Hoa Dành Dành Gardenia Là Hoa Gì ? Đặc Điểm Của Cây Dành Dành Là Gì

Recent Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46,

Hoa Dành DànhGardenia flower

Hoa Dành Dành

Gardenia có tên dân dã là hoa Dành Dành và còn có các tên khác là Chi tử, Thuỷ hoàng chi, Bạch thiên hương, hay là Ngọc Anh, là loại cây phổ biến ở lục địa Đông Nam châu Á. Hoa Dành Dành là loài hoa có hương thơm rất được ưa thích. Bên cạnh đó loài cây này rất nổi tiếng trong việc trồng làm cảnh, hay lấy quả để làm thuốc và lá thường dùng làm thạch (Sương sâm) hay để nhuộm vàng thức ăn (bánh xu xê ) không độc hại và còn có tác dụng chống ô nhiễm không khí: hấp thụ bụi khói và khử khí độc…Gardenia thuộc Chi Dành dành (danh pháp khoa học được đặt là Gardenia Jasminoides Ellis để kỷ niệm Gardenia – nhà y học và tự nhiên học nổi tiếng.). Là một chi của khoảng 250 loài thực vật có hoa trong họ Cà phê (Rubiaceae), có nguồn gốc ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Châu Phi, miền nam Châu Á và Châu Đại Dương, có mùi thơm mạnh, đặc biệt ở một số loài và cũng thường được gọi với cái tên giản dị là hoa Nhài Tây

*

Hình ảnh hoa Gardenia trong trang này là cây dành dành hoa kép (Frost Proof Gardenia. Họ Rubiaceae.)

*

Bạn đang xem:

Dành dành có hai giống, giống hoa đơn màu trắng cho quả, quả chín nhuộm vải vàng, nấu xôi, làm bánh xu xuê. Hạt dành dành là chi tử một vị thuốc bắc. Dành dành đơn thường mọc ở bờ ao, nơi ẩm ướt. Giống kép hoa nhiều cánh, có loài không nhụy, sẽ không ra quả được.Bạn đang xem: Gardenia là hoa gì

Cây dành dành là cây bụi cao từ 1m tới 2m, phân cành nhiều. Lá mọc đối hay mọc vòng 3 cái một, hình thuôn trái xoan hay bầu dục dài, nhẵn bóng. Lá kèm mềm ôm lấy cả cành như bẹ lá. Hoa mọc đơn độc ở đầu cành, cánh hoa trắng như ngọc và rất thơm.

Mùa hạ nở hoa, mùa thu cho quả.

*

Quả – Fructus Gardeniae, thường dùng với tên Chi tử. Rễ và lá đều được dùng.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở những nơi gần rạch nước, phổ biến ở các vùng đồng bằng từ Nam Hà tới Long An. Thường được trồng bằng cành hoặc bằng hạt vào mùa xuân – hè. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, thái lát, phơi khô để dùng. Quả thu hái khi chín, ngắt bỏ cuống, đem phơi hay sấy nhẹ đến khô; nếu bóc vỏ trước khi chín sẽ được Chi tử nhân.

Từ lâu, cây dành dành được biết đến như một loại thuốc quý theo phương pháp Đông y.

Thân cây dành dành được dùng để làm thuốc tẩy, thuốc trừ giun sán, sát trùng. Lá dành dành giúp hàn gắn vết thương nhanh chóng. Rễ dành dành giúp điều trị chứng đau đầu, rối loan tiêu hóa, rối loạn thần kinh và sốt. Ngoài ra, quả dành dành được sử dụng để trị bệnh vàng da và lợi tiểu, tốt cho thận và phổi. Thậm chí, cả cành, lá và thân dành dành đều có thể dùng để làm thuốc chữa các bệnh về thận.

*

Thành phần hoá học: Quả chứa geniposid, gardenosid, shanzhisid, gardosid, geniposidic acid gardenin, crocin-l, n-crocetin, scandosid methyl ester. Còn có nonacosane, b-sitosterol, D-mannitol; tanin, dầu béo, pectin. Lá chứa một hợp chất có tác dụng diệt nấm. Hoa chứa nhiều hợp chất, trong đó có acid gardenic và acid gardenolic B. Có 0,07% tinh dầu.

Tính vị, tác dụng: Chi tử có vị đắng, tính lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, chỉ huyết, mát huyết, tiêu viêm. Gardenin có tác dụng ức chế đối với sắc tố mật trong máu, làm cho giảm bớt xuống, nên được dùng để trị bệnh hoàng đản. Nước sắc Dành dành cũng có tác dụng kháng khuẩn đối với một số vi trùng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả thường dùng nhuộm màu vàng, nhất là để nhuộm thức ăn vì sắc tố của dịch quả không có độc.

