Đi chùa Hương sắm lễ như thế nào cho đúng?

Đi chùa Hương sắm lễ như thế nào mới là đúng và đủ tại các động, các ban thờ luôn là đề tài được tranh luận nhiều mỗi dịp đầu năm người người đi trẩy hội.

Đi chùa là 1 nét văn hóa tâm linh không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt. Đến chùa để dâng hương, tỏ lòng thành kính, bái Phật,…Vậy, đi chùa cần sắm lễ thế nào không phải bạn trẻ nào cũng biết, cùng học cách sắm lễ vào chùa để sao cho đúng

Việc sửa soạn đi lễ chùa, sắm lễ vật để đi lễ chùa đều có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ là:

  • Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, xôi chè,…Không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả,…

Chùa Hương mùa lễ hội

 

Việc sắm sửa lễ mặn chỉ để dâng lên khu vực thờ các vị Thánh Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Lễ mặn cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ của Đức Ông-vị thần cai quản toàn bộ công việc của ngôi chùa.

  • Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng, lễ Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì chủ đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.

  • Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ tát và cả tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên để vào hòm công đức đặt tại chùa.

  • Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huej, hoa mẫu đơn, hoa ngâu,…không nên dùng các loại hoa tạp, hoa dại,…

  • Trước ngày dâng hương lễ Phật ở chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt hàng ngày: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện,…

Một ban thờ được mọi người tới dâng lễ, thắp hương

 

Dâng lễ cúng ở mỗi ban thờ khác nhau phải tuân thủ theo đúng quy định

 

Một chiếc thuyền bán đồ dâng lễ cho du khách

Đến chùa hành lễ cần theo thứ tự như sau:

 

1. Đặt lễ vật: thắp hương và làm lễ tại ban thờ Đức Ông trước.

2. Sau khi đặt lễ ở bạn Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư Phật, Bồ tát.

3. Sau khi đặt lễ ở chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương đều có 3 lễ hay 5 lễ. Sau đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện tại bàn thờ Mẫu.

4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ tổ (nhà hậu).

5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lệ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.

Như vậy các bạn đã có thể nắm được các lễ vật phù hợp với từng ban thờ và một vài điều kiêng kỵ cần tránh để không phạm vào bất kính đối với chư Phật. Chúc bạn có chuyến đi lễ chùa Hương thật an lành, và có những trải nghiệm thú vị khi vãn cảnh tại đây.

 

Đọc thêm:

Lịch trình du lịch chùa Hương hữu ích dành cho bạn

Tạ Thư/Cattour.vn

Rate this post

Viết một bình luận