Du lịch tâm linh là gì?
Du lịch tâm linh (tiếng Anh là Spiritual tourism) là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh vừa làm cơ sở, vừa làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần.
Đời sống tâm linh từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam, được thể hiện qua các hoạt động tôn giáo, đời sống thường nhật…
Du lịch tâm linh là một trong những loại hình phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới, thường gắn liền với những giá trị văn hóa phi vật thể và vật thể gắn liền với lịch sử, tôn giáo, tính ngưỡng và những giá trị tinh thần khác.
Do đó, du lịch tâm linh không chỉ mang đến cho khách du lịch những trải nghiệm khám phá vùng đất mới mà còn mang đến những giá trị, trải nghiệm thiêng liêng về tinh thần cho người đi du lịch.
Ý nghĩa du lịch tâm linh
Du lịch tâm linh cũng là hình thức du lịch góp phần quan trọng trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa không bị mai một theo thời gian.
Giải thoát đời sống tâm hồn, củng cố niềm tin về những giá trị chân, thiện, mỹ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống con người.
Du lịch tâm linh vừa có ý nghĩa xả stress, thư giãn lại vừa mang ý nghĩa tôn giáo, tín ngưỡng, tìm hiểu về cội nguồn lịch sử, văn hóa bản địa,…
Mỗi địa điểm du lịch tâm linh đều mang ý nghĩa khác nhau giúp khách tham quan có dịp khám phá cũng như hiểu thêm về lịch sử của địa điểm du lịch đó.
Thông qua các địa điểm du lịch tâm linh như vậy không chỉ giúp người dân Việt Nam mà còn giúp khách du lịch thế giới hiểu hơn về đất nước, con người Việt Nam.
Bằng việc duy trì hoạt động du lịch tâm linh người dân địa phương cũng có thêm việc làm, tạo thêm thu nhập cho dân cư trong vùng và thúc đẩy kinh tế xã hộ phát triển.
Phân loại du lịch tâm linh
Du lịch tâm linh hiện nay được thể hiện trên nhiều cung bậc, dưới 3 loại dạng
– Loại thứ nhất: đó là những hoạt động tham quan, vãn cảnh tại các cơ sở tôn giáo. Đây là loại hình mang tính chất hạn hẹp nhất, chưa thể hiện được ý nghĩa của hoạt động du lịch này nhưng lại là hoạt động phổ biến nhất hiện nay.
– Loại thứ hai: đó là tìm đến các địa điểm, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo bên cạnh tham quan vãn cảnh thì còn để cúng bái, cầu nguyện. Loại hình này có mở rộng hơn nhưng mới chỉ phù hợp với những đối tượng có theo tôn giáo, chủ yếu ở trong nước.
– Loại thứ ba: có mục đích chính là tìm hiểu các triết lí, giáo pháp khiến cho con người trầm tĩnh, để tâm hồn thư thái, cải thiện sức khỏe và cảm nhận chính bản thân mình.
Du lịch tâm linh tại Việt Nam
Khái niệm du lịch tâm linh đã có từ lâu trên thế giới, nhưng ở Việt Nam mới chỉ được nói đến trong khoảng hơn chục năm qua khi mà điều kiện kinh tế, xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần con người được nâng lên.
Đặc biệt là sau sự kiện Việt Nam lần đầu tiên tổ chức Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh tại Ninh Bình (tháng 11/2013) theo sáng kiến của Tổng Thư ký Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) Taleb Rifai thì du lịch tâm linh ở nước ta càng nở rộ.
Theo đánh giá của UNWTO, du lịch tâm linh là loại hình du lịch mà Việt Nam là nước có thế mạnh về lĩnh vực này.
Đặc điểm du lịch tâm linh ở Việt Nam
Sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh cùng di tích lịch sử, du lịch tâm linh tại Việt Nam bao gồm:
– Du lịch tâm linh gắn với tôn giáo và đức tin: ở Việt Nam, Phật giáo có số lượng lớn nhất (chiếm tới 90%) cùng tồn tại với các tôn giáo khác như Thiên Chúa giáo, Cao đài…
– Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn với tín ngưỡng thờ cúng, tri ân những vị anh hùng dân tộc, những vị tiền bối có công với nước, dân tộc (Thành Hoàng) trở thành du lịch về cội nguồn dân tộc với đạo lí uống nước nhớ nguồn.
– Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, dòng tộc, tri ân báo hiếu đối với bậc sinh thành.
– Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn với những hoạt động thể thao tinh thần như thiền, yoga hướng tới sự cân bằng, thanh tao, siêu thoát trong đời sống tinh thần, đặc trưng và tiêu biểu ở Việt Nam mà không nơi nào có đó là Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
– Du lịch tâm linh ở Việt Nam còn có những hoạt động gắn với yếu tố linh thiêng và những điều huyền bí.