Ở Trung Quốc, người ta còn dùng vỏ rễ làm thuốc đòn ngã, làm thuốc cầm máu, chảy máu cam. Ở Ấn Độ, người ta cho là cây Dành dành có tác dùng trị giun, chống co thắt; dùng ngoài để sát trùng, rễ Dành dành được dùng trị chứng khó tiêu và các chứng rối loạn thần kinh.

*

Hoa dành dành tức Gardenias tượng trưng cho sự thanh khiết, vui tươi.

Hoa Dành dành cũng thường xuyên được gửi đến bên người yêu trong những ngày kỷ niệm, ngày Valentine: chỉ để nói với ai đó rằng họ được yêu thương.

*

Hoa có màu trắng tinh khiết và rất thơm, quả hình cái chén, có 2-5 ngăn, khi chín màu vàng đỏ, chứa rất nhiều hạt, vị đắng. Toàn bộ cây đều là những vị thuốc quý, nhưng quả được dùng nhiều nhất .

Hoa nhiều cánh, hương thơm dễ chịu; có trái. Hoa dành dành gốc ở Trung Hoa, Nhật, Việt Nam được tìm thấy khắp nơi trên thế giới nhất là trên các hải đảo Caribbean. Hoa dành dành đẹp và có hương thơm nhất là dành dành đại đóa thuộc gia đình Rutaceae. Hoa to có nhiều lớp và nhiều cánh.

*

Xem thêm:

Hoa nở, mỗi hoa chỉ kéo dài được từ 5- 7 ngày rồi bắt đầu tàn, khi tàn cánh hoa chuyển sang màu vàng vài ngày. Người Anh chiếm Nam Phi và thấy dành dành đại đóa này và đặt tên là là Cape Jasmine – (Hoa Lài Cape) làm cho người ta tưởng loại dành dành này gốc ở Cape, Nam Phi. Hoa Dành Dành nhiều cánh, Gardenia Jasminoides (từ đồng nghĩa G. augusta), người Trung Hoa gọi là Zhi zi (Chi Tử), tại Nhật Bản Gardenia augusta được gọi tương ứng là Kuchinashi. Trái Dành Dành gọi là Chi tử, một vị thuốc trong Đông Y.Xem thêm: Những Game Dành Cho Người Lớn Đơn Giản, Hiệu Quả, Những Dòng Game Chỉ Dành Cho Game Thủ Người Lớn

Ngoài vẻ đẹp, hương thơm và ý nghĩa hoa dành dành đại đóa còn có nhiều công dụng khác:

Quả, vỏ thân, rễ, lá và hoa dùng làm thuốc. Quả dùng làm thuốc hạ nhiệt, tiêu viêm, lợi mật, lợi tiểu; chữa sốt, vàng da, chảy máu cam, đau họng, thổ huyết, bỏng, mụn lở; chứng mất ngủ, nóng ruột bồn chồn… Lá tươi chữa vết thương sưng đau, đau mắt đỏ. Vỏ cây bổ, dùng chữa sốt rét, bệnh lỵ và các bệnh ở bụng. Hoa thơm dùng làm dịu, chữa đau mắt. Ở Trung Quốc, người ta còn dùng vỏ rễ làm thuốc cầm máu.

Quả chín thường dùng làm phẩm nhuộm màu vàng, nhất là để đồ xôi, nhuộm thức ăn vì sắc tố của dịch quả không có độc. Còn dùng phẩm nhuộm để làm tranh giấy, hoa giấy và một số đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống khác..Cây còn thường được trồng làm cảnh trong các non bộ vì dễ sống, dáng đẹp và hoa thơm. Có thể tạo nguồn mật rất tốt cho nghề nuôi ong.

Hoa và trái dùng để thay nghệ nhuộm thức ăn hay vải vóc màu vàng. Hoa và trái dùng làm thuốc nhuận trường, hạ huyết áp, ngăn xơ động mạch, sự đông máu, tẩy độc chất trong cơ thể, trị chứng dysphoria tức bịnh có cảm giác bất mãn và không hài lòng bất cứ chuyện gì.

*

Điều kiện chăm sóc

Dành dành cần một độ a-xít nhất định trong đất, nhiều nước và ánh sáng, nhiệt độ mát và độ ẩm cao. Dành dành cũng dễ bị nhiễm sâu bọ. Tuy nhiên, nếu vượt qua được những thách thức đó, bạn sẽ được đền đáp bằng những bông hoa tươi tắn thơm ngát nở từ mùa xuân đến suốt mùa hè.

