“Nắng đã có nón, mưa đã có ô” còn “nóng trong người” thì sao? Nóng trong người là trạng thái thường gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính, trẻ nhỏ đến người già và gây ra nhiều bệnh như đổ mồ hôi nhây nhớp, nổi mụn xấu xí, da nóng ran, khó ngủ, nhiệt miệng thì khó chịu khỏi phải nói rồi. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc khi bị nóng trong người nên uống gì để giải nhiệt.
Nóng trong người nên uống gì? Top 6 thực đơn trị nóng cực hiệu quả
Nóng trong người uống gì để giải nhiệt? Dưới đây chúng mình sẽ mách đến chị em cách trị nóng trong người nổi mụn với 5 thức uống giải nhiệt rất dễ thực hiện tại nhà.
Nóng trong người nên uống gì cho mát: Yogurt Trái Cây và Hạt Chia tuyệt vời!
Hạt chia là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, vitamin và protein… nên bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Cách làm món sữa chua hạt chia và trái cây cũng không quá phức tạp lắm đâu. Bạn chỉ cần chuẩn bị:
Nguyên liệu:
- 2 muỗng café hạt chia khô
- 2 hộp sữa chua vị tự nhiên.
- Các loại trái cây có thể ăn kèm với sữa chua như dâu, xoài, dưa gang, bơ, đu đủ, táo, sapoche, thơm, dưa hấu… tủy theo khẩu vị và sở thích của bạn.
- Đá viên, nước đường.
Món sữa chua trái cây hạt chia vừa ngon vừa mát không thể cưỡng lại
Cách thực hiện:
- Cho hỗn hợp hạt chia khô, nước đường, sữa chua ra một bát lớn và khuấy thật đều. Sau đó để hỗn hợp nở mềm từ từ.
- Gọt vỏ, cắt các loại trái cây thành từng miếng hạt lựu vừa ăn..
- Cho một ít đá viên (hoặc đá bào) xuống phía dưới. Thả trái cây cắt miếng vào ly. Đổ hỗn hợp sữa chua hạt chia lên trên cùng và thưởng thức.
Một ly sữa chua trái cây mát lạnh, không những là thức uống ngon miệng mà còn vô cùng bổ dưỡng. Bạn có thể thêm vào món sữa chua trái cây của bạn các loại thạch, rau câu dẻo…để món uống ngon và lạ miệng hơn.
Lưu ý: Không nên cho quá nhiều hạt chia sẽ gây phản tác dụng nhé. Bạn có thể tham khảo uống hạt chia mỗi ngày có tốt không, cũng như các tác dụng của hạt chia ở bài viết: Uống hạt chia mỗi ngày có tốt không? Tác dụng của hạt chia là gì?
Nóng trong người nên uống gì cho mát: Order ngay một ly rau má
Rau má chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể như beta – caroten, kẽm, sắt, vitamin B, C, K… sẽ giúp bạn phòng ngừa nóng trong người, giải độc cơ thể và tăng cường đề kháng hiệu quả. Đây là cách làm mát cơ thể từ bên trong đơn giản và quen thuộc nhất. Để làm một ly rau má cực mát giải nhiệt mùa hè bạn cần:
Nguyên liệu:
- 150g rau má, chọn những lá rau má tươi ngon
- 300ml nước lọc
- 1 muỗng đường
- 1 ít đá viên lạnh
Cách thực hiện:
- Bước 1: Nhặt sạch rau má, sau đó rửa sạch và để ráo nước;
- Bước 2: Cho rau má vào máy xay sinh tố thành nước ép;
- Bước 3: Lấy hỗn hợp rau má vừa xay xong lọc bã rau má để lấy nước cốt;
- Bước 4: Bạn có thể thêm một chút đường để loại bỏ vị tanh của rau má.
Chúng ta có thể chia ra thành nhiều phần nước và cất vào tủ lạnh và dùng dần trong ngày hè nóng bỏng. Tuy nhiên, rau má có tính hàn, vì vậy bạn dùng nhiều cũng không tốt nên gây ra hiện tượng tiêu chảy, đi ngoài.
