Ông Mạnh thắng Thần Gió là câu chuyện khá hay kể về nhân vật ông Mạnh đã dùng tài trí của mình để chiến thắng sự ngang ngược, kiêu ngạo của Thần Gió, cuối cùng thu phục được Thần Gió và họ trở thành bạn của nhau. Qua câu chuyện, các em học sinh sẽ học được nhiều bài học ý nghĩa, cùng tìm hiểu về những bài học đó là gì qua việc trả lời từng câu hỏi trong sách giáo khoa Tiếng Việt 2, tập 2 trang 13. Tài liệu hướng dẫn soạn bài Ông Mạnh thắng Thần gió của chúng tôi dưới đây đã gợi ý chi tiết các câu trả lời cho các em tham khảo.
=> Tham khảo tài liệu Soạn tiếng việt lớp 2 mới nhất tại đây: Soạn tiếng việt lớp 2
——————–HẾT———————–
Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần chính tả nghe viết: Gió nhằm chuẩn bị cho những kì thi sắp tới.
Ngoài ra, Tập làm văn: Kể về người thân là một bài học quan trọng mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.
Tài liệu Soạn Tiếng Việt lớp 2 bài tập đọc Ông Mạnh thắng Thần Gió là tài liệu hữu ích cho quý phụ huynh và các em học sinh khi soạn bài ở nhà. Chúng tôi bám sát nội dung bài học trong sách giáo khoa nên phụ huynh và các em rất dễ dàng theo dõi tài liệu soạn bài ông mạnh thắng thần gió để có sự chuẩn bị tốt trước khi đến lớp.
Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra lớp 2 môn Toán, tiếng Việt, tiếng Anh Soạn Tiếng Việt lớp 2 – Chính tả Sông Hương Soạn Tiếng Việt lớp 2 – Kho báu Soạn Tiếng Việt lớp 2 – Cây dừa Soạn Tiếng Việt lớp 2 – Chính tả Sơn Tinh, Thủy Tinh câu 1-2 trang 62 SGK Soạn Tiếng Việt lớp 2 – Sơn Tinh, Thủy Tinh câu 1-4 trang 60 SGK
Ông mạnh thắng thần gió học tốt Tiếng Việt 2
A. KĨ NĂNG ĐỌC
1. Luyện đọc: Phát âm đúng và chuẩn xác những từ ngữ sau: “ngày xưa, loài người, hoành hành, ngã lăn quay, quát, ngạo nghễ, quyết, quật đổ, vững chãi, đẵn, đổ rạp, lồng lộn, ăn năn, ngào ngạt, loài hoa”.
2. Hướng dẫn đọc:
Văn bản là một truyện kể, gồm có lời dẫn chuyện, lời của các nhân vật. Khi đọc cần có sự chuyển đổi ngữ điệu cho phù hợp với nội dung, thái độ, cử chỉ của các nhân vật. Ngừng nghỉ đúng chỗ có các dấu câu. Nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hành động, thái độ và tâm trạng của từng người làm rõ thêm ý nghĩa biểu đạt của câu, chữ.
B. TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI
1. Giải nghĩa từ ngữ khó:
– “đồng bằng”: vùng đất rộng lớn, thấp gần ngang mực nước biển, bằng phẳng.
– “hoành hành”: làm nhiều điều ngang ngược một cách tùy ý trên phạm vi rộng.
– “lồm cồm”: từ gợi tả dáng chống cả hai chân hai tay để bò hoặc nhổm người dậy.
– “ngạo nghễ”: tỏ ra không chút sợ sệt mà coi thường bất chấp tất cả.
– “vững chãi”: có khả năng chịu tác động mạnh từ bên ngoài mà không lung lay đố ngã.
– “lồng lộn”: có những biểu biện cực kì hung hăng đến mức như điên cuồng.
– “ăn năn”: cảm thấy đau xót, day dứt trong lòng về lỗi lầm của mình.
– “ngào ngạt”: có mùi thơm lan tỏa rộng và kích thích mạnh vào khứu giác.
2. Tìm hiểu bài:
* Câu hỏi 1: Thần Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận?
– Hướng dẫn: Em đọc kĩ đoạn 2, tìm xem Thần Gió đã có hành động gì đối với ông Mạnh. Tìm được hành động đó là em đã giải đáp được câu hỏi.
– Gợi ý: Thần Gió xô…………
* Câu hỏi 2: Kề việc làm của ông Mạnh chống lại thần Gió
– Hướng dẫn: Em đọc kĩ đoạn 3, tìm những công việc mà ông Mạnh đang làm. Đó chính là nội dung câu trả lời.
– Gợi ý: Ông Mạnh vào rừng đẵn……. làm thành một………. vững chãi.
* Câu hỏi 3: Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay?
– Hướng dẫn: Em đọc kĩ đoạn 4, tìm xem hình ảnh nào của Thần Gió thể hiện sự bất lực của thần trước ông Mạnh. Đó chính là nội dung câu trả lời.
– Gợi ý: Hình ảnh chứng tỏ Thần Gió phải bó tay đó là: “Thần Gió đã giận dữ……….. mà không……….. ”
* Câu hỏi 4: Ông Mạnh đã làm gì để Thần Gió trỏ’ thành bạn của mình
– Hướng dẫn: Tìm xem thái độ, ý chí, tình cảm của ông Mạnh như thế nào đối với Thần Gió (từ đoạn 3 cho đến đoạn 5). Em sẽ tìm được câu trả lời.
– Gợi ý: Ông Mạnh thể hiện thái độ cứng rắn, không chịu khuất phục, quyết chống trả. Khi Thần Gió không làm gì được ông, thì ông lại an ủi, mời Thần Gió thỉnh thoảng ghé lại chơi. Từ đó và họ trở thành đôi bạn.
