Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều loại trái cây nhập khẩu như việt quất (blueberries), phúc bồn tử (raspberries), anh đào (cherries) và kiwi. So với các loại trái cây trong nước giá cả của các loại quả này rất cao nhưng nhiều người vẫn chấp nhận do những lợi ích cho sức khỏe con người mà chúng mang lại, đặc biệt là quả kiwi.
1. Bạn biết gì về quả Kiwi?
Kiwi là loại trái cây có nhiều hương vị tuy kích thước khá nhỏ và rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thịt xanh của chúng thơm và ngọt.
Chúng cũng chứa đầy các chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin K, vitamin E, folate và kali.
Ngoài ra, chúng cũng có rất nhiều chất chống oxy hóa và là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ.
Lưu ý, hạt nhỏ màu đen của chúng có thể ăn được, cũng như lớp vỏ màu nâu mờ, mặc dù nhiều người thích gọt vỏ kiwi trước khi ăn.
2. Thành phần dinh dưỡng trong quả Kiwi
Bảng dưới đây cho thấy lượng chất dinh dưỡng cụ thể trong một quả kiwi nặng 69g
Chất dinh đường
Lượng trong 1 kiwi (69 g)
Yêu cầu hàng ngày của người lớn
Năng lượng (calo)
42.1
1.600–3.000
Carbohydrate (g)
10,1, bao gồm 6,2 g đường
130
Chất xơ (g)
2.1
22,4–33,6
Canxi (mg)
23,5
1.000–1.300
Magiê (mg)
11,7
310–420
Phốt pho (mg)
23,5
700–1,250
Kali (mg)
215
4.700
Đồng (mcg)
90
890–900
Vitamin C (mg)
64
65–90
Folate (mcg)
17,2
400
Beta caroten (mcg)
35,9
Không có dữ liệu
Lutein & zeaxanthin (mcg)
84,2
Không có dữ liệu
Vitamin E (mg)
1,0
15
Vitamin K (mcg)
27,8
75–120
Ngoài ra, trái Kiwi cũng chứa một lượng nhỏ sắt, vitamin A và các vitamin khác ngoài folate.
3. Tác dụng của trái Kiwi
3.1. Có thể giúp điều trị bệnh hen suyễn
- Người ta cho rằng lượng vitamin C cao và chất chống oxy hóa chứa trong kiwi thực sự có thể giúp điều trị những người bị bệnh hen suyễn
- Trái cây tươi như kiwi có thể làm giảm tình trạng thở khò khè ở trẻ dễ mắc bệnh.
3.2. Hỗ trợ tiêu hóa
- Kiwi có nhiều chất xơ, rất tốt cho tiêu hóa.
- Không những vậy, chúng cũng chứa một loại enzyme phân giải protein gọi là actinidin có thể giúp phân hủy protein.
- Ngoài ra, một nghiên cứu khác cho rằng chiết xuất kiwi có chứa actinidin đã tăng cường đáng kể sự tiêu hóa của hầu hết các protein.
3.3. Tăng cường hệ thống miễn dịch
- Kiwi giàu chất dinh dưỡng và chứa đầy vitamin C. Trên thực tế, chỉ cần 1 cốc kiwi cung cấp khoảng 273% giá trị khuyến nghị hàng ngày
- Vitamin C là một chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường hệ thống miễn dịch để ngăn ngừa bệnh tật.
- Thậm chí, còn có một nghiên cứu phát hiện ra rằng kiwi có thể hỗ trợ chức năng miễn dịch và giảm khả năng mắc các bệnh cúm hoặc cảm lạnh. Đặc biệt phù hợp với các đối tượng có nguy cơ cao như người lớn >65 tuổi và trẻ nhỏ.
3.4. Giảm nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe khác
- Stress oxy hóa có thể dẫn đến tổn thương DNA. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe.
- Một phần nhờ chất chống oxy hóa từ một nghiên cứu cũ hơn rằng tiêu thụ kiwi hoặc chiết xuất kiwi thường xuyên làm giảm khả năng bị stress oxy hóa.