– Đặc điểm tiếp theo có thể dễ dàng nhận thấy, du lịch tâm linh có tính mùa vụ rõ nét. Vào mùa cao điểm nhất là dịp các sự kiện, lễ hội lớn được tổ chức tại các không gian văn hóa tâm linh vấn đề sức chứa là vấn đề cần được tính toán kĩ lưỡng cho hoạt động du lịch tâm linh.
Những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Việt Nam
Quần thể danh thắng Tràng An
Tràng An là Di sản văn hóa và thiên nhên thế giới, ngoài phong cảnh non nước hữu tình, nơi đây còn mang nhiều giá trị văn hóa, tín ngưỡng từ ngàn năm trước.
Du lịch Tràng An Ninh Bình không chỉ là tham quan, ngắm cảnh mà còn là tìm về cội nguồn, tìm về những dấu mốc vàng son trong lịch sử đánh giặc của cha ông. Bên cạnh đó là những câu chuyện truyền thuyết gắn liền với đời sống sản xuất của người dân từ xa xưa như: sùng bái thiên nhiên tục thờ Hoa Lư tứ trấn…
Chùa Bái Đính – Ninh Bình
Nằm trong quân thể khu du lịch sinh thái Tràng An – chùa Bái Đính, Ninh Bình là tour du lịch tâm linh nổi tiếng tại miền Bắc.
Khuôn viên chùa rộng, có nhiều cây xanh mát là nơi lý tưởng để các tăng ni phật tử đến tụ tập, chiêm bái. Hàng năm, chùa Bái Đính thu hút một lượng lớn du khách và phật tử tới tham quan, hành hương.
Đặc biệt là vào mùa xuân, đây là thời điểm thường diễn ra những lễ hội lớn như Lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội Tràng An, lễ hội Trường Yên – Hoa Lư…
Chùa Tam Chúc – Hà Nam
Khu Du lịch Tâm linh Chùa Tam Chúc là Quần thể du lịch tâm linh trọng điểm nối liền 4 tỉnh: Hà Nội – Hà Nam – Hòa Bình – Ninh Bình.
Chùa Tam Chúc là một trong những ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng nhất ở Việt Nam, đây cũng là một trong những ngôi chùa lớn nhất thế giới. Ngôi chùa tọa lạc trong một khung cảnh thơ mộng, với trước mặt là hồ nước bát ngát, bao quanh là những dãy núi đá vôi và những khu rừng tự nhiên, mang đến bầu không khí thanh bình, tĩnh lặng cho mọi du khách ghé thăm.
Quần thể chùa Tam Chúc Ba thuộc thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km, cách thành phố Phủ Lý, Hà Nam khoảng 12km, cách chùa Hương (Hà Nội) khoảng 4,5km và cách chùa Bái Đính (Ninh Bình) khoảng 30km. Hành trình từ Hà Nội đến chùa Tam Chúc theo đường bộ mất khoảng từ 1 đến 1,5 giờ.
Núi Yên Tử – Quảng Ninh
Núi Yên Tử Quảng Ninh còn được coi là “đất tổ Phật giáo Việt Nam” – Nơi tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Đây cũng là một trong những địa điểm du lịch tâm linh quan trọng ở miền Bắc.
Núi có hàng trăm ngôi chùa, am, miếu để du khách tới đây có dịp vãn cảnh, hành hương lễ Phật. Ở độ cao 1068m, núi Yên Tử như một toàn sen lớn. Để lên tới đây du khách phải leo 6000m từ chân núi, tương đưởng với khoảng 6 giờ đồng hồ để có thể cầu phúc, cầu an.
Ngày nay, lên núi Yên Tử đã có dịch vụ cáp treo để du khách có thể lựa chọn. Tuy nhiên nhiều người có sức khỏe tốt vẫn lựa chọn việc leo bộ để thể hiện sự thành kính khi tìm về đất Phật.
Chùa Hương – Hà Nội
Chùa Hương là một trong những địa điểm du lịch tâm linh thu hút nhất tại Việt Nam. Đặc biệt là dịp đầu xuân năm mới, quần thể di tích chùa Hương thu hút du khách, phật tử Thủ đô và các địa phương lân cận. Chùa Hương tại địa phận xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là quần thể gồm nhiều chùa, đền, miếu,….
Lễ hội chùa Hương thường được tổ chức vào ngày mồng 6 âm lịch và kéo dài cho tới hết tháng 3 âm lịch.
Để làm lễ tại các địa điểm trong chùa Hương, bạn sẽ phải đi đò qua suối Yến sau đó leo bộ hoặc cáp treo để lên tới đỉnh chùa.