Bị nóng trong người nên uống gì ngoài rau má?
Nóng trong người nổi mụn nên uống gì: Đã có trà khổ qua thanh mát bổ dưỡng
Đây là thức uống chứa nhiều vitamin C và nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng ổn định huyết áp, hỗ trợ điều trị tiểu đường giảm axit uric máu.
Nhờ vào hàm lượng vitamin C, hàm lượng nước cao cao giúp hạ men gan, giải độc gan và loại bỏ nóng cho người nổi mụn, mẩn đỏ hiệu quả.
Trà khổ qua chứa nhiều vitamin C cùng nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng ổn định huyết áp, điều trị tiểu đường, giảm axit uric máu.
Nguyên liệu cần có:
- Khổ qua tươi
- Nước.
Cách thức thực hiện:
- Bước 1: Khổ qua rửa sạch, sau đó cắt lát mỏng và đem phơi khô đến khi chuyển màu sậm. Bạn có thể đem khổ qua đã phơi vào bình thủy tinh để bảo quản.
- Bước 2: Bạn lấy khổ qua đã phơi xuống bình pha trà để uống như bình thường, có thể nêm thêm đường để giảm vị đắng. Đối với trà khổ qua, bạn nên dùng khi nóng để phát huy công dụng.
Những điều cần biết khi uống nước trà khổ qua:
- Mỗi ngày chỉ nên uống 2-3 ly trà khổ qua;
- Khổ qua tuy có tính mát nhưng người bị huyết áp thấp, trẻ em dưới 2 tuổi không nên sử dụng bởi dễ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ;
- Phụ nữ mang thai không nên sử dụng quá nhiều trà khổ qua bởi sẽ gây đau bụng, rối loạn tử cung, dẫn đến sinh non và sảy thai.
Nóng trong người nổi mụn nên uống gì ngoài trà khổ qua?
Nóng trong người nên uống gì để giải nhiệt? – Hãy uống trà bí đao
Ở những người máu nóng không biết uống gì cho mát thì trà bí đao là thức uống số 1 hỗ trợ trị nóng trong người rất tốt. Đây là loại thảo mộc có tác dụng thải độc, lợi tiểu, tốt cho gan thận. Đồng thời trà bí đạo có thể giải nhiệt, bởi nó có tính lạnh, nhờ đó sử dụng trà để giải nhiệt, hỗ trợ làm mát cơ thể từ bên trong rất tốt.
Nguyên liệu cần có:
- 2kg bí đao.
- 4 quả la hán.
- 50g hạt chia.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Bí đao gọt vỏ và rửa sạch và bỏ hạt, sau đó cắt thành miếng nhỏ cỡ ngón tay cái.
- Bước 2: Hãy cho bí đao vừa cắt miếng vào đun cùng với 2 lít nước, sau khi sôi hãy cho la hán quả vào.
- Bước 3: Vặn lửa nhỏ, để hỗn hợp trên bếp trong vòng 1,5 tới 2 tiếng tới khi trà bí đao chuyển sang màu nâu đen.
- Bước 4: Trong lúc nấu nước bí đao, bạn hãy đem hạt chia ngâm nước lọc từ khoảng 1 tiếng để hạt nở ra.
- Bước 5: Lọc lấy nước cốt bí đao đã thu được và pha cùng nước lọc theo tỷ lệ 1:3. Cho thêm 1-2 muỗng canh hạt chia vừa ngâm vào uống cùng trà bí đao.
Chỉ với 5 bước đơn giản là bạn đã có món trà bí đao thơm ngon, giải khát ngày hè rồi. Bạn không còn phải lo nóng trong người nên uống nước gì nữa. Hãy kiên trì duy trì dùng trà bí đao trong 1 tuần bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Nóng trong người nên uống gì để giải nhiệt ngoài trà bí đao?