- Vì tổn thương DNA bị oxy hóa có liên quan chặt chẽ đến ung thư ruột kết. Việc tiêu thụ kiwi thường xuyên cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết.
3.5. Có thể giúp kiểm soát huyết áp
- Trái kiwi không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn có thể giúp kiểm soát huyết áp.
- Một nghiên cứu 2014 cho thấy các chất hoạt tính sinh học trong ba quả kiwi mỗi ngày có thể làm giảm huyết áp.
- Về lâu dài, việc sử dụng như vậy có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh có thể do huyết áp cao: đột quỵ hoặc đau tim.
3.6. Giảm đông máu
- Ngoài việc giúp kiểm soát huyết áp, kiwi thực sự có thể làm giảm đông máu.
- Một nghiên cứu cho thấy ăn 2-3 quả kiwi/ ngày làm giảm đáng kể nguy cơ đông máu
- Không những vậy, một lợi ích khác của kiwi cũng được tìm thấy để giảm lượng chất béo trong máu.
- Các nhà nghiên cứu cho biết, những tác dụng này tương tự như tác dụng của một liều aspirin hàng ngày để cải thiện sức khỏe tim mạch
3.7. Bảo vệ khỏi mất thị lực
- Thoái hóa điểm vàng là nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực và kiwi có thể giúp bảo vệ đôi mắt.
- Một nghiên cứu cho thấy rằng bằng cách ăn 3 phần trái cây/ ngày, bệnh thoái hóa điểm vàng giảm 36%
- Hàm lượng zeaxanthin và lutein cao của Kiwi được cho là góp phần vào tác dụng này.
4. Trái Kiwi ăn như thế nào?
Nếu muốn thêm nhiều kiwi vào chế độ ăn uống của mình để đạt được những lợi ích chúng mang lại, có thể dễ dàng kết hợp nó vào một số công thức nấu ăn. Rất tuyệt để thêm kiwi vào bữa sáng. Có thể dùng mỗi kiwi hoặc cắt lát trên sữa chua Hy Lạp. Dưới đây là một vài ý tưởng công thức làm kiwi tuyệt vời khác:
- Sinh tố kiwi và dâu.
- Salad chuối kiwi.
- Kiwi và súp chanh muối biển.
5. Lưu ý khi dùng Kiwi
Trái Kiwi được coi là an toàn đối với hầu hết mọi người, ngoại trừ những đối tượng bị dị ứng.
Các triệu chứng dị ứng bao gồm:
- Tình trạng ngứa cổ họng.
- Sưng lưỡi
- Khó nuốt
- Nôn mửa
- Nổi mề đay.
Nguy cơ dị ứng với kiwi tăng lên nếu cũng bị dị ứng với quả phỉ, bơ, nhựa mủ, quả sung hoặc hạt anh túc.
Trong một số trường hợp hiếm gặp khác, kiwi có thể làm chậm quá trình đông máu, làm tăng chảy máu. Điều này có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của tình trạng rối loạn chảy máu. Do đó, nếu bị rối loạn chảy máu hoặc sắp phải phẫu thuật, hãy tránh ăn kiwi.
6. Kết luận
- Quả kiwi là một loại trái cây với nguồn cung cấp vitamin C và chất chống oxy hóa dồi dào.
- Chúng có thể dùng như một món ăn nhẹ có lợi cho sức khỏe, có thể dễ dàng đóng gói trong hộp ăn trưa và nó có thể thêm hương vị cho các món ngọt và salad.
- Kiwi cũng nằm trong danh sách 15 thực phẩm sạch năm 2019 của Nhóm Công tác Môi trường ít có khả năng chứa thuốc trừ sâu nhất.
Ngoài nhiều lợi ích cho sức khỏe đã được kể trên thì quả Kiwi còn có nhiều công dụng tuyệt vời khác. Tuy nhiên, nếu xuất hiện bất kỳ điều gì bất thường (dị ứng), cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu và xử trí kịp thời.