người khác. Nếu muốn nói chuyện thì hãy tháo tai nghe ra.

Khi nói hãy nhìn vào mắt người khác và mỉm cười. Khi người khác đang nói, đừng ngắt lời.

Không tùy tiện bình luận về người khác. Hãy tôn trọng sự khác biệt, dù có những điều khiến bạn cảm thấy khó hiểu.

Khống chế cảm xúc của mình, khi xảy ra chuyện không như ý, đừng lập tức đáp trả bằng những lời hằn học, thiếu tôn trọng. Càng nóng giận, càng phải nhủ mình bình tĩnh, nhẫn nại.

Khi từ chối, hãy nói thẳng một chút, nhưng cần lịch sự, có hòa khí, không làm người khác tổn thương.

Ba người cùng đi với nhau, hai người nói chuyện rôm rả, hoàn toàn không để ý đến người thứ ba, như vậy là bất lịch sự.

Khi muốn đến thăm một ai đó, bạn hãy gọi điện hẹn trước. Vì có thể họ không sẵn sàng để tiếp đón bạn. Khi có “khách không mời” xuất hiện trước cửa, phụ nữ Anh thường làm như thế này: Cô ấy luôn đi giày, tay cầm mũ và ô. Nếu cô ấy thích vị khách đó, cô ấy sẽ nói “Tôi vừa về nhà!”. Nếu không, cô ấy sẽ thở dài và nói: “Ôi tiếc quá, tôi đang chuẩn bị đi”.

Tránh đến muộn, nếu có lỡ hẹn với ai đó ít nhất hãy nói trước một ngày.

Đến trước giờ hẹn, nếu ai đó hỏi, luôn trả lời rằng “Tôi cũng vừa đến thôi”.

Trong khi đang trò chuyện với người khác, đừng nên đặt điện thoại lên bàn. Làm như vậy là bạn đang tỏ ra chán nản với những gì đang diễn ra và bạn sẵn sàng dừng cuộc trò chuyện vô ích này lại để kiểm tra điện thoại.

Nếu bạn đang đi cùng ai đó và người ấy chào một người mà bạn không quen biết thì bạn cũng nên lịch sự chào họ.

Đừng bao giờ tùy tiện chụp mũ cho những người có ý kiến bất đồng với bạn.

Bất luận là xin lỗi hay cảm ơn, đều phải nói đúng lúc (vừa đủ để đối phương nghe thấy).

Khi nhận điện thoại, cố hết sức thấp giọng nói, đừng hét lên.

Không rung chân, dù đứng hay ngồi cũng không rung chân.

Khi người khác phủ định bản thân cũng không thẹn quá hóa giận, nói lời khó nghe.

Tuân thủ phép lịch sự trên bàn ăn, khi chọn món cần để ý đến khẩu vị của mọi người, chủ động rót đồ uống, thêm canh cho người bên cạnh, chủ động ngồi vào vị trí thêm đồ ăn, khi ăn chú ý không gây ra tiếng động.

Khi ăn cơm ở nhà người khác, đừng bỏ dở cơm ở bát hoặc sót lại nhiều hạt cơm.

Khi có người giúp, rót nước hoặc đưa đồ cho mình, đừng chỉ nhìn không, hãy dùng tay đỡ, thể hiện phép lịch sự.

Khi nhân viên phục vụ mang đồ ăn ra bàn hoặc khi trả tiền tại quầy thu ngân, hãy nói lời cảm ơn.

Những thứ đã cho vào miệng, đừng nhổ ra bàn, nếu cần nhằn xương, dùng khăn giấy, nhằn vào tay, gói lại rồi đặt xuống dưới khay.

Đừng nói chuyện với thái độ dạy bảo người khác, cẩn thận khi dùng những câu như “Hiểu chưa?” “Biết chưa?”, và những câu cầu khiến.

Khi nghe người khác nói cần phải tập trung, đừng vội giải thích quan điểm của mình, trước tiên phải làm rõ ý kiến và quan điểm của người khác. Đây là một kỹ năng giao tiếp quan trọng mà bạn cần rèn luyện.

Có thể không thích một ai đó, nhưng không có nghĩa là có thể không tôn trọng họ.

Khi đi ăn bên ngoài, nếu bạn nói “tôi mời” thì có nghĩa là bạn sẽ là người thanh toán. Trường hợp bạn nói “đi ăn đi” có nghĩa là chúng ta ai sẽ tự trả phần của người đó, nếu đó là phụ nữ thì bạn có thể đề nghị thanh toán cả phần của cô ấy.

Những điều nên được giữ bí mật, hạn chế tối đa đề cập đến trong các cuộc trò chuyện: tuổi tác, tiền bạc, tôn giáo, tình cảm, quà tặng, các cuộc cãi vã trong gia đình, các vấn đề sức khỏe, sự vinh danh hay tình trạng bị thất sủng…

Đừng ở trước mặt người khác chơi điện thoại, khi chuông điện thoại kêu cũng nên nói, “xin lỗi.”

Khi nhờ ai đó giúp đỡ, đừng hỏi người ta có thời gian không mà không nói rõ chuyện gì.

Đừng lấy điểm yếu của người khác làm trò cười, hoặc gần chạm đến cũng không thích hợp, ví như xung quanh có người béo, mà bạn lại nói cách giảm cân của mình, như vậy không được lịch sự cho lắm. (Đối với quan hệ xã giao bình thường).

Khi nhận quà của người khác hãy thể hiện sự trân trọng và biết ơn.

Khi đưa dao, kéo, hay những đồ vật có đầu sắc nhọn, hãy để mũi dao, mũi kéo hướng về phía mình, đưa đồ cho người khác hãy dùng hai tay.

Giữ quan hệ tương đối với bạn bè, đừng đợi đến khi cần người ta giúp mới nhớ đến.

Đừng bao giờ chỉ tay vào mặt người khác khi nói chuyện hay tranh luận. Đây là một phép lịch sự trong giao tiếp nên nhớ kỹ.

Lịch sự với bảo vệ, lễ tân và nhân viên phục vụ. Tuyệt đối không tỏ thái độ coi thường, hách dịch với họ. Khi nhận được sự hỗ trợ, nên gật đầu, mỉm cười với họ.

Cho dù có ác ý hay không cũng đừng bao giờ nhại lại những người nói giọng địa phương.

Quy tac giao tiep ung xu

Hình ảnh và tác phong lịch sự

Nên chú ý đến đôi giày của mình, giữ chúng trong tình trạng luôn sạch sẽ sáng bóng.

Sử dụng nước hoa vừa phải, tránh để người đối diện bị “choáng” vì hương thơm quá nồng từ bạn.

Đừng chạy theo thời trang một cách mù quáng, hãy tìm cho mình một phong cách riêng phù hợp với cá tính của bản thân.

Khi ở nhà tiếp khách cũng nên ăn mặc gọn gàng, nó sẽ giúp bạn tự tin giao tiếp hơn đấy.

Khi ho, hay chảy nước mũi, quay mặt ra chỗ khác.

Tôn trọng sự riêng tư cá nhân

Đừng tùy ý nhìn vào màn hình máy tính của người khác, mà hỏi, “đang làm gì thế”?

Khi vào không gian riêng của người khác phải có sự đồng ý của họ.

Khi người khác đưa cho bạn xem một thứ gì đó, dù là điện thoại, sách báo, hay văn kiện, người ta không để bạn tiếp tục lật xem thì đừng lật.

Đừng kiểm tra túi xách, balo… của ai đó để tìm bất cứ thứ gì nếu họ chưa cho phép.

Tôn trọng phụ nữ

Một người đàn ông lịch thiệp sẽ không bao giờ chạm vào phụ nữ khi mà cô ấy chưa cho phép. Điều này có nghĩa là những việc như: cầm tay, chạm vào cô ấy trong cuộc trò chuyện, đẩy hoặc cầm vào phần trên khuỷu tay là không được chấp nhận, trừ khi người đàn ông đó đang giúp phụ nữ lên xuống xe, hoặc đi qua đường

Đàn ông lịch thiệp sẽ là người luôn luôn đi bên trái phụ nữ. Quân nhân là trường hợp ngoại lệ duy nhất – họ sẽ đi bên phải, vì họ phải luôn ở tư thế sẵn sàng để chào đồng đội.

Nếu bạn làm ra việc gì có lỗi với phụ nữ, sau khi được tha thứ thì bạn cố gắng không nên phạm lại lỗi ấy lần nữa trong tương lai.

Không cãi nhau với phụ nữ ở chốn công cộng.

Người văn minh lịch sự không bao giờ chia tay qua tin nhắn.

Trân trọng sự giúp đỡ, hỗ trợ từ người khác

Khi mượn xe của ai đó, bạn hãy nhớ đổ đầy xăng để thay cho một lời cám ơn.

Hãy nhớ chừa thức ăn cho người đã mua chúng về mặc dù có thể họ khăng khăng rằng mình không ăn.

Đảm bảo không quên trả lại những cuốn sách đã mượn về đọc.

Khi vay tiền, bạn nên thu xếp trả càng sớm càng tốt, đừng đợi đến lúc họ phải nhắc để đòi lại.

Nếu bạn ngủ lại nhà người khác, nhớ gấp chăn màn gọn gàng như lúc ban đầu trước khi bạn rời đi.

Khi được người khác nấu ăn cho, thì phần rửa bát và dọn dẹp chắc chắn là việc bạn nên làm.

Đừng quên cảm ơn những người thân yêu và bạn bè của mình khi họ giúp bạn. Họ giúp bạn không vì họ phải làm thế, nên bạn cần phải cho họ thấy lòng biết ơn của bạn đối với họ.

(Sưu tầm)

103

Shares

Rate this post

Viết một bình luận