Nóng trong người nên uống gì cho mát? Bạn đã thử gạo lứt rang chưa?
Gạo lứt rang chính là một nguyên liệu tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng với rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Các thành phần dinh dưỡng của gạo lứt bao gồm tinh bột, chất đạm, chất xơ, cùng nhiều vitamin nhóm B, axit, khoáng chất canxi, sắt, magie, kali…
Do đó, gạo lứt rất tốt cho người bị tiểu đường, mỡ máu, huyết áp cao, tim mạch và người già có sức đề kháng yếu. Bên cạnh đó, gạo lứt rang chứa nhiều vitamin và khoáng chất, nhờ đó giúp thải độc chất dư thừa, độc tố, giải độc gan, thận, làm mát cơ thể từ bên trong.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 100g gạo lứt.
- 2 lít nước.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Bạn cần đem gạo lứt đi rang cho đến khi tỏa ra hương thơm, sau đó màu chuyển sang đậm hơn.
- Bước 2: Hãy đem gạo lứt vừa rang nấu cùng 2 lít nước tới khi mềm nhừ. Bạn có thể thêm chút muối để vị thêm đậm đà
- Bước 3: Đợi nước bớt nóng, bạn chỉ cần lọc lấy phần nước để uống.
Ngoài ra, bạn có thể cho gạo lứt vào ấm trà và pha uống như bình thường, đợi nước ngấm gạo lứt từ 3 đến 5 phút, nước chuyển sang màu nâu nhạt là có thể thưởng thức rồi.
Một lưu ý nhỏ là với bệnh nhân tiểu đường thì bạn nên hỏi bác sĩ về hàm lượng gạo lứt mà bạn có thể tiêu thụ nhé!
Bị nóng trong người nên uống gì cho mát ngoài nước gạo lức rang?
Nóng trong người nên uống vitamin gì?
Nóng trong người nên uống vitamin gì là băn khoăn của rất nhiều người, dưới đây là các loại vitamin mà bạn nên sử dụng khi bị nóng trong người. Hãy “chăm chỉ” làm các loại nước ép từ thực phẩm chứa vitamin để uống, đây là cách để bổ sung dưỡng chất và giúp hạ nhiệt từ bên trong một cách hiệu quả, an toàn:
Hãy nạp vào cơ thể hàm lượng vitamin A, vitamin D và các loại axit béo nhất định: Một số loại thực phẩm gợi ý là rau xanh, đu đủ, cà rốt, khoang lang, ớt hay các loại cá như cá mòi, cá ngừ. Chất dinh dưỡng trong các loại thực phẩm này sẽ giúp bạn đẩy lùi mụn và nhọt ở trên da.
Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên nóng trong người ăn gì cho mát với các loại vitamin B như B6, B9, B12 trong gạo lứt, hạt kê, trứng gà, cá hồi, chuối, đậu đỏ, bông cải xanh… Nguồn thực phẩm này sẽ giúp bạn giảm bớt chứng ngứa, tê cứng ở bàn tay.
Bị nóng trong người nên uống gì? Vitamin C cũng nằm trong danh sách bạn cần bỏ túi nhé: Vitamin C, chất sắt từ nước ép cam, bưởi, chanh vô cùng hiệu quả cho việc ngăn ngừa viêm loét, nhiệt miệng đấy.
Ngoài ra, các nguồn vitamin này rất tốt đặc biệt trong giai đoạn dậy thì, một trong những cách tăng kích thức vòng 1 hiệu quả nhất cho chị em đấy!
Nóng trong người nên uống gì để bổ sung vitamin?
“Bắt mạch trị bệnh” – Nóng trong người xuất phát từ đâu?
Ở một đất nước khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa như Việt Nam “sáng nắng, chiều mưa, trưa gió mùa Đông Bắc” là nguyên nhân “rất thuyết phục” khiến bạn bị nóng trong người. Đùa chút thôi, sự thay đổi đột ngột thời tiết của những ngày vào hè khiến cơ thể bạn chưa kịp thích nghi dẫn đến nóng cả trong lẫn ngoài. Các biện pháp giải nhiệt từ bên ngoài như tắm, đi bơi gần như không cải thiện được nóng người bên trong.