Các địa điểm tham quan chính tại Chùa Hương như: Đền Trình, Chùa Thiên Trù, Động Hương Tích, Chùa Giải Oan, Chùa Thanh Sơn, Chùa Long Vân, Động Hương Đài, Động Tuyết Sơn, Động Long Vân,…
Chùa Thiên Mụ – Huế
Một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại miền Trung chính là chùa Thiên Mụ Huế, chùa còn có tên gọi khác là Linh Mụ.
Đây là ngôi chùa đẹp và nổi tiếng nhất kinh thành Huế xưa tọa lạc trên đồi Hà Khê, phường Kim Long, thành phố Huế.
Sở hữu nét kiến trúc cổ kinh, đặc trưng của cố đô Huế. Nếu đứng từ trên cao nhìn xuống tổng thể chùa có hình giống như rùa thần khổng lồ.
Chùa Linh Ứng – Đà Nẵng
Chùa Linh Ứng Sơn Trà được xem là cõi Phật giữa chốn trần gian. Chùa nằm trên đỉnh núi thuộc Bãi Bụt, bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng hướng nhìn ra biển Đông, một bên là đảo Cù lao Chàm, phía bên kia là ngọn Hải Vân, phía còn lại là dòng sông Hàn yên ả đang đổ về cửa biển.
Chùa ở độ cao 693m so với mực nước biển, với diện tích 20 ha, trên địa hình một bên núi, một bên biển. Chùa Linh Ứng Bãi Bụt là một quần thể nhiều hạng mục gồm chánh điện, nhà tổ, giảng đường, tăng đường và thư viện…
Ngoài việc được biết đến như một ngôi chùa đẹp, lớn và… trẻ nhất trong 3 ngôi “Linh Ứng Tự” ở Đà Nẵng, Chùa Linh Ứng Bãi Bụt còn được biết đến bỡi nơi có tượng Phật Quan Thế Âm cao nhất Việt Nam.
Côn Đảo – Vũng Tàu
Côn Đảo không chỉ là đia điểm du lịch được yêu thích bởi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp mà nơi đây còn gắn liền với những câu chuyện lịch sử hào hùng của dân tộc.
Do đó khi đi du lịch Côn Đảo du khách không thể bỏ qua những địa điểm du lịch chứa đựng giá trị lịch sử như: Mộ liệt sĩ Võ Thị Sáu, di tích nhà tù Côn Đảo, nhà thờ bà Phi Yến hay chùa Núi Một.
Những di tích lịch sử này đều mang những ý nghĩa sâu sắc, nhằm tưởng nhớ tới công ơn của các vị anh hùng có công với đất nước.
Khu di tích đền Hùng – Phú Thọ
Khu di tích lịch sử văn hóa Đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, Phú Thọ là một trong số các địa điểm du lịch tâm linh gần Hà Nội, cách khoảng 80km.
Đây là nơi thờ cúng các vua Hùng – tổ tiên của người Việt – những bậc đã có công dựng nước. Toàn bộ khu di tích Đền Hùng gồm có 4 đền (bao gồm đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, đền Giếng), 1 chùa và lăng vua Hùng.
Hàng năm vào ngày 10/3 âm lịch người dân khắp nơi trên cả nước lại nô nức về Đền Hùng để giỗ Tổ. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.
Tuyến đường tâm linh kết nối di sản
Con đường tâm linh hay còn có những tên gọi như đường hành hương, con đường Phật giáo là một ý tưởng kết nối những địa điểm “đất Phật” hay di sản thành một trục đường xuyên suốt.
Ý tưởng “con đường tâm linh” sẽ kết nối 10 di sản, gồm: Cổng Tam Quan, chùa Vàng, khu quần thể danh thắng Tràng An, cố đô Hoa Lư, động Am Tiêm, khu tâm linh chùa Bái Đính, khu bảo tồn ngập nước Vân Long, chùa Tam Chúc, chùa Hương, chùa Quan Sơn, di tích lịch sử Hoàng thành Thăng Long.
Trên thế giới, các địa danh nổi tiếng về tâm linh, các tín đồ đều có những con đường hành hương của mình. Người ta có thể đi bộ cả tháng trời để tới Santiago de Compostela (Tây Ban Nha), Kumano Kodo ở Nhật Bản hay thánh địa Mecca… Đi bộ mới có thời gian để suy ngẫm, tĩnh tâm cho bản thân.
Việt Nam có nhiều địa danh, thắng cảnh được Unesco xếp hạng nhưng lại chưa có con đường tâm linh nào kết nối các địa danh đó với nhau. Ý tưởng “con đường tâm linh” là xây dựng sơ đồ con đường tâm linh kết nối di sản.
__
Du khách có thể tham khảo thêm các thông tin tại:
Facebook: https://www.facebook.com/disantrangan.vn
Chia sẻ những bức hình đã chụp tại: https://www.facebook.com/groups/checkintrangan
Loading…