Có thể nói tinh thần yêu nước đã ngấm sâu vào tư tưởng và tinh thần qua từng thời đại của toàn dân tộc Việt Nam. Điều này đã đem lại sức mạnh vô cùng to lớn giúp đất nước vượt qua mọi thử thách dù khắc nghiệt đến đâu. Cùng thanhbinhpsy.com tìm hiểu tinh thần yêu nước là gì nhé!
Tinh thần yêu nước là gì?
Trải qua bao nhiêu năm đấu tranh hào hùng không chỉ vẻ vang mà còn chứa đầy những nỗi đau thương, lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam đã được hun đúc nên mà thành. Cả nghìn năm lịch sử của đất nước Việt Nam chỉ luôn xoay quanh công cuộc dựng nước và giữ nước, đấu tranh kiên cường giành lại độc lập cho dân tộc.
Chính vì lý do đó mà mỗi người dân Việt Nam đều đã ngấm sâu vào tư tưởng và tinh thần qua từng thời đại. Tất cả đều có một điểm chung không hề thay đổi đó là sức mạnh của khối đại đoàn kết, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn thử thách. Dù cho quân địch có hùng mạnh đến đâu, hay hoàn cảnh đất nước có khắc nghiệt như thế nào thì sức mạnh to lớn ấy cũng đủ để làm nên những chiến thắng vẻ vang nhất.
Khi đó, chủ tịch nước Hồ Chí Minh đã tổng kết một câu nói thể hiện tinh thần của toàn dân ta như sau: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta…”. Đây cũng chính là giá trị truyền thống quý báu được truyền từ đời này sang đời khác và không hề phai mờ trước trở ngại.
Tuy nhiên trong mỗi thời kỳ, lòng yêu nước sẽ mang những đặc trưng khác nhau. Ở thời cha ông ta phải liên tục chống giặc giữ nước nên tinh thần yêu nước được thể hiện rất rõ ràng ở việc sẵn sàng hy sinh bản thân mình để giành lại chủ quyền cho đất nước.
Còn khi vào thời bình, đất nước bắt buộc phải phát triển trong thời kỳ mới cả về mọi mặt bao gồm hội nhập kinh tế, văn hóa, chính trị. Lúc này lòng yêu nước sẽ được thể hiện qua nhiều lĩnh vực, khía cạnh đa dạng khác nhau. Thế nên mỗi người đều sẽ có cách riêng để thể hiện tinh thần yêu nước sao cho phù hợp với lý tưởng sống riêng.
Làm thế nào để phát huy tinh thần yêu nước trong xã hội hiện nay?
Trong thời kỳ hội nhập và phát triển không ngừng hiện nay, để phát huy tinh thần yêu nước và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh cần thực hiện một số phương hướng sau đây:
Xây dựng tinh thần yêu nước thông qua các chủ trương, đường lối của Đảng
Chủ trương thực hiện các đường lối sáng suốt của Đảng với mục tiêu củng cố và phát triển tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam trong trong giai đoạn đổi mới đất nước. Đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của tinh thần yêu nước đến toàn dân thông qua các chính sách, phong trào tuyên truyền, giáo dục, thi đua yêu nước do Đảng phổ biến và yêu cầu tại các kỳ Đại Hội Đảng.
Luôn luôn đề cao tinh thần yêu nước chân chính, tự hào dân tộc với bạn bè quốc tế. Mỗi người dân đều mang một sứ mệnh thiêng liêng , đó là trách nhiệm với gia đình, với xã hội, cộng đồng và đất nước.
Cùng với đó là nhiệm vụ tích cực giúp đỡ người dân Việt phát triển một cách toàn diện nhất, đặc biệt là chú trọng bồi dưỡng tinh thần yêu nước, đạo đức, nhân cách và lối sống. Bởi lẽ chính nhờ có tinh thần yêu nước vững bền mới tạo nên sức mạnh to lớn cho một quốc gia, từ đó có đủ khả năng nâng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với phương châm của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Lý do là vì tinh thần yêu nước mới thật sự có tiền đề để phát triển một cách vượt trội chỉ khi ở trong mô hình nhà nước này.
Cụ thể, nhà nước phải thật sự đảm bảo cho những lợi ích hợp pháp của nhân dân, tạo mọi điều kiện để nhân dân thể hiện lòng yêu nước. Bên cạnh đó cũng cần quản lý nghiêm khắc và có những công cụ pháp lý nghiêm trị những hành vi, ý đồ làm tổn hại đến nhân dân và đất nước.
Tuyên truyền và lan tỏa giá trị của tinh thần yêu nước rộng rãi
Nhà nước cũng nên ra sức thúc đẩy sao cho giá trị và sức mạnh mà tinh thần yêu nước mang lại có thể lan tỏa đến toàn thể xã hội. Khi đó công tác tư tưởng cần phải xây dựng hoàn hảo, thấu đáo được các nội dung. Chẳng hạn như: yêu nước, đầu tiên là phải yêu đồng bào, ưu tiên làm những gì có lợi cho nhân dân, nâng cao tinh thần yêu nước đến từng người dân.
Đối với doanh nghiệp mà nói, những công tác đó không đơn thuần chỉ là những hành động như nộp thuế, làm từ thiện… Mà điều quan trọng là phải đặt lợi ích của người tiêu dùng lên hàng đầu, cũng như tạo dựng độ uy tín cho thương hiệu quốc gia, chia sẻ những khó khăn với đất nước.
Còn đối với nhân dân, điều đầu tiên phải quan tâm đến là tình làng nghĩa xóm, trọng tình trọng nghĩa, ưu tiên mua hàng trong nước… Cũng như trách nhiệm tận tụy với công việc, hết lòng phục vụ nhân dân và phụng sự Tổ quốc chính là công tác tư tưởng chính đối với cán bộ, công nhân viên chức…
Để hoàn thành được những mục tiêu trên, rất cần thiết để toàn bộ hệ thống chính trị phải ra sức tham gia để thực hiện công tác tư tưởng trong giai đoạn hội nhập quốc tế này.
Thế nhưng, không phải công tác tư tưởng là chỉ mỗi việc kêu gọi lòng yêu nước không thôi. Mà điều chính yếu nhất nằm ở những chỉ dẫn các hành vi thể hiện lòng yêu nước sao cho đúng đắn, điều này phải thông qua sự bồi dưỡng, phát triển các nhân tố mới, điển hình.
Xem thêm:
Chú trọng sự nghiệp giáo dục
Đổi mới giáo dục luôn được xem là tiêu chí vô cùng quan trọng cần phải quán triệt thực hiện. Ngoài việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, còn phải chủ động tìm kiếm và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Khi đó chỉ nhờ có sự giáo dục tinh thần yêu nước đúng đắn thì mới có cơ hội đào tạo được nhân tài hết mình phục vụ cho sự nghiệp cách mạng và lợi ích đất nước.
Khi đó, ngay từ nhỏ, chúng ta cần phải giúp trẻ em được thấm nhuần 5 điều Bác Hồ dạy, mà trong đó điều đầu tiên chính là “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”. Như vậy mới giáo dục được ý chí học tập, lao động tốt của trẻ em để hết lòng phục vụ cho đồng bào, Tổ quốc trong tương lai.
Xem thêm:
Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin thực sự hữu ích nhằm giải đáp cho thắc mắc tinh thần yêu nước là gì, kèm theo các cách để phát huy tinh thần yêu nước nhé!