Nóng trong người nên uống gì để giải nhiệt?
Bên cạnh đó, nguyên nhân thường gặp nhất là chế độ ăn uống không hợp lý, bạn ăn quá nhiều thịt cùng nhiều thực phẩm có chất đạm khác như cá, tôm hay ăn nhiều thức ăn cay, nóng như ớt, tiêu, hoặc các chất quá nhiều năng lượng, chính năng lượng thừa bị đốt cháy làm gia tăng chuyển hóa cơ bản dẫn đến sinh nhiệt trong cơ thể. Trong khi đó, bạn lại uống quá ít nước không đủ làm mát cơ thể và gây nóng bức trong người.
Bên trong: Nóng trong người là do chức năng gan suy yếu, bởi đây là bộ phận chuyển hóa và loại bỏ những chất độc hại ra khỏi cơ thể. Nếu gan của bạn hoạt động không tốt, chất thải vẫn còn tồn đọng và tích tụ gây nóng trong người.
Cuối cùng, do bạn sử dụng nhiều loại hóa chất trong quá trình điều trị bệnh; uống nhiều rượu bia, hút nhiều thuốc lá; Hoặc người làm việc trong môi trường ô nhiễm, thời tiết nóng bức nên các tế bào hô hấp mạnh nên sinh nhiệt ở trong cơ thể.
Tổng hợp các tác hại của nóng trong người
- Nhiệt tích ở phế: Gây hiện tượng chảy máu cam;
- Nhiệt tích ở gan: Gây hiện tượng nổi mẩn ngứa, mề đay, dị ứng hoặc men gan nặng, nếu nặng có thể dẫn đến bệnh huyết áp co;
- Nhiệt tích ở tỳ, vị: Gây nhiệt miệng, phồng rộp miệng lưỡi, hôi miệng;
- Nhiệt tích ở tim: Gây hiện tượng tim hồi hộp, đánh trống ngực, mất ngủ, ngủ không ngon giấc;
- Nhiệt tích ở đại tràng: gây táo bón, nặng hơn là gây chảy máu đại tràng (đây là hiện tượng tiên báo của bệnh Trĩ);
- Nhiệt tích ở thận: Gây bứt rứt, nóng trong người, nước tiểu vàng đỏ, hay vã mồ hôi;
Cách phòng bệnh nóng trong người
Để phòng và chữa bệnh nóng trong người, chúng ta thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể thực hiện kết hợp những phương pháp sau:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, không thức khuya, học tập và làm việc quá sức;
- Nên uống trung bình 2 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể;
- Tăng cường bổ sung các loại rau củ tươi mát như mồng tơi, rau má, khổ qua, bí đao, diếp cá, rau ngót…
- Ăn nhiều trái cây và nước ép từ trái cây, rau củ như cà chua, nha đam, cam, bưởi, nước dừa, sắn dây, râu bắp… để làm mát cơ thể và chống khát, giải độc tố;
- Đừng làm lơ các loại hạt như đậu đen, hạt sen, đậu xanh, đậu đỏ… để kích thích tiêu hóa, giải nhiệt, chống táo bón;
- Hạn chế thực phẩm cay nóng như tiêu, ớt, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá; giảm lượng thức ăn dầu mỡ, chiên, rán, nướng… để giảm lượng độc tố tích tụ trong gan.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, luyện yoga để nâng cao sức khỏe;
Nóng trong người nên uống gì và nên làm gì
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi nóng trong người nên uống gì, hy vọng bài viết này sẽ là điều bổ ích để bạn cải thiện sức khỏe của mình. Chúc bạn đọc có thật nhiều niềm vui trong cuộc sống.
4.9/5 – (9 bình chọn)