* Câu hỏi 5: Ông Mạnh tượng trưng cho ai? Thần Gió tượng trưng cho ai?
– Hướng dẫn: Qua câu chuyện, em thấy các nhân vật đó tượng trưng cho những gì về con người và thiên nhiên. Hiểu được ý nghĩa tượng trưng ấy là em đã tìm được nội dung cho câu trả lời.
– Gợi ý: – Ông Mạnh tượng trưng cho sức mạnh, ý chí, trí tuệ thông minh của con……….. .
– Thần Gió tượng trưng cho các thế lực thiên nhiên (gió, bão, lụt lội………
I. CHÍNH TẢ
1. Điền vào chỗ trống:
2. Tìm và ghi vào chỗ trống các từ:
a. Chứa tiếng có âm “s” hoặc “x”, có nghĩa như sau:
* Mùa đầu tiên trong bốn mùa: mùa xuân.
* Giọt nước đọng trên lá buổi sớm: giọt sương.
b. Chứa tiếng có vần “iết” hoặc “ỉếc”, có nghĩa như sau:
* Nước chảy rất mạnh: chảy xiết.
* Tai nghe rất kém: điếc.
Xem thêm Bài 53: MÙA XUÂN ĐẾN – Để học tốt Tiếng Việt lớp 2 tập 2 tại đây
Related
Tập đọc: Ông Mạnh thắng Thần Gió
Tập đọc: Ông Mạnh thắng Thần Gió
1. Nội dung :
Con người chiến thắng thiên nhiên nhờ quyết tâm và lao động. Nhưng con người cũng cần kết bạn với thiên nhiên, sống thân ái, hòa thuận với thiên nhiên.
2. Giải nghĩa từ khó :
– Đồng bằng : vùng đất rộng, bằng phẳng.
– Hoành hành : làm nhiều điều ngang ngược trên khắp một vùng rộng, không kiêng nể ai.
– Ngạo nghễ : coi thường tất cả.
– Vững chãi : chắc chắn, khó lung lay.
– Đẵn : chặt
– Ăn năn : hối hận về lỗi lầm của mình.
3. Phương pháp :
– Phân biệt được giọng của ông Mạnh và Thần Gió
– Hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài và nghĩa các từ khó.
– Kể lại được nội dung câu chuyện dựa trên sự ghi nhớ các chi tiết quan trọng.
– Trả lời câu hỏi theo nội dung của truyện.
4. Trả lời câu hỏi :
1) Thần Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận ?
Thần Gió xô ông Mạnh ngã lăn quay rồi bay đi với tiếng cười ngạo nghễ.
2) Kể việc làm của ông Mạnh chống trả lại Thần Gió.
Ông Mạnh vào rừng lẫy gỗ dựng nhà. Cả ba lần nhà đều bị quật đổ. Cuối cùng, ông quyết định dựng một ngôi nhà thật vững chãi. Ông đốn những cây gỗ lớn nhất làm cột, chọn những viên đá thật to làm tường.
3) Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay ?
Sáng hôm sau, ông Mạnh thấy cây cối xung quanh đổ rạp. Chắc rằng đêm qua Thần Gió đã lồng lộn, giận dữ khi không thể xô đổ ngôi nhà.
4) Ông Mạnh đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình ?
Ông Mạnh an ủi và mời thần thỉnh thoảng tới chơi.
5) Ông Mạnh tương trưng cho ai ? Thần Gió tượng trưng cho cái gì ?
– Ông Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên.
5. Kể chuyện Ông Mạnh thắng Thần Gió.
1) Sắp xếp thứ tự các tranh sau theo đúng nội dung câu chuyện Ông Mạnh thắng Thần Gió.
Trả lời : Thứ tự đúng: 4 – 2 – 3 – 1
2) Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Ngày xưa, con người kéo về vùng ven biển sinh sống, đây chính là nơi Thần Gió hoành hành từ bao đời nay.
Một hôm, Thần Gió gặp một người tên là Mạnh, Thần Gió xô ông ngã lăn quay. Ông Mạnh bật dậy, nổi giận quát lớn: “Thật là độc ác!” Thần Gió đắc chí bay đi với tiếng cười ngạo nghễ.
Ông Mạnh ngày đêm nghĩ cách chống trả Thần Gió. Ba lần ông dựng nhà là cả ba lần bị Thần Gió quật đổ. Không nản lòng, ông Mạnh vào rừng đẵn những cây gỗ thật to làm cột, lấy những tảng đá thật lớn làm tường. Ngôi nhà vững chãi vừa làm xong, đêm ấy Thần Gió lại đến, đập cửa ầm ầm, thét lớn: “Mở cửa ra!”. Nhưng ông Mạnh cương quyết nói: “Không! Sáng mai ta sẽ mở cửa mời Thần vào”.
Sáng sớm hôm sau, ông Mạnh thấy cây cối xung quanh bật gốc, đổ ngổn ngang, ông biết là Thần Gió đã giận dữ điên cuồng nhưng không làm gì được.
Mấy tháng sau, Thần Gió đến nhà ông Mạnh với vẻ ăn năn. Ông Mạnh an ủi và mời Thần thỉnh thoảng tới chơi. Từ đó, Thần Gió thường tới thăm ông Mạnh, mang theo không khí mát lành từ biển cả và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa.
3) Đặt tên khác cho câu chuyện.
– Có thể đặt tên như : Chiến thắng Thần Gió, Con người đã thắng Thần Gió như thế nào ?
Bài viết gợi ý: