Trà đắng chữa được nhiều bệnh?

TT – Hiện nay trên thị trường TP.HCM xuất hiện loại trà đắng Cao Bằng được bán với giá khá cao. Nhiều người cho rằng loại trà đắng này chữa được đủ thứ bệnh. Sự thật thế nào?

TT – Hiện nay trên thị trường TP.HCM xuất hiện loại trà đắng Cao Bằng được bán với giá khá cao. Nhiều người cho rằng loại trà đắng này chữa được đủ thứ bệnh. Sự thật thế nào?

Trao đổi với chúng tôi xung quanh công dụng của trà (chè) đắng, bác sĩ Lê Hùng (ảnh) – viện phó Viện Y dược học dân tộc TP.HCM – cho biết: trà đắng (còn gọi là khổ đinh trà) thuộc chi Ilex. Người Trung Quốc thường xe lá trà thành hình cái đinh hay cuộn tròn như hòn bi. Còn trà đắng Cao Bằng chỉ có dạng hình đinh.

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, trà đắng có tác dụng tản phong nhiệt, làm sáng đầu óc và mắt, giải độc, dùng để chữa cảm mạo, viêm mũi, ngứa mắt, đỏ mắt và nhức đầu, làm nhẹ cơn ho, chữa viêm cuống phổi, làm dịu chứng run cơ và giảm khát. Đặc biệt khi bị sốt hay tiêu chảy nặng, trà đắng giúp tăng cường tiêu hóa, cải thiện tinh thần và giúp trí nhớ.

Ngoài ra, những nghiên cứu mới còn cho thấy trà đắng giúp lưu thông tuần hoàn, giảm áp huyết, giảm mỡ trong máu (kể cả cholesterol), ngăn chặn suy thoái chức năng tim và não, giữ trọng lượng hợp lý cho cơ thể. Người mới uống trà đắng trong tuần đầu thường đi tiêu nhiều lần trong ngày, nhưng phân chặt chứ không lỏng như bị tiêu chảy.

Về nghiên cứu công dụng trị bệnh của trà đắng tại VN, theo BS Lê Hùng, cho đến thời điểm hiện tại VN chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào về công dụng điều trị bệnh của trà đắng được công bố. Song, tính chất chung của trà là hàn (lạnh) nên không phải ai dùng cũng phù hợp.

Vẫn theo BS Hùng, khi dùng trà đắng thường xuyên thì chỉ nên sử dụng 2-3 cọng cho một ấm trà dùng trong một ngày. Vừa dùng vừa đánh giá sự biến chuyển của cơ thể mình theo hướng tốt hay xấu. Nếu dùng lâu dài nên được thầy thuốc theo dõi.

Ngoài ra, để hướng dẫn người dân sử dụng trà đắng một cách đúng đắn, hiệu quả và hợp lý, những cơ quan chuyên môn cũng cần có những công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc về tác dụng điều trị bệnh của loại trà này.

BS Lê Hùng còn cho biết thêm: trà dùng để uống có rất nhiều loại, gồm trà thông thường (Camellia sinensis), trà bông, trà dây, trà rừng và trà vằng. Mỗi loại trà có tác dụng khác nhau, nhưng nói chung có thể điều trị một số bệnh về rối loạn chức năng thông thường. Trà tươi còn có vitamin C cao, giúp tăng sức đề kháng, chống bệnh tật. Vì vậy, trà được dùng trong các trường hợp tâm thần mệt mỏi, ngủ nhiều, đau đầu, mắt mờ, sốt, ngộ độc rượu… Cũng có thể dùng trà đặc rửa vết thương hoặc lở loét.

Tuy nhiên trà vẫn có những tác dụng phụ, nếu uống quá nhiều có thể làm giảm thiểu lượng vitamin B1 trong cơ thể, gây thiếu vitamin B1 trầm trọng ở một số người. Nếu sử dụng lâu dài với liều cao, trà có thể gây nhiễm độc mãn tính, biểu hiện là mất ngủ, gầy yếu, mất cảm giác ngon miệng, gây kích thích thần kinh (căng thẳng, bứt rứt). Trà còn gây khó ngủ, do đó không nên uống vào buổi tối và không nên uống trà quá đậm đặc.

______________________________________________

pInlD5pJ.jpgPhóng toCác loại trà đắng Cao Bằng được bày bán ở TP.HCM Trà đắng Cao Bằng: đủ loại, đủ giá!

Trà đắng Cao Bằng: đủ loại, đủ giá!

Mới xuất hiện tại TP.HCM hai năm trở lại đây, trà đắng Cao Bằng đã được nhiều người xem là “món quà cho sức khỏe”. Với các dạng trà búp, trà túi lọc, trà túi, trà tan…, trà đắng Cao Bằng mang nhiều nhãn hiệu khác nhau được bày bán khắp nơi. Giá các loại trà đắng có thể chênh nhau từ 200.000-300.000 đồng/kg.

Chị Tr., một chủ tiệm bán trà Bắc trên đường Phạm Văn Hai, Q.Tân Bình, cho biết ngoài một số loại được đóng gói mang nhãn hiệu Thái Bảo, Trà Đại Gia…, tiệm chị có bán hai loại trà đắng búp: loại 1 giá 200.000 đồng/kg, loại 2 giá 150.000 đồng/kg. Hai loại trà này bạn hàng đưa từ ngoài Bắc vào, được đựng trong những bao giấy không nhãn hiệu.

Anh H. – chủ một tiệm trà kế bên tiệm chị Tr. – giới thiệu với chúng tôi trà đắng búp tại tiệm anh có bốn loại: “Loại đặc biệt là noãn non của lá được xoắn cuộn tròn giá 450.000 đồng/kg. Mỗi loại hạng nhất, nhì, ba giá cách nhau 100.000 đồng/kg. Loại rẻ nhất 150.000 đồng/kg, loại này có búp trà to hơn vì được chế từ lá chè già”. Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi loại nào dùng tốt nhất thì anh ngập ngừng: “Loại giá 250.000 đồng được khách hàng mua nhiều nhất. Còn công dụng thì giống nhau cả” (?).

Vòng quanh một số chợ Bình Tây, An Đông, khu bán trà Bắc trên đường Điện Biên Phủ… chúng tôi nhận thấy có điểm chung là các tiệm đều cho rằng hàng của mình là chính gốc. Tuy nhiên, giá cả thì chẳng chỗ nào giống chỗ nào.

Rate this post

Viết một bình luận