– Ánh sáng: ưa nóng, tránh ánh sáng trực tiếp. Nhưng cây sẽ phát triển tốt trong môi trường đầy đủ ánh sáng.

– Nhiệt độ: Cây sẽ không trổ nụ nếu nhiệt độ ban ngày cao hơn 21 độ C, và ban đêm vượt quá 18,5 độ C hoặc thấp hơn 15,5 độ C.

– Nước: ưa ẩm, trong thời kỳ sinh trưởng cần tăng cường tưới nước. Tưới cho cây 2,5 cm nước mỗi tuần. Thông thường cây dành dành cần một lượng mưa 2,5 cm để phát triển tốt, vì vậy bạn hãy dựa vào tiêu chuẩn đó mỗi khi tưới.

Thường xuyên theo dõi độ ẩm trong đất, và tưới đủ lượng nước khi đất khô. Chú ý tránh tưới quá nhiều, vì nếu đất quá ướt thì bộ rễ sẽ thiếu không khí.

Thường xuyên theo dõi độ ẩm trong đất, và tưới đủ lượng nước khi đất khô. Chú ý tránh tưới quá nhiều, vì nếu đất quá ướt thì bộ rễ sẽ thiếu không khí.

– Đất: ưa các loại đất chua tơi xốp, màu mỡ, thoát nước tốt, có pha đất sét nhẹ. Kiểm tra độ pH trong đất để biết dành dành có thể thực sự phát triển tốt khi trồng ở đó không. pH là thang đo độ a-xít trong đất, và rễ cây dành dành sẽ không chịu được nồng độ a-xít quá cao.

Độ a-xít được đo với mức thang từ 0 đến 14, trong đó 0 là độ a-xít cao nhất và 14 là độ cơ bản nhất. Dành dành ưa đất a-xít, vì vậy độ pH từ 5 hoặc 6 là thích hợp vì đó là độ a-xít vừa phải.Nếu cần, bạn có thể bón thêm sulfur, một chất bột màu trắng bán ở hầu hết các nhà vườn, để giảm mức pH xuống trong trường hợp độ pH cao hơn 6.Bản chất của đất phải giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Dành dành đòi hỏi nhiều dinh dưỡng nhưng bộ rễ của nó có thể chết nếu bị úng nước.

Độ a-xít được đo với mức thang từ 0 đến 14, trong đó 0 là độ a-xít cao nhất và 14 là độ cơ bản nhất. Dành dành ưa đất a-xít, vì vậy độ pH từ 5 hoặc 6 là thích hợp vì đó là độ a-xít vừa phải.Nếu cần, bạn có thể bón thêm sulfur, một chất bột màu trắng bán ở hầu hết các nhà vườn, để giảm mức pH xuống trong trường hợp độ pH cao hơn 6.Bản chất của đất phải giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Dành dành đòi hỏi nhiều dinh dưỡng nhưng bộ rễ của nó có thể chết nếu bị úng nước.

– Phân bón: ưa màu mỡ. Trong thời kỳ sinh trưởng mạnh, nửa tháng nên bón một lần, khi bón nên chú ý duy trì độ chua của đất.

*

*

Phương pháp nhân giống

– Phương pháp nhân giống đơn giản nhất là giâm cành trong nước, tỷ lệ thành công rất cao. Trước tiên tìm tấm ván bọt có đục lỗ, cắt cành đang trong thời kỳ phát triển, xuyên cành qua các lỗ của tấm ván, sau đó để vào thùng đổ đầy nước là được. Chú ý che phủ, nhưng cũng có thể để ánh nắng chiếu vào thùng nước, khống chế nhiệt độ nước ở mức 18 – 25°C.

– Phương pháp nhân giống hạt thường được thực hiện vào mùa xuân, thu, tốt nhất là vào mùa xuân, nhiệt độ lý tưởng để hạt giống nảy mầm là 25 – 30°C.

Xem thêm: Tên Tiếng Anh Các Sở Y Tế Tiếng Anh Là Gì ? Tên Tiếng Anh Các Sở Ngành

– Phương pháp giâm cành thường thực hiện vào cuối tháng 2 đến tháng 4, hoặc cuối tháng 9 đến cuối tháng 10, cần chọn những cành 2 – 3 năm tuổi, phát triển tốt.

Rate this post

Viết một bình luận